2014 – 2016
2.3.3.4. Giám sát và báo cáo
- Đối tượng giám sát: Giám sát tất cả các giao dịch ngoại tệ trên hệ thống K+. Lý do: Maritime Bank thực hiện tập trung trạng thái ngoại tệ về hội sở chính (Tại Ngân hàng Định chế tài chính - FI), tất cả các giao dịch ngoại tệ tại FI được kiểm soát trên hệ thống phần mềm quản lý rủi ro hiện đại Kondor Plus (K+). Ngoài ra, phòng QLRR thị trường và thanh khoản còn sử dụng số liệu kế toán để kiểm tra, đối chiếu và báo cáo trạng thái ngoại tệ toàn hàng theo quy định tại TT 07/2012/TT- NHNN quy định về trạng thái ngoại tệ của các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài không được vượt quá 20% vốn tự có.
- Nguồn giá thị trường: được cập nhật thường xuyên trên hệ thống K+, các dữ liệu thị trường đều được mua từ nhà cung cấp thông tin nổi tiếng trên toàn thế giới Thomson Reuters.
66
- Nội dung và các bước giám sát các hạn mức:
Bảng 2.7. Nội dung và các bước giám sát hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank
Loại hạn mức Hệ thống quản lý Các bước giám sát
Khối lượng 1 giao dịch
Hệ thống K+ cho phép khai báo hạn mức khối lượng 1 giao dịch
- Phòng QLRR thị trường và thanh khoản nhập tham số theo từng loại hạn mức tương ứng với từng sản phẩm, từng cấp hạn mức - Các giao dịch nhập vào hệ thống được tự động kiểm tra hạn mức - Nếu vi phạm, K+ tự động chặn giao dịch và đưa ra cảnh báo tới các đơn vị kinh doanh và các cấp có thẩm quyền để đưa ra quyết định xử lý.
Trạng thái mở - Hệ thống K+ cho phép tính toán trạng thái từng loại ngoại tệ theo từng giao dịch trực tuyến
- Hệ thống core banking cho phép truy xuất số dư vào cuối ngày giao dịch
- Định kỳ 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết, phòng QLRR thị trường và thanh khoản xuất báo cáo trực tuyến từ K+ để báo cáo tình hình trạng thái và mức độ vi phạm hạn mức
- Trạng thái ngoại tệ tính từ đầu tài khoản kế toán theo quy định của NHNN được truy xuất từ hệ thống core banking và tính toán, báo cáo vào ngày làm việc tiếp theo Mức lỗ (tháng/năm) - Hệ thống K+ có giá thị trường (tỷ giá…) cập nhật thường xuyên, dùng để đánh giá lãi, lỗ giao dịch trực tuyến
- Định kỳ 2 lần/ngày hoặc khi cần thiết, phòng QLRR thị trường và thanh khoản xuất báo cáo trực tuyến từ K+ để báo cáo tình hình lãi lỗ và mức độ vi phạm hạn mức
(Nguồn: Báo cáo kinh doanh ngoại hối Maritime Bank)
- Báo cáo giám sát:
Nội dung chính trong báo cáo giám sát rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank:
Tình hình kinh tế vĩ mô và tình hình thị trường trong lĩnh vực tài chính – ngân hàng.
Trạng thái ngoại tệ của Ngân hàng.
Các kết quả đo lường rủi ro tỷ giá cho danh mục kinh doanh.
67
Thực hiện cảnh báo sớm rủi ro tuân thủ theo các ngưỡng cảnh báo sớm rủi ro.
Tình hình tuân thủ các hạn mức và giới hạn quản lý rủi ro thị trường, các vi phạm hạn mức, các trường hợp ngoại lệ và giám sát việc khắc phục các sai phạm (nếu có).
Khuyến nghị các biện pháp giảm thiểu rủi ro định kỳ và đột xuất.
Các thay đổi về chiến lược, chính sách quản lý rủi ro thị trường của NHNN và Ngân hàng trong kỳ (nếu có).
2.4. Đánh giá quản lý rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank
2.4.1.Kết quả đạt được
2.4.1.1. Các chỉ tiêu định tính và định lượng về hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH
- Chỉ tiêu định tính:
Bảng 2.8. Đánh giá hiệu quả quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank giai đoạn 2014-2016 theo chỉ tiêu định tính
Chỉ tiêu Mức độ
hoàn thành
Diễn giải
Mức độ hoàn thành các mục tiêu mà chính sách quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH đã đặt ra
Tốt Các mục tiêu trong chính sách QLRR tỷ giá trong KDNH đều đạt được
Danh mục trạng thái ngoại tệ đa dạng, rủi ro thấp
Trung bình Tập trung vào 4 loại ngoại tệ USD, EUR, AUD, GBP
Khả năng nhận dạng rủi ro Tốt Xác định một cách nhanh chóng, đầy đủ các rủi ro xảy ra với từng loại sản phẩm, từng loại ngoại tệ, có phản ứng kịp thời
Chi phí cho hoạt động quản lý rủi ro
Trung bình Hệ thống K+ hiện đại giảm chi phí quản lý, giảm chi phí nhân lực, tuy nhiên hệ thống Core cho thị trường 1 chưa hỗ trợ tốt, phát sinh thêm các giao dịch giữa HO và chi nhánh cần xử lý.
Tính linh hoạt của chính sách quản lý rủi ro tỷ giá
Tốt Chính sách tỷ giá linh hoạt
Nguồn: Báo cáo đánh giá quản lý rủi ro nội bộ Maritime Bank 2016
68
- Chỉ tiêu định lượng
Tỷ lệ hoàn thành mục tiêu kinh doanh trong hoạt động KDNH: hoàn thành tốt chỉ tiêu, qua 3 năm 2014-1016, hoạt động kinh doanh ngoại hối có lãi, mức tăng trưởng lợi nhuận cao (phân tích tại mục 2.2.4)
Tỷ lệ vi phạm hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH: hoàn thành tốt, đã có sự cải thiện rõ rệt, số lượng vi phạm giảm nhanh.
Bảng 2.9. Số lượng vi phạm hạn mức quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank giai đoạn 2014-2016
Đơn vị: lượt vi phạm
Hạn mức 2014 2015 2016
Khối lượng 1 giao dịch 253 150 120
Trạng thái mở 150 120 94
Mức lỗ (tháng/năm) 30 50 25
Nguồn: Báo cáo đánh giá quản lý rủi ro nội bộ Maritime Bank 2016
Tỷ lệ báo cáo rủi ro đúng thời hạn: hoàn thành tốt. Nhờ có sự hỗ trợ của hệ thống thông tin hiện đại và quản lý giao dịch trực tuyến, các báo cáo quản lý rủi ro về rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH đều được gửi đúng thời hạn (trước 15h hàng ngày, cho dữ liệu của ngày giao dịch liền trước), đủ điều kiện theo yêu cầu tại dự thảo thông tư thay thế TT 44/2011/TT-NHNN.
2.4.1.2. Bộ máy quản lý rủi ro tỷ giá tập trung, phân cấp thẩm quyền rõ ràng, đáp ứng các tiêu chuẩn của thế giới và NHNN
Như đã phân tích ở mục 2.3, rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối được quản lý tập trung tại hội sở chính, trạng thái ngoại tệ được kiểm soát một cách đầy đủ và chính xác giúp đơn vị kinh doanh và các cấp quản lý nhanh chóng nhận diện tình hình danh mục ngoại tệ để đưa ra các quyết định kịp thời, đặc biệt khi tỷ giá có các biến động lớn, hạn chế rủi ro tỷ giá.
Mô hình quản lý rủi ro được xây dựng theo chuẩn quốc tế gồm có 3 hàng rào bảo vệ, tương ứng với 3 cấp quản lý giúp cho quản lý rủi ro tỷ giá được triển khai đầy đủ, đồng bộ tới từng bước trong quy trình kinh doanh giúp hạn chế rủi ro tác nghiệp, đồng thời nâng cao văn hóa kiểm soát rủi ro tỷ giá, giảm thiểu rủi ro tỷ giá.
69
Thẩm quyền và trách nhiệm kiểm soát rủi ro trong bộ máy quản lý rủi ro được quy định rất rõ ràng, giúp sớm nhận diện, phòng ngừa và kịp thời xử lý rủi ro.
Khi dự thảo thay thế thông tư 44/2011/TT-NHNN có hiệu lực, cơ cấu tổ chức quản lý rủi ro của Maritime Bank đáp ứng được các yêu cầu về bộ máy quản lý rủi ro.
2.4.1.3. Chính sách, quy trình quản lý rủi ro được xây dựng đồng bộ, toàn diện theo các tiêu chuẩn của thế giới và NHNN
Ngay từ khi bắt đầu xây dựng khối quản lý rủi ro vào năm 2011, Maritime Bank đã thuê McKinsey, với các kinh nghiệm dày dặn về quản lý rủi ro trên toàn thế giới làm tư vấn. Đó chính là nền tảng, tiêu chuẩn quốc tế để Ngân hàng từng bước hoàn thiện các chính sách và quy trình quản lý rủi ro của mình. Qua 6 năm không ngừng nỗ lực, học hỏi, kế thừa và cải tiến, chính sách và quy trình quản lý rủi ro đã có những hỗ trợ quan trọng giúp kiểm soát và giảm thiểu rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Khi dự thảo thay thế thông tư 44/2011/TT-NHNN có hiệu lực, chính sách và quy trình quản lý rủi ro của Maritime Bank đáp ứng được các yêu cầu của NHNN. 2.4.1.4. Hệ thống công nghệ, hệ thống thông tin quản lý hiện đại hỗ trợ tích cực trong quá trình kinh doanh và quản lý rủi ro tỷ giá
Hệ thống quản lý giao dịch K+ tại Ngân hàng Định chế tài chính được đầu tư từ năm 2011 đã hỗ trợ rất tích cực trong việc kiểm soát giao dịch, hạch toán tự động. Các thông tin về tình hình kinh doanh, các hạn mức (khối lượng giao dịch, trạng thái, mức lỗ) được theo dõi trực tuyến. Báo cáo của các đơn vị nhanh chóng được đẩy lên và lưu trữ tại hệ thống thông tin trực tuyến của ngân hàng (DWH), sau đó được chuyển tới đúng các cấp có thẩm quyền. Công nghệ và hệ thống thông tin đã hỗ trợ rất kịp thời và đóng vai trò quan trọng trong quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank.
70
2.4.1.5. Hoạt động kinh doanh ngoại hối ngày càng phát triển và đảm bảo tuân thủ các hạn mức quản lý của Ngân hàng Nhà nước và hạn mức nội bộ
Hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Maritime Bank ngày càng phát triển và khẳng định được vị thế trên thị trường. Điều này được thể hiện qua các giải thưởng liên tiếp: ngày 22/05/2015, Ngân hàng được Wells Fargo – ngân hàng số 1 thế giới về giá trị vốn hóa và đứng thứ 4 về tổng tài sản tại Hoa Kỳ - lần thứ 2 liên tiếp vinh danh là một trong những ngân hàng có tổng số giao dịch thanh toán đa ngoại tệ lớn nhất và hiệu quả nhất qua hệ thống thanh toán toàn cầu của Wells Fargo; Năm 2016, Maritime được nhận giải thưởng “Ngân hàng cung cấp dịch vụ ngoại hối tốt nhất Việt Nam” (Best Domestic FX Bank in Vietnam) bởi Tạp chí Tài chính – Ngân hàng Asian Banking & Finance (ABF). Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh ngoại hối liên tục có những bước tăng trưởng ấn tượng (như đã phân tích tại mục 2.2.4).
Bên cạnh đó, Maritime Bank đã liên tục tuân thủ hạn mức trạng thái ngoại tệ theo quy định của NHNN (theo TT 07/2012/TT-NHNN); Các hạn mức nội bộ được tuân thủ và có sự cải thiện, nhìn chung tỷ lệ vi phạm các hạn mức giảm dần qua các năm; Tương tác giữa bộ phận kinh doanh và bộ phận quản lý rủi ro ngày càng được tăng cường.
2.4.2.Hạn chế
2.4.2.1. Hoạt động KDNH tại Maritime Bank còn tiềm ẩn nguy cơ rủi ro lớn
Trạng thái ngoại tệ tại Maritime Bank đã có sự gia tăng mạnh trong giai đoạn 2014-2016 (như đã phân tích tại mục 2.2.3.1) với trạng thái nắm giữ trung bình năm 2016 đạt hơn 40 triệu USD/ngày. Tỷ trọng giao dịch trên thị trường 2 còn quá lớn (trên 95% doanh số), trong khi thị trường 1 là thị trường tiềm năng, ít rủi ro về biến động tỷ giá, phí dịch vụ thu được cao; Mặc dù Ngân hàng đã có chiến lược đẩy mạnh kinh doanh trên thị trường 1 bằng cách đa dạng hóa các loại hình sản phẩm, dịch vụ, song doanh số thị trường này còn chiếm tỷ trọng rất thấp. Bên cạnh đó, sự đa dạng trong loại tiền giao dịch chưa cao, chủ yếu là USD và cặp tỷ giá USD/VND, điều này cũng làm ra tăng rủi ro tỷ giá cho Ngân hàng.
71
2.4.2.2. Các nghiệp vụ phái sinh chưa được triển khai mạnh tại Maritime Bank Doanh số giao dịch của các nghiệp vụ phái sinh còn quá thấp, như đã phân tích tại mục 2.2.2.3, trên 70% doanh số giao dịch tại Ngân hàng là sản phẩm mua bán ngoại tệ giao ngay; Tỷ trọng giao dịch kỳ hạn và hoán đổi còn rất thấp; Chưa sử dụng được giao dịch quyền chọn ngoại tệ trong phòng ngừa rủi ro tỷ giá với các cặp ngoại tệ chéo (hiện nay, theo thông tư 15/2015/TT-NHNN các TCTD tại Việt Nam chưa được phép kinh doanh sản phẩm quyền chọn ngoại tệ USD/VND). Điều này cũng làm hạn chế khả năng quản lý rủi ro tỷ giá của Maritime Bank, ngay tại tuyến phòng thủ đầu tiên là tại các đơn vị kinh doanh trực tiếp.
2.4.2.3. Hệ thống core banking chưa đáp ứng nhu cầu khai thác và cập nhật thông tin, dữ liệu
Hiện nay, theo nguyên tắc tập trung trạng thái giao dịch về hội sở chính, trạng thái đã được tập trung về Ngân hàng Định chế tài chính và kiểm soát trực tuyến tại K+. Tuy nhiên các giao dịch giữa các NHCD và khách hàng trên thị trường 1 đang được quản lý trên phần mềm BDS (một phân hệ của core banking) và chỉ được kiểm soát một lần/ngày, số liệu cập nhật chậm 1 ngày so với ngày giao dịch. Đồng thời số lượng giao dịch tăng lên do phải nhập các giao dịch mua bán giữa hội sở và chi nhánh (để đóng trạng thái cho chi nhánh). Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu nâng cấp hệ thống core banking, tích hợp với hệ thống K+, để các giao dịch trên thị trường 1 có thể đồng bộ trực tiếp với K+. Nếu không kịp thời nâng cấp, trong bối cảnh bản thân Maritime Bank cũng đang đặt ra mục tiêu phát triển thị trường 1, đồng thời, các NHTM khác ngày càng chú trọng tới đầu tư hạ tầng thì Ngân hàng sẽ không đáp ứng được nhu cầu quản trị nội bộ, cũng như bị tụt hậu trong quá trình cạnh tranh.
2.4.2.4. Tương tác trực tiếp giữa bộ phận quản lý rủi ro và các NHCD còn thiếu chặt chẽ
Như đã phân tích ở trên, trạng thái đã được tập trung về Ngân hàng Định chế tài chính và kiểm soát trực tuyến tại K+, việc quản lý trạng thái tại các chi nhánh chỉ được quản lý thông qua số dư kế toán cuối ngày trên các tài khoản kinh doanh ngoại
72
tệ, do vậy phòng quản lý rủi ro thị trường và thanh khoản tương tác với Ngân hàng Định chế tài chính là chủ yếu, việc tương tác trực tiếp với các đơn vị kinh doanh tại các NHCD tại chi nhánh để nắm bắt thực tế các vấn đề phát sinh chưa được thường xuyên. Vì vậy, đã dẫn đến hệ quả là ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình nhận diện, giám sát và báo cáo rủi ro, giảm hiệu quả của công tác quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng.
2.4.3.Nguyên nhân của các hạn chế
2.4.3.1. Các sản phẩm trên thị trường kinh doanh ngoại hối của Việt Nam chưa đa dạng, trình độ và tâm lý của nhà đầu tư còn yếu kém
Thị trường kinh doanh ngoại hối tại Việt Nam còn một số điểm cần phát triển và hoàn thiện như sau:
- Loại hình sản phẩm còn chưa đa dạng: trong khi thị trường 1 bị hạn chế về điều kiện kinh doanh ngoại tệ (theo chính sách quản lý ngoại hối của NHNN, tránh đô la hóa nền kinh tế - TT15/2015/NHNN đã quy định rất nhiều điều kiện về giao dịch ngoại tệ với các khách hàng trên thị trường 1), thị trường 2 chịu ít ràng buộc hơn, tuy nhiên cũng chỉ mới ưa chuộng sản phẩm giao ngay và chủ yếu là giao dịch USD/VND, các sản phẩm phái sinh như giao dịch kỳ hạn, giao dịch hoán đổi, giao dịch quyền chọn ngoại tệ trên các cặp ngoại tệ khác chưa được phát triển.
- Ngân hàng Nhà nước vừa đóng vai trò là nhà quản lý, vừa đóng vai trò là một thành viên giao dịch trên thị trường ngoại hối, chưa có các chiến lược cũng như hành động và hướng dẫn cụ thể để thúc đẩy và phát triển các giao dịch sản phẩm phái sinh trên thị trường.
- Tâm lý kinh doanh trên thị trường ngoại tệ của Việt Nam còn chưa ổn định