Dựa vào những kết quả thu được trong quá trình nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài, bước tiếp theo đơn vị kinh doanh xuất khẩu lập phương án kinh doanh. Phương án này là bản kế hoạch hoạt động nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh. Xây dựng kế hoạch kinh doanh xuất khẩu gồm các bước sau:
Bước 1: Xây dựng kế hoạch tạo nguồn hàng
Đối với doanh nghiệp sản xuất thì tạo nguồn hàng là việc tổ chức hàng hoá theo yêu cầu của khách hàng. Các doanh nghiệp sản xuất cần phải trang bị máy móc, nhà xưởng nhiên liệu để sản xuất ra sản phẩm xuất khẩu. Kế hoạch tổ chức sản xuất phải lập chi tiết, hoạch toán chi phí cụ thể cho từng đối tượng. Nhân công cũng là một vấn đề quan trọng. Số lượng công nhân, trình độ và chi phí cho công nhân là những nhân tố ảnh hưởng lớn tới chất lượng cũng như giá thành của sản phẩm.
Bước 2: Lựa chọn mặt hàng xuất khẩu và hình thức xuất khẩu
Từ danh mục sản phẩm của mình, công ty phải chọn ra mặt hàng xuất khẩu công ty có khả năng sản xuất, có nguồn hàng ổn định và tận dụng thời cơ: khi nào thì xuất khẩu, khi nào thì dự trữ hàng chờ xuất khẩu… Khi đã quyết định thâm nhập thị trường nước ngoài, doanh nghiệp xuất khẩu phải cân nhắc làm thế nào và từ đó đưa ra hình thức xuất khẩu phù hợp. Như đã phân tích ở phần trên, có rất nhiều hình thức doanh nghiệp có thể lựa chọn như xuất khẩu trực tiếp hoặc thông qua một bên trung gian. Điều này phụ thuộc lớn vào đặc tính của sản phẩm xuất khẩu và các yếu tố khác như quy mô doanh nghiệp cũng như độ sẵn sàng chấp nhận rủi ro.
Bước 3: Đề ra mục tiêu kinh doanh
Trên cơ sở đánh giá về thị trường nước ngoài, khả năng tiêu thụ sản phẩm xuất khẩu thị trường đó mà đơn vị kinh doanh xuất khẩu đề ra mục tiêu cho từng giai đoạn cụ thể khác nhau.
Giai đoạn 1: Bán sản phẩm với giá thấp nhằm cạnh tranh với sản phẩm cùng loại, tạo điều kiện cho người tiêu dùng có cơ hội dùng thử, chiếm lĩnh thị phần.
Giai đoạn 2: Nâng dần mức giá bán lên để thu lợi nhuận. Mục tiêu này phải dựa vào tình hình thực tế, ngoài ra còn cần phù hợp với khả năng của công ty.
Bước 4: Đề ra biện pháp thực hiện
Giải pháp thực hiện là công cụ giúp doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu thực hiện các mục tiêu đề ra một cách hiệu quả nhất, nhanh nhất và có lợi nhất.
Bước 5: Đánh giá hiệu quả của việc kinh doanh
Công đoạn cuối cùng là đánh giá hiệu quả sau thương vụ kinh doanh, việc này giúp công ty xem xét lại những khâu đã làm tốt, những khâu còn yếu kém, từ đó giúp công ty hoàn thiện quy trình xuất khẩu.
Ngoài sử dụng các chỉ tiêu về chi phí và doanh thu, doanh nghiệp thường đánh giá hiệu quả kinh doanh theo 2 chỉ tiêu dưới đây:
*) Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu:
TSxk = TNxk/ CPxk
Trong đó: TNxk: Số tiền thu được khi xuất khẩu hàng hóa CPxk: Số tiền bỏ ra để xuất khẩu hàng hóa
Chỉ số này cho biết với 1 đồng nội tệ bỏ ra cho xuất khẩu, công ty sẽ thu về bao nhiều đồng ngoại tệ. Từ công thức trên, ta có thể tìm cách tăng tỷ suất ngoại tệ là tăng giá bán trên thị trường nước ngoài hoặc hạ chi phí huy động hàng xuất khẩu.
*) Tỷ suất lợi nhuận: