Các nhân tố chủ quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của công ty HONDA việt nam (Trang 39 - 42)

Các nhân tố chủ quan là những đặc điểm, tiềm năng của doanh nghiệp có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động kinh doanh. Mỗi doanh nghiệp có một tiềm năng riêng phản ánh thực lực của mình trên thị trường. Tự đánh giá tiềm năng bao giờ cũng rất cần thiết cho doanh nghiệp xuất khẩu bởi nó giúp tránh được các rủi ro khi tham gia vào các hợp đồng vượt quá khả năng của mình.

1.3.2.1. Sức cạnh tranh của doanh nghiệp

Khi sức cạnh tranh của doanh nghiệp cao thì khả năng tiêu thụ sản phẩm càng nhanh. Sức cạnh tranh phụ thuộc năng lực tài chính của doanh nghiệp, chất lượng sản phẩm, giá cả, biện pháp marketing và các dịch vụ đi kèm.

- Năng lực tài chính của doanh nghiệp: thể hiện ở vốn kinh doanh của doanh nghiệp, lượng tiền mặt, ngoại tệ… Doanh nghiệp có thể tác động vào những nhân tố này để tạo thế cân bằng và phát triển. Doanh nghiệp cũng phải có một cơ cấu vốn hợp lý nhằm phục vụ tốt cho hoạt động xuất khẩu. Nếu như cơ cấu vốn không hợp lý, vốn quá nhiều trong khi lao động quá ít hoặc ngược lại thì doanh nghiệp sẽ khó phát triển được hoặc phát triển mất cân đối. Vốn là một nhân tố quan trọng trong hàm sản xuất và nó quyết định tốc độ tăng sản lượng của doanh nghiệp.

- Giá sản phẩm: Giá cả luôn là một yếu tố quan trọng trong việc xác định mức cầu của thị trường đối với một loại hàng hóa. Khi giá thấp thì thông thường cầu về

sản phẩm sẽ lớn, khả năng tiêu thụ sản phẩm trên thị trường thế giới sẽ cao hơn và sẽ xuất khẩu nhiều hơn.

- Chất lượng sản phẩm: Nâng cao chất lượng sản phẩm là tăng uy tín của doanh nghiệp, giữ được khách hàng cũ, thu hút khách hàng mới, mở rộng thị trường tạo cơ sở cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp. Cùng với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, nền sản xuất hàng hoá phát triển không ngừng, mức sống con người được cải thiện đáng kể thì nhu cầu về hàng hoá càng trở nên đa dạng, phong phú. Trong điều kiện mà giá cả không còn là mối quan tâm duy nhất của người tiêu dùng thì chất lượng ngày nay đang là công cụ cạnh tranh hữu hiệu.

Nâng cao chất lượng sản phẩm đồng nghĩa với nâng cao tính hữu ích của sản phẩm, thoả mãn nhu cầu của người tiêu dùng, đồng thời giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm nhờ hoàn thiện quy trình, đổi mới, cải tiến các hoạt động, giảm lãng phí về phế phẩm hoặc sản phẩm phải sửa chữa.

Nâng cao chất lượng sản phẩm còn là làm tăng tính năng, tuổi thọ, độ an toàn của sản phẩm. Khi chất lượng sản phẩm tăng sẽ tạo uy tín cho doanh nghiệp thâm nhập thị trường, mở rộng thị trường trong nước và quốc tế, khắc phục được tình trạng sản xuất ra không tiêu thụ được dẫn đến ngừng trệ sản xuất.

Nâng cao chất lượng sản phẩm sẽ thoả mãn tốt yêu cầu của người tiêu dùng đối với chính hàng hoá đó, góp phần cải thiện, nâng cao đời sống, tăng thu nhập thực tế của người dân bởi vì cùng một khoản chi phí tài chính thì người tiêu dùng sẽ mua được sản phẩm có giá trị sử dụng cao hơn, nhiều tiện ích hơn.

Ở góc độ toàn xã hội, đảm bảo và nâng cao chất lượng sản phẩm tức là đảm bảo, sử dụng tiết kiệm và hợp lý nguồn nguyên vật liệu, sức lao động, nguồn vốn của xã hội, giảm ô nhiễm môi trường để thoả mãn nhu cầu của khách hàng. Sản phẩm không đạt chất lượng sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, gây thiệt hại cho người tiêu dùng không những về vật chất mà đôi khi còn về tính mạng.

- Biện pháp marketing: Biện pháp này nâng cao thế lực của doanh nghiệp trước các đối thủ cạnh tranh. Marketing giúp doanh nghiệp quảng cáo các sản phẩm của mình cho nhiều người biết, giúp doanh nghiệp nâng cao uy tín, xúc tiến bán

- Các dịch vụ đi kèm: Doanh nghiệp muốn tiêu thụ được nhiều sản phẩm thì dịch vụ bán hàng phải phát triển. Những dịch vụ này giúp tạo tâm lý tích cực cho người mua khi tiêu dùng hàng hoá; và hơn nữa cũng thể hiện trách nhiệm xã hội và đạo đức trong kinh doanh của doanh nghiệp. Đây là một vũ khí trong cạnh tranh lành mạnh và hữu hiệu.

- Khả năng áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ: Việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ tác động trực tiếp đến chất lượng hàng hoá của doanh nghiệp, chất lượng dịch vụ mà doanh nghiệp đưa ra đối với khách hàng và khả năng phục vụ của doanh nghiệp đối với khách hàng.

1.3.2.2. Trình độ quản lý của doanh nghiệp

- Ban lãnh đạo doanh nghiệp: Đây là bộ phận đầu não của doanh nghiệp, nơi xây dựng những chiến lược kinh doanh, đề ra mục tiêu đồng thời giám sát, kiểm tra việc thực hiện các kế hoạch đã đề ra. Trình độ quản lý kinh doanh của ban lãnh đạo có ảnh hưởng trực tiếp tới hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Một chiến lược đúng đắn phù hợp với tình hình thực tế của thị trường và của doanh nghiệp sẽ là cơ sở để doanh nghiệp thực hiện hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình.

- Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp: Cơ cấu tổ chức đúng đắn sẽ phát huy được trí tuệ của tất cả các thành viên trong doanh nghiệp, phát huy tinh thần đoàn kết và sức mạnh tập thể, đồng thời đảm bảo cho việc ra quyết định sản xuất kinh doanh được nhanh chóng và chính xác. Ngoài ra, nó sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp giải quyết những vấn đề phát sinh trong môi trường kinh doanh, cũng như nắm bắt kịp thời các cơ hội một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

- Đội ngũ nhân viên kinh doanh xuất khẩu: Đây là yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp trên thương trường. Hoạt động xuất khẩu chỉ có thể tiến hành khi có sự nghiên cứu tỷ mỷ về thị trường hàng hoá, dịch vụ; về các đối tác, các đối thủ cạnh tranh; về phương thức giao dịch, đàm phán và ký kết hợp đồng… Do đó doanh nghiệp cần có đội ngũ cán bộ kinh doanh am hiểu thị trường quốc tế, có khả năng phân tích và dự báo những xu hướng vận động của thị trường, khả năng giao dịch đàm phán đồng thời thông thạo các thủ tục xuất nhập khẩu.

1.3.2.3. Các yếu tố khác

Bên cạnh đó, hoạt động xuất khẩu còn phụ thuộc và chịu ảnh hưởng của hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật mà doanh nghiệp hiện có. Yếu tố này phản ánh năng lực sản xuất của doanh nghiệp; bao gồm các nguồn tài nguyên, nhiên liệu, công nghệ kỹ thuật hiện đại, các nguồn tài chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và năng lực của nó phục vụ trong tương lai. Đây là yếu tố cơ bản để doanh nghiệp có thể giữ vững phát triển sản xuất; đồng thời là nền tảng cho mở rộng sản xuất, nâng cao kỹ năng sản xuất của doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của công ty HONDA việt nam (Trang 39 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)