Định lượng RRTG trong hoạt động KDNH tại NHTM

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 34 - 39)

1. CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ QUẢN LÝ RỦI RO TỶ GIÁ TRONG HOẠT

1.1.3.5. Định lượng RRTG trong hoạt động KDNH tại NHTM

Các phương pháp chính để định lượng RRTG trong hoạt động KDNH tại NHTM gồm có: đo lường trạng thái mở (Open position), đo lường giá trị chịu rủi ro (Value at Risk - VaR) và các biện pháp đi kèm VaR, đánh giá lãi/lỗ.

- Đo lường trạng thái mở: đây là phương pháp truyền thống và đơn giản trong đo lường rủi ro tỷ giá. Việc tính toán trạng thái mở có thể được thực hiện theo các phương pháp khác nhau như: phương pháp tích lũy hoặc phương pháp số dư tài khoản kế toán

Phương pháp tích lũy: trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch hôm nay bằng trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch hôm trước cộng doanh số mua vào và trừ doanh số bán ra trong ngày (bao gồm cả nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

Trong đó:

22

Mức độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ hiện đại của hệ thống ghi nhận giao dịch KDNH tại NHTM: hệ thống càng hiện đại và lưu trữ được nhiều chi tiết về giao dịch thì số liệu trạng thái càng chính xác.

Phương pháp số dư tài khoản kế toán: trạng thái ngoại tệ cuối mỗi ngày giao dịch được xác định trên cơ sở số dư trên tài khoản tại thời điểm cuối ngày giao dịch (bao gồm nội và ngoại bảng). Công thức xác định như sau:

Trong đó:

Mức độ chính xác của phương pháp này phụ thuộc vào mức độ hiện đại của hệ thống hạch toán kế toán tại NHTM (hệ thống Core Banking), trạng thái ngoại tệ cuối ngày giao dịch hôm nay sẽ được báo cáo vào ngày giao dịch tiếp theo.

Sau khi sử dụng phương pháp tích lũy và (hoặc) phương pháp số dư tài khoản kế toán sẽ tính ra được trạng thái nguyên tệ của từng loại ngoại tệ, quy đổi trạng thái nguyên tệ sang nội tệ (nhân với tỷ giá quy đổi) sẽ được các trạng thái âm và dương tương ứng. Tùy quan điểm của NHTM, nhà quản lý, trạng thái ngoại tệ cuối cùng của toàn ngân hàng sẽ được tính toán theo một trong các phương pháp sau:

 Tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm riêng biệt (Long/Short position method): trạng thái chiều nào mở lớn hơn, sẽ được dùng để phản ánh trạng thái rủi ro của NHTM.

 Tổng trạng thái ngoại tệ dương và tổng trạng thái ngoại tệ âm cộng gộp (Absolute position method): phương pháp này thể hiện quan điểm quản lý chặt chẽ hơn, khi cho rằng dù mở trạng thái âm hay dương đều có thể gây ra rủi ro tỷ giá, không thể bù trừ cho nhau được.

23

Trong đó:

NEP(t): Tổng trạng thái ngoại tệ của tất cả các ngoại tệ quy đổi nội tệ

Biểu đồ 1.5. Quy trình tính trạng thái ngoại tệ

Nguồn: tác giả tự tổng hợp

- Đo lường giá trị chịu rủi ro (VaR): là phương pháp được sử dụng rộng rãi trong đo lường rủi ro bị tổn thất của một danh mục cụ thể. Với một danh mục cho trước, xác suất và khoảng thời gian, VaR được xem như là một ngưỡng giá trị mà khả năng bị tổn thất (tính trên giá trị điều chỉnh theo thị trường của danh mục đó) trong khoảng thời gian định trước vượt quá giá trị này (với giả định diễn biến thị trường như bình thường và không có giao dịch mua bán danh mục) chính là mức xác suất đã được cho trước. Ví dụ: Trạng thái ngoại tệ với độ tin cậy 95% VaR trong 1 ngày là 100 triệu VND, nói lên xác suất mà trạng thái ngoại tệ đó giảm giá trị trên 100 triệu VND trong khoảng thời gian 1 ngày chỉ là 5%, với giả định rằng

Bước 2: Quy đổi trạng thái nguyên tệ từng đồng tiền sang nội tệ, sau đó tính tổng trạng thái

Tổng trạng thái theo phương pháp Long/Short position

Tổng trạng thái theo phương pháp Absolute position

Bước 1: Tính trạng thái nguyên tệ cho từng đồng tiền

Phương pháp tích lũy Phương pháp số dư tài khoản kế toán

24

diễn biến thị trường như bình thường và trạng thái ngoại tệ không đổi. Nói cách khác, giá trị tổn thất 100 triệu (hoặc hơn) đối với trạng thái ngoại tệ trên được kỳ vọng chỉ xảy ra với xác suất ít hơn 5%. Hiện tại, các NHTM trên thế giới đang sử dụng 3 phương pháp chính để đo lường VaR, đó là: phương pháp Delta – Gamma, phương pháp mô phỏng lịch sử và phương pháp mô phỏng Monte Carlo.

Phương pháp Delta – Gamma: phương pháp ứng dụng VaR đơn giản nhất. Nó giả định rằng rủi ro của danh mục là tuyến tính và các nhân tố rủi ro (tỷ giá, lãi suất, giá cổ phiếu…) phân phối chuẩn. Lợi nhuận của danh mục là sự kết hợp tuyến tính giữa các biến phân phối chuẩn, do đó nó cũng tuân theo phân phối chuẩn, với hàm mật độ phân phối hình tháp chuông. Tuy nhiên, các giả định về tính tuyến tính của VaR và các nhân tố rủi ro phân phối chuẩn so với thực tế thì khó xảy ra, do đó phương pháp Delta – Gamma trở nên kém chính xác hơn so với 2 phương pháp sau.

Phương pháp mô phỏng lịch sử:

Bảng 1.2. Quy trình tính VaR lịch sử cho trạng thái ngoại tệ STT Nội dung chính Nội dung chi tiết

1 Thu thập chuỗi tỷ giá lịch sử

Thu thập tỷ giá lịch sử của (t+h) ngày, từ ngày tính toán (ngày mtm) trở về trước

2 Tính mức thay đổi tỷ giá từ chuỗi giá thu được

Dựa trên chuỗi giá ở bước 1, tính được t mức thay đổi: - -

3 Tạo các kịch bản tỷ giá cho khoảng thời gian tương ứng

Từ t mức thay đổi của tỷ giá bước 2 cùng với tỷ giá tại ngày tính toán , tính được t mức tỷ giá dự đoán cho tương lai:

4 Tính hệ số chiết khấu của trạng thái ngoại tệ

Hệ số chiết khấu DF được tính bằng:

: Số ngày chiết khấu tính từ ngày mtm tới ngày dòng tiền được thực hiện, nếu dòng tiền đã được thực hiện thì DF=1, r: lãi suất của ngoại tệ

5 Tính giá trị của trạng thái ngoại tệ cho từng kịch bản

Giá trị của trạng thái ngoại tệ theo t kịch bản

6 Tính Lãi/lỗ dự kiến cho từng kịch bản

Lãi/lỗ dự kiến theo t kịch bản được tính

7 Tính VaR Sắp xếp các giá trị PnL của t kịch bản theo thứ tự thừ nhỏ đến lớn: VAR = Giá trị của PnL với xác xuất tích lũy là c%

Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

25

Bảng trên mô tả quá trình tính VaR cho trạng thái ( ) một ngoại tệ với độ tin cậy c% trong khoảng thời gian h ngày, với t kịch bản mô phỏng cho sự biến động của tỷ giá.

Phương pháp VaR lịch sử là phương pháp định giá đầy đủ, mô phỏng các kịch bản có thể xảy ra của các nhân tố rủi ro (trong khoảng thời gian h nhất định). Giả định cơ bản của phương pháp này là các biến động trong quá khứ của các nhân tố rủi ro sẽ lặp lại trong tương lai.

Đối với đo lường rủi ro tỷ giá, tỷ giá ngoại tệ (so với nội tệ) trong khoảng thời gian h sẽ được mô phỏng dựa trên những biến động đã có trong quá khứ. Mô hình tính VaR được sử dụng là mô hình đơn nhân tố: giá trị của một trạng thái ngoại tệ mà NHTM nắm giữ được định giá với giả thiết rằng chỉ có yếu tố tỷ giá thay đổi, các yếu tố khác giữ nguyên.

Phương pháp mô phỏng Monte Carlo: phương pháp này tương tự như mô phỏng lịch sử, ngoại trừ việc sự thay đổi trong các tác nhân rủi ro được tạo ra từ các quy luật phân phối khác và được xây dựng dựa trên phần mềm mô phỏng tương thích với từng ngân hàng.

Trong 3 phương pháp tính VaR, phương pháp tính VaR lịch sử được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất do các ưu điểm: giả định đơn giản, không phải đưa ra các giả định về phân phối, dữ liệu lịch sử dễ dàng được thu thập. Điểm yếu của phương pháp VaR lịch sử nằm chính ở giả định: các biến động trong quá khứ của các nhân tố rủi ro sẽ lặp lại trong tương lai. Điều này dẫn đến hai vấn đề: một là, trong tương lại, thị trường có những biến động giá chưa từng có trong lịch sử, VaR sẽ không dự báo được, hai là, có những biến động giá lớn trong quá khứ, chưa chắc đã lặp lại (outsider), nhưng vẫn được sử dụng để ước tính tổn thất trong tương lai.

- Các biện pháp đi kèm VaR: gồm có kiểm tra sức chịu đựng (Stress-test) và Hậu kiểm (Back-test)

Kiểm tra sức chịu đựng: tương tự quy trình tính VaR, tuy nhiên có xây dựng thêm các kịch bản với sự biến động vượt xa dự kiến của các biến thị trường, từ đó xây dựng những kịch bản xấu nhất cho danh mục.

26

Hậu kiểm: định kỳ đối chiếu kết quả VaR đã tính toán với biến động giá và lãi lỗ thực tế để xem xét rằng hệ thống VaR đang áp dụng đã cho kết quả chính xác hay chưa, để có thể đưa ra những khuyến nghị hay sửa đổi.

- Đánh giá lãi/lỗ: là lãi/lỗ tạm tính của giao dịch/danh mục kinh doanh trên cơ sở đánh giá lại giá trị của giao dịch theo giá thị trường. Ví dụ: có một giao dịch mua 1 triệu USD tại tỷ giá USD/VND là 22.000, khi tỷ giá thị trường tăng lên 22.100 thì giao dịch đó được lãi: 1 triệu x (22.100-22.000) = 100 triệu VND.

Lãi/lỗ từ thời điểm đầu tư (ItD PnL): Là lãi/lỗ của giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh kể từ thời điểm đầu tư đến thời điểm tính toán (ngày báo cáo).

Lãi/lỗ ngày (Daily PnL): Là lãi/lỗ của giao dịch/danh mục kinh doanh được tính bằng chênh lệch ItD PnL của ngày báo cáo và ItD PnL của ngày/ngày làm việc liền trước ngày báo cáo với các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trước ngày báo cáo và ItD PnL của các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trong ngày báo cáo.

Lãi/lỗ tháng (Monthly PnL): Là lãi/lỗ của giao dịch/danh mục kinh doanh được tính bằng chênh lệch ItD PnL của ngày báo cáo và ItD PnL của ngày/ngày làm việc cuối cùng của tháng liền trước tháng báo cáo với các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trước tháng báo cáo và ItD PnL của các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trong tháng báo cáo.

Lãi/lỗ năm (Yearly PnL): Là lãi/lỗ của giao dịch/danh mục kinh doanh được tính bằng chênh lệch ItD PnL của ngày báo cáo và ItD PnL của ngày/ngày làm việc cuối cùng của năm liền trước năm báo cáo với các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trước năm báo cáo và ItD PnL của các giao dịch/danh mục kinh doanh phát sinh trong năm báo cáo.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý rủi ro tỷ giá trong hoạt động kinh doanh ngoại hối tại ngân hàng thương mại cổ phần hàng hải việt nam (Trang 34 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)