Như đã đề cập ở trước, hiện nay ngoại trừ quốc gia Brunei, Honda Việt Nam đang xuất khẩu xe nguyên chiếc và linh kiện xe máy sang tất cả các nước trong khu vực ASEAN với điều kiện cụ thể như sau:
- Philippines: Đây là thị trường xuất khẩu đầu tiên của Honda Việt Nam. Các sản phẩm công ty xuất sang đều là của mẫu xe Wave như Wave Alpha, Wave 100, Wave 110. Loại hình đặt hàng từ Philipines chỉ là bộ linh kiện rời không bao gồm động cơ nên giá trị mỗi bộ thường rất thấp. Hơn nữa, nhà nhập khẩu ở Philippines không ngừng nỗ lực giảm giá thành bằng việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa của sản phẩm nên doanh thu của Honda Việt Nam ở thị trường này đang theo xu hướng giảm dần qua các năm.
- Lào: Đây là thị trường thứ 2 của Honda Việt Nam trong khối các nước ASEAN, cùng với Campuchia và là nhà nhập khẩu duy nhất của Honda Việt Nam hiện nay vận chuyển theo tuyến đường bộ. Hình thức xuất khẩu là thông qua công ty Asian Honda Motor tại Thái Lan với sản phẩm là phụ tùng theo bộ bao gồm động cơ nguyên chiếc của mẫu xe Wave 100 và 110 phân khối. Sản lượng xuất khẩu sang Lào tăng qua các năm nên doanh số từ thị trường này cũng không ngừng tăng lên.
- Campuchia: Điều kiện xuất khẩu sang thị trường Campuchia giống với thị trường Lào về loại sản phẩm (cùng là phụ tùng theo bộ có bao gồm động cơ nguyên chiếc của mẫu xe Wave 100 và 110 phân khối) và hình thức gián tiếp (cùng qua công ty Asian Honda Motor). Tuy nhiên điểm khác biệt là trong khi Lào nhập khẩu theo điều kiện FCA Honda Việt Nam, Campuchia lại nhập khẩu theo điều kiện CIF cảng Phnom Penh. Điều này có nghĩa là Honda Việt Nam sẽ nhận trách nhiệm thuê hãng tàu, trả cước phí đường biển và mua bảo hiểm hàng hóa cho lô hàng, giúp gia
- Thái Lan: Công ty bắt đầu xuất khẩu sang Thái Lan từ 2012 với sản phẩm là xe nguyên chiếc SH 150 phân khối. Sản lượng những năm đầu tiên đạt khoảng 2,000 xe/năm. Tuy nhiên, từ năm 2010 thì cầu với mẫu xe này tại thị trường Thái suy giảm dẫn đến sản lượng đặt từ Honda Việt Nam cũng giảm theo. Bên cạnh đó, Honda Việt Nam lại không đủ khả năng cung ứng phụ tùng của các dòng xe cao cấp sản xuất tại đây như X-wing 300 phân khối. Những năm gần đây, công ty chỉ xuất sang Thái Lan loại hình linh kiện xe máy do không cạnh tranh được về giá với nhà cung cấp nội địa ở Thái Lan và một số mẫu xe mới do Honda Việt Nam phát triển sang trung tâm nghiên cứu đời xe mới của Honda ở Thái Lan.
- Malaysia: Hiện nay, công ty Boon Siew Honda ở Malaysia đang nhập khẩu từ Honda Việt Nam bộ linh kiện xe máy của các dòng xe Future 125 phân khối, PCX 150 phân khối, Vision, Wave 110 và Winner. Do nỗ lực nội địa hóa để giảm chi phí từ nhà nhập khẩu nên số lượng phụ tùng trong bộ linh kiện xuất khẩu sang Malaysia giảm đi hàng năm, dẫn đến doanh thu cũng giảm sút.
Tuy nhiên, đầu năm 2016, Boon Siew Honda đã lên kế hoạch cắt bỏ hoàn toàn dây chuyền lắp ráp động cơ, chỉ giữ lại dây chuyền lắp ráp khung xe và nhập khẩu động cơ nguyên chiếc từ một công ty Honda trong khối ASEAN để giảm chi phí hoạt động. Sau khi nghiên cứu về giá cả và chất lượng của từng nhà máy Honda ở Thái Lan, Việt Nam, Philippines…; Boon Siew Honda đã quyết định lựa chọn công ty Honda Việt Nam và bắt đầu nhập khẩu động cơ nguyên chiếc và một số linh kiện khác của các dòng xe kể trên từ tháng 1/2017.
- Myanmar: Từ ngày 4/4/2014, Honda Việt Nam bắt đầu xuất xe Wave 110 phân khối sang thị trường Myanmar với sản lượng khoảng 8,000 xe trong năm đó. Năm 2015, sản lượng xuất khẩu lên đến gần 35,000 xe, tăng hơn 4 lần năm trước đó. Và đến năm 2016 là 66,000 xe, tương đương với mức tăng 88.6%. Dự báo số xe Wave 110 công ty Honda Việt Nam xuất sang Myanmar trong năm 2017 là 81,000 xe. Đến thời điểm hiện tại, Myanmar là khách hàng lớn nhất trong khối các nước ASEAN. Đầu tháng 1/2017, Honda Việt Nam xuất thêm dòng xe Wave RSX sang thị trường tiềm năng này, dự báo doanh thu xuất khẩu sẽ tăng thêm khoảng 7 triệu USD mỗi năm.
- Singapore: Bắt đầu mua xe nguyên chiếc PCX 150 phân khối từ công ty Honda Việt Nam vào tháng 7/2014 theo hình thức gián tiếp qua công ty Honda Motor tại Nhật Bản, với số lượng đặt hàng nhỏ nhưng đang có xu hướng tăng dần.
- Indonesia: Bắt đầu mua xe nguyên chiếc PCX 150 phân khối từ công ty Honda Việt Nam vào tháng 8/2014 với sản lượng khoảng 3,000 xe/năm, hình thức xuất khẩu trực tiếp và theo điều kiện Incoterms 2010 FOB cảng Hải phòng (Giao hàng trên tàu – Free on board). Bắt đầu từ tháng 5/2017, công ty PT Astra Honda Motor tại Indonesia sẽ nhập thêm xe SH 150 phân khối với sản lượng khoảng 1,000 xe/năm, dự kiến giúp công ty gia tăng kim ngạch xuất khẩu khoảng 2 triệu USD mỗi năm.
Bảng2.3: Doanh thu của Honda Việt Nam từ các thị trường xuất khẩu trong khối ASEAN các năm 2012-2016
Đơn vị: Triê ̣u USD
Năm Quốc gia 2012 2013 2014 2015 2016 Myanmar - - 6.11 24.41 51.88 Lào 30.40 33.48 41.45 38.96 48.18 Campuchia 12.00 9.62 19.73 19.40 21.30 Indonesia - - 4.64 7.50 11.03 Malaysia 11.45 19.88 11.65 8.20 7.26 Philippines 14.91 13.32 5.58 3.54 5.02 Thái Lan 0.13 2.56 1.14 1.18 1.96 Singapore - - 0.19 0.18 0.28
Tổng kim ngạch xuất khẩu
sang thị trường ASEAN 68.89 78.85 90.48 103.36 146.91
Tổng kim ngạch xuất khẩu 82.37 114.43 190.22 243.29 290.20
Tỷ trọng 83.6% 68.9% 47.6% 42.5% 50.6%
Nguồn:Báo cáo doanh thu, phòng Logistics hải ngoại, công ty Honda Viê ̣t Nam
Trình độ phát triển của các nước trong khối ASEAN là không đồng đều, điều kiện văn hóa xã hội là khác nhau nên nhu cầu tiêu thụ xe máy cũng khác nhau cả về
chủng loại và số lượng. Doanh thu xuất khẩu của Honda Việt Nam từ thị trường các nước trong khối do vậy cũng không giống nhau và có biến động qua các năm, cụ thể được thể hiện qua bảng 2.3 trên đây.
Trong 4 năm từ năm 2012 đến năm 2015, Lào là quốc gia xuất khẩu lớn nhất các sản phẩm xe máy và linh kiện xe máy từ Honda Việt Nam, với tỷ trọng là 44% năm 2012, 42% năm 2013, 46% năm 2014 và 38% năm 2015. Mặc dù sản lượng đặt hàng xe nguyên chiếc giảm dần qua các năm từ 7,000 xe Wave 110 năm 2012, đến khoảng 700 xe trong năm 2015; nhưng số lượng bộ linh kiện có gồm động cơ nguyên chiếc lại tăng mạnh từ 35,000 bộ năm 2012 lên đến 54,800 bộ năm 2015.
Tuy nhiên, bắt đầu từ năm 2014, khi quy định cấm xe gắn máy trong lưu thông ở đất nước Myanmar dần dần được nới lỏng, chỉ còn cấm tại các thành phố lớn như Yangon, và thu nhập của người dân vùng nông thôn dần được nâng cao; tập đoàn Honda đã quyết định thâm nhập vào thị trường tiềm năng này. Sản lượng xe nguyên chiếc mà Honda Việt Nam xuất khẩu sang đây đã tăng lên nhanh chóng. Đến năm 2016, thị trường này mang lại cho công ty 51.88 triệu USD, tương đương 35% tổng doanh thu từ ASEAN; đồng thời khiến cho tỷ trọng của Lào giảm xuống còn 33% mặc dù giá trị xuất khẩu vẫn tăng.
Như vậy, trong năm 2016 cũng như dự báo trong năm 2017, Myanmar là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Honda Việt Nam trong khối ASEAN. Theo sau là thị trường Lào, Campuchia và Indonesia với tỷ trọng lần lượt là 33%, 14% và 8%. Bốn quốc gia còn lại (gồm Malaysia, Philippines, Thái Lan và Singapore) chiếm tỷ trọng khá nhỏ và doanh thu không biến động nhiều, tổng cả 4 nước này gộp chung lại chỉ chiếm khoảng 10% giá trị xuất khẩu trong toàn khu vực.
Bên cạnh đó, từ bảng trên ta thấy, mặc dù tổng doanh thu xuất khẩu từ ASEAN vẫn tăng đều qua các năm nhưng tỷ trọng của thị trường này trong tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu lại có xu hướng giảm dần. Nguyên nhân là do sự mở rộng thị trường của Honda Việt Nam sang các nước khác như Nhật Bản, châu Âu, châu Mỹ… Mặc dù vậy, như đã phân tích ở trên, tiềm năng thị trường xe máy ở các quốc gia Đông Nam Á trong tương lai vẫn còn rất lớn. Hầu hết các quốc gia đều có xếp loại thu nhập bình quân đầu người ở mức thấp và trung bình nên phương tiện di
chuyển chủ yếu của người dân vẫn là xe máy; như ở Myanmar, xe máy chiếm tới 84% tổng số phương tiện di chuyển cả nước. Do vậy, nếu Honda Việt Nam biết cách nắm bắt cơ hội từ hội nhập và cải cách kinh tế trong nước cũng như khu vực; hiểu được xu thế vận động ở các thị trường tiềm năng; công ty có thể tiếp tục mở rộng hoạt động xuất khẩu ở đây, nâng cao giá trị kim ngạch và giữ vững tỷ trọng cho thị trường ASEAN.