2014 – 2016
3.3.1.1. Đẩy mạnh quá trình hạn chế Đôla hóa
- Đô la hoá là tình trạng đồng ngoại tệ thay thế đồng nội tệ trong việc thực hiện các chức năng của tiền tệ (dự trữ giá trị, phương tiện thanh toán, đơn vị tính toán). Đây là hiện tượng thường gặp phải ở các nền kinh tế chuyển đổi, theo Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), nếu tỉ lệ tiền gửi ngoại tệ trên tổng lượng tiền gửi vào ngân hàng vượt quá 50% thì được coi là đô-la hóa cao, từ 15-30% là mức trung bình và dưới mức này được coi là đô-la hóa thấp. Tình trạng đô la hóa có những tác động tiêu cực tới thị trường kinh doanh ngoại hối ở các góc độ chủ yếu sau:
Quan hệ vay - trả bằng ngoại tệ lấn át các quan hệ mua bán ngoại tệ, giảm cung và cầu trên thị trường kinh doanh ngoại hối, đô la hoá làm tăng hiện tượng đầu cơ, bóp méo cung cầu ngoại tệ, tỷ giá trên thị trường không phản ánh chính xác cung cầu ngoại tệ thật của nền kinh tế dẫn đến tăng rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngoại hối.
Đô la hoá làm giảm nhu cầu phát triển các công cụ phòng ngừa rủi ro trên thị trường ngoại hối, không chỉ ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển của thị trường
82
ngoại hối, mà các doanh nghiệp cũng đối mặt với nguy cơ thiệt hại lớn do không có công cụ phòng ngừa rủi ro khi đồng đô la Mỹ biến động bất thường.
- Trên thực tế, Chính phủ đã có những giải pháp quyết liệt chỉ đạo chủ trương chống đô la hóa. Cụ thể: Quyết định 98/2007/QĐ-TTg ngày 04/7/2007 phê duyệt Đề án nâng cao tính chuyển đổi của đồng tiền Việt Nam, khắc phục tình trạng “đô la hóa” nền kinh tế với hàng loạt giải pháp được giao cho các bộ, ngành liên quan, Quyết định 2589/QĐ-NHNN ngày 17/12/2015 về mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ (USD) của tổ chức, cá nhân tại tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài, đưa lãi suất tiền gửi USD về bằng 0. Đây là những giải pháp mạnh nhằm tiếp tục thực hiện, chủ trương chống “đô la hóa” của Chính phủ, khuyến khích DN và người dân: chuyển sang nắm giữ VND để hưởng lợi tức cao hơn thay vì đầu cơ tích trữ USD, chuyển từ quan hệ vay gửi USD sang quan hệ mua- bán USD. Tuy nhiên, lượng ngoại tệ tiền mặt ở nước ta không ngừng tăng nhanh, đặc biệt là USD bởi vì nước ta có rất nhiều nguồn phát sinh ngoại tệ như: kiều hối; Thu từ khách du lịch quốc tế; Tiền lương trả bằng ngoại tệ tại các dự án liên doanhl; Dự án 100% vốn đầu tư nước ngoài, dự án quốc tế; Hoạt động mua, bán, vay gửi ngoại tệ trên thị trường không chính thức (chợ đen), hoặc ngay chính tại các tổ chức tín dụng (dưới các hình thức lách luật như: chi trả lãi bằng phần thưởng, quy đổi tiền gửi và lãi ngoại tệ sang Việt Nam đồng, trên bề mặt hợp đồng tín dụng chỉ có luồng tiền nội tệ…). Chính vì vậy, hiện tượng đô la hóa vẫn là một trong những tồn tại của nền kinh tế và Chính phủ cần có những giải pháp quyết liệt, bám sát thị trường hơn nữa để tạo điều kiện cho thị trường kinh doanh ngoại hối phát triển lành mạnh và đúng định hướng, hỗ trợ cho sự phát triển của nền kinh tế.