Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 39 - 41)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT

1.1.3.6. Các công cụ phòng ngừa rủi ro tỷ giá trong hoạt động KDNH tại NHTM

Rủi ro tỷ giá trong KDNH tại NHTM được giảm thiểu bằng cách sử dụng các công cụ phòng ngừa rủi ro khác nhau:

- Thực hiện cân xứng giữa tài sản có và tài sản nợ (nội bảng): bản chất là đóng trạng thái ngoại tệ, thông qua giao dịch tạo trạng thái ngược chiều (trường hợp

27

trạng thái ngoại tệ dương: thực hiện bán bớt ngoại tệ, trường hợp trạng thái ngoại tệ âm: thực hiện mua vào ngoại tệ). Tuy nhiên, không phải lúc nào biện pháp này cũng được ưa thích sử dụng do có thể NHTM chủ động duy trì trạng thái ngoại tệ mở để đầu cơ khi tỷ giá thay đổi.

- Sử dụng công cụ phái sinh ngoại tệ:

Các công cụ có thể sử dụng gồm có: hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn, hợp đồng tương lai ngoại tệ, hợp đồng quyền chọn ngoại tệ (Các khái niệm về các loại hình giao dịch này đã được đề cập tại mục 1.1.1.3).

Hợp đồng mua bán ngoại tệ kỳ hạn: trong trường hợp NHTM có phát sinh một trạng thái ngoại tệ (trạng thái đó có thể ở hiện tại hoặc tương lai) và muốn phòng ngừa rủi ro tỷ giá cho trạng thái ngoại tệ này, NHTM tham gia thêm một hợp đồng mua (trong trường hợp trạng thái cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá là âm), bán (trong trường hợp trạng thái cần phòng ngừa rủi ro tỷ giá là trạng thái dương) ngoại tệ kỳ hạn ngược chiều để đóng trạng thái ngoại tệ, từ đó giảm thiểu rủi ro tỷ giá.

Hợp đồng tương lại ngoại tệ: hợp đồng tương lai ngoại tệ bản chất là hợp đồng giao dịch ngoại tệ kỳ hạn, được chuẩn hóa trên các sàn giao dịch. Hình thức thực hiện hợp đồng có thể là: chuyển giao ngoại tệ hoặc thanh toán lãi/lỗ ròng. Cơ chế tác động lên việc phòng ngừa rủi ro tỷ giá sẽ là: đóng bớt trạng thái trong trường hợp chuyển giao ngoại tệ và giảm bớt mức lỗ trong trường hợp thanh toán lãi/lỗ ròng.

Hợp đồng quyền chọn ngoại tệ:

 Hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ: là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) mua một khối lượng một ngoại tệ xác định, với mức tỷ giá xác định (strike) ghi trên hợp đồng. Khi tỷ giá thị trường tăng cao quá mức strike, người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng do được mua ngoại tệ với giá rẻ hơn giá thị trường. Hợp đồng quyền chọn này được dùng để phòng ngừa rủi ro cho trường hợp NHTM giữ trạng thái âm ngoại tệ: khi tỷ giá tăng, lãi từ hợp đồng quyền chọn mua ngoại tệ sẽ bù đắp cho lỗ từ trạng thái âm ngoại tệ.

28

 Hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ: là hợp đồng trong đó người mua hợp đồng có quyền (nhưng không có nghĩa vụ) bán một khối lượng một ngoại tệ xác định, với mức tỷ giá xác định (strike) ghi trên hợp đồng. Khi tỷ giá thị trường giảm xuống thấp hơn mức strike, người mua quyền chọn sẽ thực hiện hợp đồng do được bán ngoại tệ với giá đắt hơn giá thị trường. Hợp đồng quyền chọn này được dùng để phòng ngừa rủi ro cho trường hợp NHTM giữ trạng thái dương ngoại tệ: khi tỷ giá giảm, lãi từ hợp đồng quyền chọn bán ngoại tệ sẽ bù đắp cho lỗ từ trạng thái dương ngoại tệ.

- Đa dạng hóa danh mục đầu tư ngoại tệ: phương pháp này không làm giảm rủi ro tỷ giá cho từng loại ngoại tệ riêng lẻ mà làm giảm rủi ro tỷ giá cho cả danh mục. Lý do chính là lạm phát và lãi suất ở các quốc gia khác nhau, dẫn đến tỷ giá các đồng tiền này có các biến động khác nhau. Hầu hết các NHTM đều nắm giữ một danh mục với các loại ngoại tệ đa dạng.

1.2. Quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại Ngân hàng Thương mại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 39 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)