1.3.1.1.Các yếu tố kinh tế - xã hội trong nước
Nhân tố kinh tế - xã hội trong nước có ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu ở đây bao gồm: tình hình kinh tế trong nước và các chính sách của Nhà nước.
a) Tình hình kinh tế trong nước:
- Dung lượng sản xuất:
Dung lượng sản xuất thể hiện số lượng thành viên tham gia vào sản xuất hàng hoá xuất nhập khẩu. Dung lượng sản xuất lớn sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu trong công tác tạo nguồn hàng. Nhưng song song với thuận lợi đó, doanh nghiệp có thể phải đương đầu với tính cạnh tranh cao hơn trong việc tìm bạn hàng xuất khẩu và nguy cơ phá giá hàng hoá ra thị trường thế giới.
- Nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý:
Nguồn tài nguyên thiên nhiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất nhập khẩu. Bên cạnh đó, nó còn quyết định đến loại mặt hàng và quy mô hàng xuất khẩu.
Vị trí địa lý có vai trò như là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng như xuất khẩu của quốc gia. Vị trí địa lý thuận lợi cho phép quốc gia tranh thủ được phân công lao động quốc tế; hoặc thúc đẩy xuất khẩu dịch vụ như du lịch, vận tải, ngân hàng...
- Các yếu tố khoa học công nghệ:
Các yếu tố khoa học công nghệ có quan hệ chặt chẽ với hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng. Sự phát triển của khoa học công nghệ làm cho các doanh nghiệp ngày càng đạt được trình độ công nghiệp hoá cao, quy mô tăng lên, tiết kiệm được chi phí sản xuất, hạ giá thành, chất lượng sản phẩm được đồng bộ và nâng cao lên rất nhiều. Sự phát triển của khoa học công nghệ đẩy mạnh sự phân công và hợp tác lao động quốc tế, mở rộng quan hệ giữa các khối quốc gia tạo điều kiện cho hoạt đô ̣ng xuất khẩu.
- Cơ sở hạ tầng:
Cơ sở hạ tầng tốt là một yếu tố không thể thiếu nhằm góp phần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu. Cơ sở hạ tầng bao gồm: đường xá, bến bãi, hệ thống vận tải, hệ thống thông tin, hệ thống ngân hàng... có ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cơ sở hạ tầng hiện đại sẽ đẩy mạnh hiệu quả xuất nhập khẩu, ngược lại
Ví dụ, hệ thống tài chính ngân hàng có vai trò to lớn trong việc quản lý, cung cấp vốn đảm bảo việc thực hiện thanh toán một cách thuận tiện nhanh chóng cho các doanh nghiệp. Chính sách kinh tế quốc gia được thực hiện qua hệ thống tài chính ngân hàng tạo điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp được thuận lợi. Bên cạnh đó, vấn đề thanh toán là hết sức quan trọng, đặc biệt đối với doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu vì qua đây doanh nghiệp mới thu hồi được vốn và có lợi nhuận. Việc thanh toán hiện nay chủ yếu thông qua ngân hàng. Như vậy ngân hàng trở thành cầu nối giữa bên xuất khẩu và bên nhập khẩu, đảm bảo quyền lợi cho cả hai bên.
b) Các chính sách của Nhà nước:
- Các quy định, chính sách liên quan đến hoạt động xuất khẩu:
Mỗi quốc gia đều có những bộ luật riêng và chính sách riêng liên quan đến hoạt động xuất khẩu của từng mặt hàng. Yếu tố pháp luật chi phối mạnh mẽ đến mọi hoạt động của nền kinh tế và xã hội của nước đó. Vì vậy doanh nghiệp xuất khẩu phải hiểu rõ môi trường pháp luật của quốc gia mình, cũng như các định hướng phát triển của Nhà nước trong tương lai để xây dựng kế hoạch phát triển hợp lý. Hoạt động xuất khẩu chịu ảnh hưởng bởi các mặt sau:
+ Các quy định về thuế, chủng loại, khối lượng, quy cách hàng hóa;
+ Quy định về hợp đồng, giao dịch bảo vệ quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ; + Quy định về sử dụng lao động, tiền lương tiền thưởng, bảo hiểm phúc lợi; + Quy định về cạnh tranh độc quyền;
+ Quy định về tự do mậu dịch hay bảo hộ chặt chẽ;
+ Các chính sách khác của Nhà nước như xây dựng các mặt hàng chủ lực, trực tiếp gia công xuất khẩu, đầu tư cho xuất nhập khẩu, lập các khu chế xuất, các chính sách tín dụng xuất khẩu…;
+ Nhóm các chính sách hỗ trợ mang tính thể chế - tổ chức, các khung pháp lý và hệ thống hành chính như thủ tục xin phép đăng ký kinh doanh xuất khẩu trực tiếp, thủ tục thông quan xuất khẩu hàng hóa tại các cửa khẩu…
Như vậy một mặt Nhà nước có thể tạo điều kiện thuận lợi các doanh nghiệp trong hoạt động xuất khẩu bằng những chính sách ưu đãi, hỗ trợ; nhưng mặt khác Nhà nước cũng có thể tạo ra hàng rào cản trở sự hoạt động của doanh nghiệp xuất khẩu khi buôn bán ra nước ngoài, tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh.
- Chính sách tỷ giá hối đoái:
Theo Trần Hoàng Ngân (2006, tr.6), tỷ giá hối đoái (TGHĐ) là giá cả của một đơn vị tiền tệ của một quốc gia này được thể hiện bằng số lượng tiền tệ của một quốc gia khác. Hay nói cách khác, TGHĐ là quan hệ so sánh giữa hai tiền tệ của hai nước với nhau.
TGHĐ tăng hay giảm chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố khác nhau như chênh lệch lạm phát, tình trạng cán cân thanh toán, yếu tố tâm lý. Khi đồng nội tệ tăng giá làm cho hàng hóa trong nước trở nên đắt tương đối so với hàng hóa nước ngoài, điều này sẽ khuyến khích nhập khẩu hàng hóa và hạn chế xuất khẩu hàng hóa, làm xuất khẩu ròng giảm. Ngược lại, đồng nội tệ giảm giá sẽ tạo điều kiện cho xuất khẩu và hạn chế nhập khẩu. TGHĐ giảm còn tạo điều kiện cho đầu tư nước ngoài. Vì vậy quy định tỷ giá hối đoái sao cho hợp lý là vấn đề quan tâm của Nhà nước.
1.3.1.2.Các yếu tố về văn hoá xã hội của thị trường xuất khẩu
Các yếu tố về văn hoá xã hội tạo nên các loại hình khác nhau của nhu cầu thị trường, là nền tảng cho sự xuất hiện thị hiếu tiêu dùng, sự yêu thích trong tiêu dùng sản phẩm cũng như sự tăng trưởng của các đoạn thị trường mới. Đồng thời các xu hướng vận động của các yếu tố văn hoá xã hội cũng thường xuyên phản ánh những tác động do những điều kiện về kinh tế và khoa học công nghệ mang lại.
Các doanh nghiệp xuất khẩu chỉ có thể thành công trên thị trường quốc tế khi có những hiểu biết nhất định về môi trường văn hoá của các quốc gia, khu vực thị trường mà mình dự định đưa hàng hoá vào, để đưa ra các quyết định phù hợp với nền văn hoá xã hội ở khu vực thị trường đó.
1.3.1.3. Yếu tố cạnh tranh trên thị trường quốc tế
với các nhân tố khác thì sự thắng lợi của các đối thủ cạnh tranh là thách thức và là rào cản lớn nhất. Các đối thủ cạnh tranh không chỉ dựa vào sự vượt bậc về kinh tế, chính trị, tiềm lực khoa học công nghệ; mà sự liên doanh liên kết thành các tập đoàn lớn tạo nên thế mạnh độc quyền mang tính toàn cầu sẽ gây khó khăn cho hoạt động xuất khẩu của các quốc gia nhỏ. Do vậy vượt qua được các đối thủ cạnh tranh trên thị trường sẽ làm cho hoạt động xuất khẩu phát triển hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp phải biết tận dụng và phát huy các nhân tố tích cực, đồng thời phải biết đối phó với các yếu tố tiêu cực để giúp cho hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng được duy trì và phát triển. Có đẩy mạnh được hoạt động xuất khẩu thì mới có điều kiện mở rộng thị trường.