2014 – 2016
2.3.3.2. Đo lường và đánh giá rủi ro
- Maritime Bank đo lường rủi ro tỷ giá sau khi đã được xác định và nhận diện trên cơ sở xác định tác động ngắn hạn và dài hạn của rủi ro đó đối với vốn và thu nhập của Ngân hàng.
- Rủi ro tỷ giá được nhận diện là trọng yếu đối với hoạt động kinh doanh của Ngân hàng và được đo lường và theo dõi hàng ngày do quy mô kinh doanh và mức lỗ tiềm ẩn (ước tính thông qua trạng thái tối đa có thể nắm giữ theo quy định 20% vốn tự có của NHNN và thống kê biến động tỷ giá USD/VND trong 1 ngày cao nhất có thể từng diễn ra trong lịch sử).
- Đo lường rủi ro tỷ giá được thực hiện thông qua các phương pháp đo lường và hệ thống chỉ số đo lường khác nhau, bao gồm:
Trạng thái mở tính theo khối lượng hợp đồng: đo lường quy mô danh mục tài sản nắm giữ/quy mô của hoạt động kinh doanh theo từng sản phẩm.
Đánh giá lãi/lỗ (PnL): tính toán lãi/lỗ tạm tính của giao dịch/danh mục kinh doanh trên cơ sở đánh giá lại giá trị của giao dịch theo giá thị trường.
Giá trị chịu rủi ro (Value at Risk - VaR lịch sử): Đo lường mức lỗ tiềm ẩn tối đa (mức giảm giá trị tối đa) của danh mục tài sản trong điều kiện bình thường của thị trường (VaR) trong khoảng thời gian nhất định (1 ngày) với một độ tin cậy nhất định (99%). Kiểm tra sức chịu đựng (Stress-test) trong những trường hợp tỷ giá thị trường biến động mạnh.
Vốn yêu cầu cho rủi ro thị trường (Capital Charge): theo yêu cầu của Thông tư 41/2016/TT-NHNN (có hiệu lực năm 2020), vốn yêu cầu cho rủi ro tỷ giá là 8% tổng trạng thái ngoại tệ quy đổi sang VND.
- Các phương pháp, mô hình và hệ thống chỉ số đo lường được Ngân hàng thực hiện kiểm tra định kỳ nhằm:
Kiểm định sự phù hợp và tính hiệu quả của các phương pháp, mô hình và hệ thống chỉ số đo lường.
Cập nhật dữ liệu và cải tiến, phát triển các công cụ đo lường bảo đảm phù hợp với nhu cầu kinh doanh, tình hình thị trường và yêu cầu quản trị của Ngân hàng trong từng thời kỳ.
65