Biến động tỷ giá USD/VND

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 63 - 67)

2014 – 2016

2.2.3.2. Biến động tỷ giá USD/VND

Như đã phân tích tại mục 2.2.2.2, cặp tiền có doanh số giao dịch lớn nhất trong kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank là USD/VND và loại tiền có trạng thái mở lớn nhất là USD. Vì vậy, theo dõi biến động tỷ giá USD/VND là một trong những công việc quan trọng đối với quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank.

21000 21500 22000 22500 23000 23500 24000 24500 25000 -150 -100 -50 0 50 100 150 Triệu USD

Trạng thái (Trục trái) Tỷ giá thị trường 2 (Trục phải)

USD/VND

51

Biểu đồ 2.9. Diễn biến tỷ giá USD/VND thị trường 2 giai đoạn 2014-2016

(Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại hối Martime Bank)

Từ năm 2014 đến năm 2016, tỷ giá USD/VND đã có những biến động khá lớn, do tác động của tình hình kinh tế, chính trị cả trong nước và trên thị trường quốc tế:

- Năm 2014 được coi là một năm ổn định của tỷ giá USD/VND. Biên độ dao động của tỷ giá được co hẹp và duy trì ổn định, nhu cầu ngoại tệ của nền kinh tế được đáp ứng đầy đủ, kịp thời. Nhìn rộng hơn, cam kết về việc bình ổn thị trường ngoại hối giai đoạn 2012-2014 được hiện thực hóa theo sát với lộ trình mà Thống đốc NHNN đưa ra (phá giá 1% thấp hơn mức 1,47 - 2% tuyên bố trong 2012 và phá giá 1% thấp hơn mức tuyên bố 2-3% năm 2013). Niềm tin vào VND theo đó được củng cố, hạ tỷ lệ đô la hóa nền kinh tế (từ 12,4% cuối 2013 xuống 11,6% cuối 2014), giúp Việt Nam trở nên hấp dẫn hơn trong mắt nhà đầu tư quốc tế, đồng thời tạo điều kiện gia tăng dự trữ ngoại hối. Thị trường tiền tệ thế giới trong xu hướng nới lỏng với đa số đồng tiền, đẩy lãi suất ngoại tệ trên thị trường xuống mức thấp; Các yếu tố trong nước như thặng dư thương mại, lượng kiều hối dồi dào, tăng trưởng các nguồn tiền ngoại tệ như ODA, FDI, FII tích cực… đồng loạt hỗ trợ cho

-1 2 5 8 11 14 17 20 20500 21000 21500 22000 22500 23000

Tỷ giá NHNN Tỷ giá thị trường 2 Biên độ (trục phải) NHNN áp dụng TG trung tâm/ hạ lãi suất tiền gửi USD về 0% Trung Quốc phá giá CNY,

NHNN đón đầu FED tăng lãi suất TT 15/2015/NHNN có hiệu lực Nhập siêu cao Tỷ giá ổn định

FED tăng lãi suất, Trump

trúng cử tổng thống Mỹ %

52

sự ổn định của VND. Tỷ giá USD/VND tăng chưa đến 1%, NHNN chỉ tăng tỷ giá bình quân liên ngân hàng (tỷ giá điều hành của NHNN) 1 lần duy nhất vào ngày 10/06/2014 từ 21.036 lên 21.246.

- Năm 2015, tỷ giá là một trong những điểm nóng vĩ mô khi thị trường tài chính toàn cầu chứng kiến nhiều sự kiện bất thường. Có tới 4 lần biến động tỷ giá bình quân liên ngân hàng trong năm 2015, trong đó có 3 lần phá giá VND và 2 lần điều chỉnh biên độ giao dịch. Vào thời điểm cuối năm, tỷ giá bình quân liên ngân hàng USD/VND là 22.475, tăng 5,07% so với cùng kỳ năm 2014. Thị trường ngoại hối trong thời điểm gần 3 quý đầu biến động nhẹ hơn so với thời điểm hơn 1 quý cuối (thời điểm gần với cuộc họp FOMC tháng 12 khi FED nâng lãi suất đồng USD).

Lần điều chỉnh tỷ giá đầu tiên là ngày 7/1 với mức 1%, lên mức 21.458. Biên độ tỷ giá là +/-1%, tương ứng với vùng 21.243 - 21.673 VND đổi 1 USD. Quãng thời gian duy trì mức tỷ giá này là 80 ngày. Với mức tỷ giá tự do và liên ngân hàng trung bình lần lượt là 21.576 và 21.456, đây là quãng thời gian tỷ giá tương đối yên bình trong năm bất chấp sự kiện USD thế giới tăng giá đột ngột trong quý 1.

Lần điều chỉnh tỷ giá thứ hai là ngày 7/5 với mức 1% lên mức 21.673. Biên độ tỷ giá là +/-1% tương ứng với vùng 21.456 - 21.890. Thời kỳ này kéo dài 68 ngày, trong đó, cả tỷ giá tự do và liên ngân hàng đều giao dịch sát với trần biên độ cho phép. Mức trung bình của tỷ giá tự do và liên ngân hàng lần lượt là 21.858 và 21.800.

Lần điều chỉnh thứ 3 diễn ra vào ngày 11/8 với việc NHNN nâng biên độ giao dịch từ +/- 1% lên +/- 2% từ vùng 21.456 - 21.890 lên 21.240 - 22.106. Lần điều chỉnh này chỉ diễn ra trong 6 ngày, trong bối cảnh Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc PBoC bất ngờ phá giá đồng nhân dân tệ. Do áp lực tới tỷ giá quá lớn, NHNN đã phải nhanh chóng điều chỉnh chính sách tỷ giá ngay sau đó.

Lần điều chỉnh cuối cùng trong năm 2015 vào ngày 19/8 bao gồm: phá giá VND thêm 1%, và nâng biên độ giao dịch lên +/-3% từ mức +/-2% trước đó. Biên độ giao dịch mới được nới rộng thêm ra từ 21.233 - 22.547, mức biên sàn 21.233 trong thời kỳ này không có ý nhiều do tỷ giá thường biến động ở vùng nửa trên biên độ. Mức tỷ giá tự do và liên ngân hàng trung bình lần lượt là 22.571 và 22.447, kéo dài trong 97 ngày tới thời điểm cuối năm 2015.

53

- Năm 2016 là năm tỷ giá USD/VND có sự ổn định mặc dù bối cảnh kinh tế, chính trị trên thế giới có những biến động rất phức tạp và chưa từng có trong lịch sử. Đó là các sự kiện Anh rời khỏi liên minh Châu Âu EU, đồng nhân dân tệ tiếp tục mất giá, kết quả bất ngờ của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ và FED tăng lãi suất. Sự ổn định này có được là do một số chính sách lớn của Chính phủ, NHNN và nguồn lực của chính nền kinh tế. Chính phủ đã có chính sách nhất quán đảm bảo giá trị của đồng tiền VND, mục tiêu chống lạm phát luôn được đề cập cho dù chỉ số giá tiêu dùng (CPI) đứng ở mức thấp. NHNN đã thông qua một loạt các chính sách điều hành như: đưa lãi suất tiền gửi USD về 0% (ban hành ngày 17/12/2015, có hiệu lực từ 2016) giảm cầu USD; Cơ chế tỷ giá trung tâm (xác định theo ngày, được xác định trên cơ sở tham chiếu diễn biến tỷ giá bình quân gia quyền trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng, diễn biến tỷ giá trên thị trường quốc tế của một số đồng tiền của các nước có quan hệ thương mại, vay, trả nợ, đầu tư lớn với Việt Nam, các cân đối kinh tế vĩ mô, tiền tệ và phù hợp với mục tiêu chính sách tiền tệ) áp dụng từ 4/1/2016 đã tạo ra sự linh hoạt, giảm chấn cho thị trường trong nước trước những tác động lớn từ bên ngoài. Nền kinh tế đạt thặng dư cán cân thanh toán (chủ yếu nhờ FDI), kích thích lượng lớn ngoại tệ chuyển đổi sang đồng VND. NHNN đã mua được một lượng lớn ngoại tệ, nâng dự trự trữ ngoại hối lên mức, mà theo báo cáo của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trước Quốc hội hồi cuối tháng 10/2016 là “cao nhất từ trước đến nay”, vượt mốc 40 tỷ USD.

Tỷ giá trung tâm duy trì duy trì sự ổn định trong hầu hết năm, xu hướng tăng hình thành từ tháng 11: tỷ giá liên ngân hàng và tỷ giá tự do biến động mạnh vào giữa tháng, có thời điểm tỷ giá USD/VND lên tới hơn 23,390 trên thị trường tự do trước các tin đồn đổi tiền và chỉ số Dollar Index tăng lên mức cao nhất 14 năm (sau khi Trump trúng cử tổng thống, với các chính sách kinh tế hướng nội, xu hướng bảo hộ mậu dịch, Fed tăng lãi suất và có kế hoạch tăng thêm 3 lần trong năm 2017). Tuy vậy, tính chung cả năm 2016, đồng VND chỉ mất giá khoảng 1.3% so với USD trong khi chỉ số Dollar Index (DXY) tăng tới 4,6% và đồng USD tăng giá mạnh với nhiều đồng tiền mạnh khác như EUR (+4,2%), GBP(+17,4%), CHF (+3,2%).

54

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 63 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)