Một số điểm tồn tại, hạn chế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của công ty HONDA việt nam (Trang 81)

2.4.2.1. Hạn chế trong năng lực sản xuất các dòng xe phân khối lớn

Các dòng xe sản xuất ở Honda Việt Nam cả cho thị trường nội địa và thị trường xuất khẩu hiện nay đều là dưới 150 phân khối, hiện nay công ty và các nhà cung cấp nội địa chưa thể đáp ứng được điều kiện cơ sở vật chất cũng như năng lực sản xuất cho các phụ tùng chuyên dụng của các dòng xe 150 phân khối trở lên.

Vào năm 2012, công ty Asian Honda Motor ở Thái Lan có yêu cầu Honda Việt Nam cung cấp bộ linh kiện rời sang Thái Lan cho dòng xe X-Wing 300 phân khối. Tuy nhiên, với các phụ tùng chuyên dụng, do chi phí đầu tư mới quá lớn dẫn đến giá sản phẩm sẽ bị đẩy lên cao và đồng thời không thể đảm bảo được yếu tố chất lượng do năng lực sản xuất không đủ tiêu chuẩn nên công ty đã phải từ chối cung cấp các phụ tùng chuyên dụng, và chỉ có thể đáp ứng được các phụ tùng dùng chung với các dòng xe đã sản xuất hàng loạt tại của công ty với giá trị đơn hàng rất nhỏ. Đến giữa năm 2013, Asian Honda Motor đã ngừng đặt phụ tùng từ Honda Việt Nam cho dòng xe này vì nhà cung cấp bên Thái Lan đồng ý cung cấp ở mức giá chấp nhận được.

Như vậy, kết luận rút ra là mặc dù giá thành thấp có thể ảnh hưởng tích cực đến sản lượng đặt hàng và kim ngạch xuất khẩu, tuy nhiên hiện nay các quốc gia rất chú trọng đến vấn đề nội địa hóa sản phẩm, nếu Honda Việt Nam không kịp thời nâng cao năng lực sản xuất, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật cho các dòng xe phân khối lớn thì sẽ có nguy cơ giảm giá trị kim ngạch xuất khẩu khi chỉ xuất các phụ tùng xe máy có hàm lượng công nghệ thấp, đồng thời có thể bị bỏ lại trong cuộc cạnh tranh giữa các nhà sản xuất xe máy trên toàn cầu.

Thêm vào đó, như đã phân tích ở trên, hiệu quả hoạt động xuất khẩu của công ty sang thị trường ASEAN là không cao nếu so với các thị trường ngoài khối do phần lớn các dòng xe phân khối nhỏ xuất khẩu sang đây có giá trị thấp, lợi nhuận thu về thấp do trong một số trường hợp phải chia sẻ với bên trung gian.

Bên cạnh đó, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của khu vực ASEAN đang dần được cải thiện, nhu cầu tiêu dùng sản phẩm ngày một nâng cao về chất lượng cũng như mẫu mã. Trong tương lai, xu hướng của người tiêu dùng tại Việt Nam và cả các quốc gia khác trong ASEAN đều sẽ chuyển dần sang các dòng xe hiện đại với công nghệ cao, hợp thời trang, không chỉ đáp ứng nhu cầu đi lại mà còn cả nhu cầu tiêu khiển, giải trí.

2.4.2.2. Hạn chế trong công tác nghiên cứu thị trường và tìm kiếm khách hàng

Như đã phân tích ở trên, công tác nghiên cứu tiếp cận thị trường nước ngoài và đối tác kinh doanh của Honda Việt Nam còn chưa được chú trọng đúng mức. Các khách hàng xuất khẩu lớn hiện nay của công ty tại thị trường ASEAN nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung chủ yếu do công ty Honda Motor ở Nhật Bản và Asian Honda Motor ở Thái Lan tìm kiếm như ở thị trường Myanmar, Lào, Campuchia... Đồng thời Honda Việt Nam sẽ phải thanh toán phần chi phí Marketing cho 2 công ty này, tương đương với 4% giá bán. Mặc dù chi phí này sẽ được phản ánh vào báo giá nhưng nó sẽ là nguyên nhân dẫn đến chi phí xuất khẩu bị đẩy lên cao, gây ảnh hưởng tới sản lượng xuất khẩu.

Mặc dù những năm gần đây, Honda Việt Nam đã bắt đầu chủ động nghiên cứu thị trường, tìm kiếm khách hàng nhưng công tác này vẫn chưa thực sự hiệu quả. Hiện nay đầu tư cho nghiên cứu thị trường, thị hiếu khách hàng chỉ chiếm khoảng 3% trong tổng chi phí đào tạo. Do có sự không đầu tư quy mô, bài bản; việc nghiên cứu thị trường và khách hàng tiềm năng không mang lại hiệu quả cao, khiến công ty không thể ra quyết định hoặc quyết định không chính xác, gây tốn kém cho công ty.

2.4.2.3. Hạn chế trong trình độ chuyên môn của đội ngũ nhân viên xuất nhập khẩu

Trước năm 2012, hoạt động xuất nhập khẩu của công ty thường phân bổ ở nhiều phòng ban khác nhau trong công ty, không có sự tập trung trong chuyên môn nghiệp vụ. Cụ thể là hoạt động nhập khẩu linh kiện do phòng hỗ trợ sản xuất kiểm soát, hoạt động xuất khẩu thuộc trách nhiệm của 2 phòng cung ứng và phòng quản lý sản xuất. Do đó, một số khâu trong nghiệp vụ xuất khẩu hàng hóa giữa các phòng ban còn thiếu đồng bộ, không thống nhất được lưu trình chung.

Phải đến tháng 7/2012 khi phòng Logistics hải ngoại được thành lập tại Honda Viê ̣t Nam, các hoạt động về xuất nhập khẩu của công ty mới thống nhất về một mối. Các bộ phận khác khi có nhu cầu gửi hàng đi nước ngoài đều phải thông qua phòng Logistics hải ngoại. Bằng cách này, hoạt động xuất khẩu trong công ty Honda Việt Nam sẽ được chuyên môn hóa cao hơn; cũng như đồng bộ trong lưu trình giữa công ty và nhà nhập khẩu; nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu.

Tuy nhiên, do thời gian thành lập chưa lâu, cả đội ngũ quản lý và nhân viên phụ trách giao dịch với nước ngoài đều đang trong quá trình nâng cao chuyên môn nghiệp vụ xuất khẩu, cũng như cập nhật các quy định mới về luật xuất nhập khẩu ở Việt Nam và nước nhập khẩu. Đặc biệt là với các thị trường mới, công tác này gặp nhiều khó khăn hơn nữa. Trong một số trường hợp, nhân viên do thiếu kinh nghiệm trong giao dịch xuất khẩu đã gây ra sai sót trong khâu khai báo hải quan; gửi vận đơn, hóa đơn và các chứng từ khác; không theo dõi lịch tàu sát sao khiến lịch trình gửi hàng bị chậm chễ; đòi tiền nước ngoài gặp khó khăn với khách hàng mới…

Bên cạnh đó, khả năng ngoại ngữ của một số cán bộ trực tiếp làm công tác xuất khẩu của công ty còn hạn chế làm giảm hiệu quả giao dịch giữa Honda Việt Nam và đối tác nhập khẩu.

2.4.2.4. Hạn chế trong việc áp dụng công nghệ thông tin vào lưu trình xuất khẩu hàng hóa

Hiện nay, quy mô hoạt động sản xuất xuất khẩu của Honda Việt Nam đang ngày càng mở rộng ở thị trường ASEAN cũng như thị trường toàn cầu. Điều này phát sinh rất nhiều các quy trình nghiệp vụ mới phức tạp trong khâu lập kế hoạch sản xuất; đặt hàng nhà cung cấp; quản lý tồn kho; đóng gói và vận chuyển hàng hoá; thanh toán nước ngoài... Các nghiệp vụ này có mối liên hệ chặt chẽ, phụ thuộc và kết hợp với nhau trong hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp và nó đòi hỏi sự thống nhất, chính xác về dữ liệu khi xử lý, báo cáo. Việc quản lý sẽ gặp nhiều khó khăn, sai sót và thậm chí gây chậm trễ nếu như công ty không áp dụng một hệ thống quản trị tổng thể, khoa học và nhất quán với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.

Bắt đầu từ năm 2003 công ty Honda đã sử dụng phần mềm ERP (Enterprise

phần SAP AG trong việc quản lý các hoạt động diễn ra trong và ngoài công ty như sản xuất,kế toán, nhân lực, quản trị hê ̣ thống hâ ̣u cần, và hê ̣ thống bán hàng. Đây là phần mềm quản lý tổng thể doanh nghiệp, cho phép doanh nghiệp tự kiểm soát được trạng thái của tất cả các nguồn lực của mình. Từ đó, họ có thể lên kế hoạch khai thác các nguồn tài nguyên này hợp lý nhờ vào các quy trình nghiệp vụ thiết lập trong hệ thống.

Hiện nay ERP đã áp dụng vào hầu hết các hoạt động của Honda Việt Nam, đặc biệt là quản lý hàng tồn kho, công ty đã cải thiện được cách thức nhận đơn hàng và xử lý nó cho đến khi ra hóa đơn và ghi nhận doanh thu. Tuy nhiên, do hoạt động xuất nhập khẩu của công ty mới được chuyên môn hóa trong khoảng 5 năm gần đây nên hầu hết các công đoạn trong xuất khẩu chưa được quản lý trên hệ thống ERP.

Từ việc chuyển hàng sang khu vực đóng hàng; đóng gói hàng hóa rồi đưa lên container, sau đó lấy xác nhận chuyển hàng ra khỏi nhà máy; phát hành hóa đơn, danh sách phụ tùng gửi cho đối tác; cho đến việc ghi nhận doanh thu hiện nay đều được thực hiện riêng rẽ bởi các bộ phận liên quan. Do vậy, thông tin giữa các bộ phận này đôi khi sẽ không thống nhất với nhau; ví dụ như thông tin về số cân số kiện khi đóng gói khác với khi làm thủ tục hải quan, số lượng hàng thực xuất khác với số lượng ghi trên hóa đơn, số tiền kế toán nhận từ nhà nhập khẩu khác với số tiền cần đòi cho lô hàng… Sự thiếu đồng bộ như vậy có thể làm chậm lịch trình gửi hàng, gây mất thời gian và tiền của của công ty.

2.4.2.5. Hạn chế trong quy trình lên kế hoạch và phát triển đời xe mới

Như đã phân tích ở phần 2.3.5 về “Cách thức tổ chức hợp đồng xuất khẩu” của Honda Việt Nam sang các nước ASEAN, hiện nay để phát triển đời xe mới cho một thị trường nước ngoài, công ty thường mất khoảng 1 năm với những thay đổi nhỏ trong mẫu mã, màu xe; hoặc 2 năm với những thay đổi lớn cả về thiết kế lẫn ngoại quan trước khi đi vào sản xuất hàng loạt.

Thời gian phát triển sản phẩm như vậy là quá dài và đôi khi khiến cho sản phẩm mới không đáp ứng được sự thay đổi liên tục từ phía thị trường. Nguyên nhân cho vấn đề này là do công ty Honda Việt Nam đặt nặng trong thủ tục báo cáo.

tiến hành sản xuất thử, các bộ phận đều phải báo cáo lần lượt tới trưởng nhóm, trưởng phòng người Việt, trưởng phòng người Nhật; sau đó đến giám đốc quản lý chất lượng, giám đốc nhà máy; và cuối cùng là Tổng giám đốc nếu sản phẩm là xe nguyên chiếc. Thời gian từ lúc chuẩn bị đến lúc báo cáo được phê duyệt thường mất khoảng một tháng trước khi đi vào thực hiện công việc.

Báo cáo tốn nhiều thời gian là một trong những nguyên nhân dẫn đến lịch trình tổng thể phát triển đời xe bị kéo dài, đôi khi khiến cho dòng xe mới lúc đưa vào thị trường không thoả mãn được nhu cầu và những thay đổi từ thị trường trong vấn đề thị hiếu, luật pháp hay mẫu mã sản phẩm…

2.4.2.6. Chưa tận dụng điều kiện giao dịch xuất khẩu tại một số thị trường để phát huy nguồn lực của doanh nghiệp và quốc gia

Hiện nay hầu hết các thị trường xuất khẩu tại khu vực ASEAN đều theo điều kiện Incoterms 2010 CIF ngoại trừ 3 quốc gia Lào (Incoterms 2010 FCA Honda Việt Nam), Indonesia (FOB cảng Hải Phòng), và Thái Lan (CFR Bangkok). Nguyên nhân là do báo giá vận tải và bảo hiểm của nhà cung cấp bên đầu Việt Nam không đáp ứng được mục tiêu lợi nhuận của nhà nhập khẩu.

Tuy nhiên, việc xuất theo các hình thức này sẽ gây ra một số bất lợi như khi Việt Nam không giành được quyền vận tải và bảo hiểm sẽ không phát triển được ngành bảo hiểm và vận tải trong nước, từ đó giảm công ăn việc làm cho xã hội. Bên cạnh đó, tăng chi, giảm thu ngoại tệ gây ảnh hưởng xấu đến cán cân thương mại của quốc gia.

Đối với công ty Honda Việt Nam, khi giao hàng theo điều kiện FOB hoặc FCA, công ty không chủ động được về thời gian và địa điểm giao hàng. Ngoài ra, cơ hội kinh doanh vận tải và bảo hiểm có thể mang lại nguồn lợi nhuận lớn. Ví dụ như khi dự đoán giá cước trên thị trường đang có xu hướng giảm xuống, công ty sẽ đàm phán và giành quyền vận tải; sau đó hưởng mức chênh lệch cước phí giữa thời điểm ký hợp đồng mua bán với thời điểm ký hợp đồng vận tải. Hoặc nếu mua bán với số lượng lớn hàng hóa và thường xuyên thì Honda Việt Nam có thể được hưởng hoa hồng từ các hàng vận tải hoặc được hưởng mức cước thấp hơn. Cũng tương tự như vậy đối với lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm.

CHƯƠNG III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU XE MÁY VÀ LINH KIỆN XE MÁY SANG THỊ TRƯỜNG ASEAN CỦA CÔNG TY HONDA VIỆT NAM TRONG THỜI GIAN TỚI 3.1. Triển vọng phát triển hoạt động xuất khẩu của công ty Honda Việt Nam sang thị trường ASEAN

3.1.1. Cơ hội và thách thức đối với hoạt động xuất khẩu của công ty trong thờigian tới gian tới

Hội nhập kinh tế quốc tế trong khu vực ASEAN; giữa ASEAN với các quốc gia và cộng đồng kinh tế khác đang mở ra cho doanh nghiệp Việt Nam nói chung và công ty Honda Việt Nam những cơ hội phát triển rất lớn. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng có không ít những thách thức công ty phải đối mặt trong môi trường cạnh tranh toàn cầu hiện nay.

3.1.1.1. Cơ hội

● Cơ hội về ưu đãi thuế quan:

Tính đến thời điểm đầu năm 2017, xe máy và linh kiện xe máy của Honda Việt Nam xuất khẩu sang 6 quốc gia Thái Lan, Indonesia, Singapore, Philippines Myanmar và Lào đã được hưởng mức thuế ưu đãi là 0%. Tuy nhiên, với thị trường lớn thứ 3 của công ty hiện nay là Campuchia, thuế nhập khẩu cho mặt hàng xe máy và linh kiện xe máy vẫn bị áp ở mức 5%. Ngoài ra, một trong những nguồn nhập khẩu linh kiện xe máy chính của Honda Việt Nam là từ công ty Asian Honda Motor tại Thái Lan; và mức thuế suất mà công ty phải chịu khi nhập phụ tùng về là 5%. Những điều này sẽ đẩy chi phí sản xuất sản phẩm lên cao với cả nhà xuất khẩu và nhà nhập khẩu. Kết quả là giá sản phẩm khi đến tay người tiêu dùng cuối cùng cũng tăng lên, từ đó ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu.

Tuy nhiên, sang đến năm 2018, theo nội dung đã cam kết về lộ trình cắt giảm thuế quan trong Hiệp định ATIGA, với các mặt hàng còn lại chưa xóa thuế trong đó bao gồm mặt hàng ôtô, xe máy, phụ tùng linh kiện ôtô và xe máy; thuế suất nhập khẩu ở 2 nước Việt Nam và Campuchia sẽ về 0%. Điều này giúp cho công ty Honda Việt Nam cũng như nhà nhập khẩu ở Campuchia giảm chi phí sản xuất, từ đó hạ giá

bán, nâng cao hơn nữa cầu về sản phẩm; giúp 2 bên mở rộng thị trường và tăng doanh số bán hàng.

Ngoài ra, khi các hàng rào thuế quan được loại bỏ và các hàng rào phi thuế quan được cắt giảm sẽ tạo điều kiện cho công ty nhập khẩu các máy móc thiết bị hiện đại; từ đó tăng quy mô cũng như năng lực sản xuất với các dòng xe phân khối lớn. Tăng năng suất; hạ giá thành; đảm bảo các tiêu chuẩn về số lượng, chất lượng, mẫu mã, giá trị cho sản phẩm là những điều kiện cần thiết để công ty Honda tăng khả năng cạnh tranh, phát triển thị trường ASEAN nói riêng và thị trường toàn cầu nói chung.

● Cơ hội về tiềm năng thị trường:

Bên cạnh đó, như đã phân tích ở phần 2.1.2 về “Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất xe máy ở thị trường ASEAN”, hầu hết các nước ASEAN là các nước đang phát triển có thu nhập quốc dân bình quân đầu người ở mức thấp hoặc trung bình. Do vậy, xe máy vẫn là phương tiện vận chuyển và đi lại chính. Theo PewSearch Center (2015), trong xếp hạng 10 quốc gia ở châu Á có tỷ lệ phần trăm số hộ gia đình sở hữu xe máy nhiều nhất vào năm 2014 thì có 5/10 quốc gia thuộc khu vực ASEAN. Trong đó Thái Lan đứng vị trí thứ nhất với 87%; hay nói cách khác, cứ 100 hộ gia đình được điều tra thì có tới 87 hộ đã sở hữu ít nhất một chiếc xe máy.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) một số giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động xuất khẩu xe máy và linh kiện xe máy sang thị trường ASEAN của công ty HONDA việt nam (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(121 trang)