VI. Tổng quan nghiên cứu tài liệu
1.5. Các nhân tố ảnh hưởng đến du lịch chữa bệnh
1.5.1. Nhân tố vị trí địa lý, khí hậu
Vị trí địa lí và khí hậu là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng không nhỏ tới sự phát triển của du lịch. Ta có thể nhận thấy một cách dễ dàng rằng khoảng cách từ nơi du lịch đến các nguồn khách du lịch có ý nghĩa quan trọng đối với nước nhận khách du lịch. Nếu nước nhận khách du lịch ở xa điểm gửi khách thì điều đó ảnh hưởng tới khách trên 3 khía cạnh:
- Du khách phải chi thêm tiền cho việc đi lại vì khoảng cách xa.
- Du khách phải rút ngắn thời gian lưu lại ở nơi du lịch vì mất nhiều thời gian đi lại. - Du khách phải hao tốn sức khỏe nhiều cho việc đi lại
Lẽ dĩ nhiên những bất lợi trên của khoảng cách thể hiện rất rõ nét đối với du khách đi du lịch bằng phương tiện ô tô, tàu hỏa và tàu thủy. Ngày nay, ngành vận tải hàng không không ngừng được cải tiến và có xu hướng giảm giá, có thể sẽ khắc phục phần nào những bất lợi trên đối với khách du lịch và đối với nước xa nguồn khách du lịch. Trong một số trường hơp, khoảng
cách xa từ nơi đón khách tới nơi gửi khách lại có sức hấp dẫn đối với một vài loại khách có khả năng thanh toán cao và có tính hiếu kì vì sự tương phản, khác lạ giữ điểm du lịch và điểm nguồn khách.
Ngoài ra, địa hình là một trong những yếu tố góp phần tạo nên phong cảnh và sự đa dạng của phong cảnh nơi đó. Đối với du lịch, địa hình càng đa dạng, tương phản và độc đáo càng có sức hấp dẫn du khách. Khách du lịch thường ưa thích những nơi nhiều đồi núi và đối với nhiều người, địa hình đồng bằng thường không hấp dẫn du khách vì tính đơn điệu của nó. Trong các điều kiện địa hình, keiẻu địa hình karst (núi và hang động) và địa hình bờ biển là những tài nguyên du lịch rất có giá trị. Ngành du lịch thế giới đã đưa vào khai thác hàng ngàn hang động thu hút khoảng 3% tổng số du khách trên thế giới. Ở nước ta, đại hình đá vôi phân bố rộng khắp từ vĩ tuyến 16 trở lên với nhiều hệ thống hang động có giá trị như: Phong Nha, Bích Động, Hương Tích,… mới đây nhất là Sơn Đoòng. Đặc biệt hơn cả là kiểu địa hình Karst ngập nước nhiệt đới, điển hình là ở Vịnh Hạ Long, mà giá trị của nó góp phần làm cho địa danh này được ghi tên vào danh sách các di sản thiên nhiên thế giới.
Cũng giống như vị trí địa lí và địa hình, khí hậu cũng đóng vai trò rất quan trọng, có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của du lịch. Du khách thường rất ưa thích những nơi có khi hậu ôn hòa. Nhiều cuộc thăm dò cho thấy du khách thường tránh những nơi quá lạnh, quá ẩm hoặc quá nóng, khô. Họ cũng tránh những nơi có quá nhiều gió, bão. Mỗi loại hình du lịch đòi hỏi những điều kiện du lịch khác nhau (Du lịch biển thì thường được lựa chọn vào những dịp không mưa, nắng nhiều nhưng không gắt, nước mát, mỗi ngày mưa làm ảnh hưởng đến việc du lịch biển của du khách. Du lịch nghỉ dưỡng lại cần những nơi có khí hậu ôn hòa, khiến con người cảm thấy dễ chịu, được chăm sóc và hòa mình với thiên nhiên). Khách du lịch thường ưa chuộng những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời, do vậy họ đổ đến những nước phía Nam nơi có khí hậu ôn
hòa và có biển. Ở những nơi có số giờ nắng trung bình trong ngày cao rất hấp dẫn du khách. Việt Nam ta là một ví dụ. Nhiệt độ quá cao khiếnn người ta có cảm giác vô cùng khó chịu. Nhiệt độ không khí phải ở mức cho phép khách du lịch có thể phưoi mình ở ngoài trời dưới ánh nắng là nhiệt độ thích hợp nhất. Nhiệt độ nước biển từ 20 – 25oC được coi là thích hợp nhất đối với các hoạt động du lịch biển. Nếu dưới 20oC hoặc trên 30oC là không thích hợp. Tuy nhiên cũng có một số dân tộc có thể chịu đựng nhiệt độ như trên. Trong các yếu tố khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm có liên quan chặt chẽ với nhau và có ảnh hưởng chính đến cảm giác của con người. Qua nghiên cứu và nhìn nhận ta rút ra được mối quan hệ giữa các điều kiện của khí hậu với cảm giác hay sức chịu đựng của con người. Các nhà khoa học đã xác lập được một số chỉ tiêu gọi là chỉ tiêu sinh khí hậu để đánh giá mức độ thuận lợi về mặt khí hậu đới với hoạt động du lịch ở các nơi.
Nguồn tài nguyên nước hay thủy văn là một yếu tố không thể thiếu đối với cuộc sống con người. Nguồn nước lớn không những tạo ra một bầu không khí trong lành mà còn có tác dụng rất tốt đối với sức khỏe. Ngoài tác dụng phục vụ sinh hoạt thông thường, nước còn là phương thuốc giảm stress hiệu quả, khiến con người cảm thấy thanh thản, dễ chịu hơn. Những căng thẳng cuộc sống như tan biến khi ngâm mình trong nước. Vì thế mà thế giới xuất hiện các khu du lịch nghỉ dưỡng ven hồ, ven biển nhằm thu hút lượng lớn khách. Hơn thế nữa, các nguồn nước khoảng là tiền đề không thể thiếu đối với phát triển du lịch chữa bệnh. Các nguồn nước khoáng đóng vai trò quan trọng trong quyết định sử dụng dịch vụ du lịch chữa bệnh như ở các nước Nga, Pháp, Ý,…
1.5.2. Nhân tố tài nguyên du lịch
Nói đến nhân tố tài nguyên du lịch ảnh hưởng dến du lịch chữa bệnh ngày nay phải kể tài nguyên nước khoáng nóng và tài nguyên cây thuốc.
- Tài nguyên nước khoáng nóng là một tài nguyên thiên nhiên quí giá mà thiên nhiên ban tặng cho con người. Tác dụng chữa bệnh của nước khoáng nóng là tác dụng tổng hợp cả ba liệu pháp điều trị vật lý, đó là: Thủy trị liệu, nhiệt trị liệu và khoáng trị liệu. Thủy trị liệu giúp tang cường lưuu thông máu, do chịu áp lực thay đổi của nước, làm thuận lợi cho hồi máu từ hệ tĩnh mạch về tim. Tốt cho những người sau thời gian phải bất động lâu, những người bị giảm vận động, người bị suy nhược cơ thể sau các bệnh cấp và mãn tính, trong thời gian dưỡng bênh. Thủy trị liệu giúp cho phục hồi chưucs năng hô hấp và tim mạch, nhờ tác dụng tang cường lưu thông máu, tăng hô hấp, có lợi cho người bị hen, bệnh phổi phế quản tắc nghẽn mãn tính, bệnh tim phổi mạn, người già, ngoài ra còn có lợi cho tiêu hóa, kích thích hoạt động của hệ tiêu hóa, người bệnh cảm giác nhanh đói và ngon miệng hơn, có lợi cho hệ thần kinh do áp lực nước tác động lên da gây ra thư giãn, giảm stress, dễ đi vào giấc ngủ và ngủ sâu. Nhiệt trị liệu sử dụng tác dụng nóng của nước để làm giãn nở các mao mạch, tăng cường lưu thông máu, tăng tính thấm thành mạch, tăng quá trình trao đổi chất, chuyển hóa dinh của mô được tăng cường, thúc đẩy quá trình tái tạo tổ chức và giảm phản ứng viêm. Tăng nhiệt độ mô có tác dụng tăng cường quá trình bảo vệ, tăng hồi phục và hàn gắn tổn thương, làm giảm quá trình phá hủy, giảm viêm, giảm đau. Vì vậy, nhiệt nóng có tác dụng tốt trong điều trị các bệnh viêm mạn tính như viêm khớp dạng thấp, viêm quanh khớp vai, các bệnh thoái hóa xương khớp, bệnh thần kinh ngoại biên, tăng cường hồi phục ở người yếu cơ, thiếu dinh dưỡng cơ, như sau một quá trình nằm lâu, bại hoặc liệt do bệnh lý thần kinh. Cần lưu ý nếu tắm ngâm nóng thời gian lâu với nhiệt độ nóng nhiều có thể gây rối loạn thân nhiệt, những người bị bệnh tim mạch nặng, người tăng huyết áp, người bệnh tâm thần, không nên tắm nóng.
Khoáng trị liệu là sử dụng các tác dụng của các chất khoáng có trong nguồn nước khoáng được thấm qua da, có tác dụng điều trị và tăng cường sức khỏe. 60% trọng lượng cơ thể là nước, lượng nước này được phân bố 80% ở trong tế bào, 20% ở khoang ngoài tế bào (mô kẽ và lòng mạch máu). Nước trong cơ thể hòa tan rất nhiều khoáng chất cần thiết cho sự sống. Có những khoáng chất có nồng độ cao được gọi là các chất điện giải như natri, clo, calci, kali, magne, bicarbonat..., nhưng có nhiều khoáng chất chỉ có nồng độ rất thấp, nhưng lại không thể thiếu, được gọi là các nguyên tố vi lượng, như sắt, đồng, kẽm, coban, iod... Các chất điện giải và các nguyên tố vi lượng được cung cấp hàng ngày qua thức ăn và nước uống. Tùy theo nguồn thực phẩm và vùng địa chất, có thể xảy ra thiếu các chất điện giải hoặc các yếu tố vi lượng. Cũng có thể nguồn cung cấp hàng ngày đủ, nhưng do nhu cầu cơ thể tăng do lao động, bệnh tật, thời tiết khí hậu, gây ra thiếu các chất điện giải hoặc các yếu tố vi lượng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe. Như thiếu i-ốt gây ra bướu cổ, suy chức năng tuyến giáp, chậm phát triển trí tuệ, gây đần độn ở trẻ em. Sử dụng nước khoáng thiên nhiên là hình thức bổ sung khoáng chất và tăng cường sức khỏe. Có các hình thức sử dụng như tắm ngâm nước khoáng, sử dụng nước khoáng đóng chai để uống. Các nguồn nước khoáng ở các vùng địa lý khác nhau có các thành phần khoáng chất khác nhau, như nước khoáng chứa nhiều lưu huỳnh có tác dụng tốt với bệnh ngoài da. Nước khoáng chứa nhiều biarbonat có tác dụng tốt với người bị bệnh hô hấp mạn tính như hen, tâm phế mạn, người bị bệnh gút, đái tháo đường, khớp mạn tính. Người sử dụng cần tham khảo thành phần khoáng của từng nguồn nước khoáng và những lời khuyên chữa bệnh kèm theo cho phù hợp.
- Tài nguyên cây thuốc là một dạng đặc biệt của tài nguyên sinh vật, thuộc tài nguyên có thể tái sinh (hồi phục), bao gồm hai yếu tố cấu thành là cây cỏ và tri thức sử dụng chúng để làm thuốc và chăm sóc sức khoẻ. Cây thuốc khác với một cây cỏ bình thường ở chỗ nó được dùng làm thuốc. Suy rộng ra đối với cây rau, cây để nhuộm, cây gia vị, vv. cũng như vậy. Tính từ đứng sau danh từ “cây” chỉ công dụng của cây đó. Với định nghĩa này, một cây thuốc cần có hai yếu tố cấu thành, đó bản thân Cây cỏ, là nguồn gien hay yếu tố vật thể, và Tri thức sử dụng cây cỏ đó để chữa bệnh, là yếu tố phi vật thể. Hai yếu tố này luôn đi kèm với nhau. Các sinh vật quanh ta rất nhiều, nếu không biết sử dụng chúng để làm thuốc (cũng như các ứng dụng khác trong đời sống) thì chúng chỉ là những sinh vật hoang dại trong tự nhiên. Ngược lại, khi một cây đã biết dùng làm thuốc nhưng sau đó lại để mất tri thức sử dụng (hoặc đưa đến một nơi mà không có ai biết dùng) thì nó cũng chỉ là cây cỏ hoang dại trong tự nhiên. Bộ phận cấu thành thứ nhất (cây cỏ) là kết quả của quá trình tiến hoá lâu dài dưới tác động của các yếu tố tự nhiên, do đó liên quan đến các môn khoa học tự nhiên như sinh học, nông học, lâm học, dược học,... Bộ phận cấu thành thứ hai (tri thức) là kết quả của quá trình đấu tranh sinh tồn của loài người, có từ khi loài người xuất hiện trên trái đất, được đúc rút, tích luỹ và lưu truyền trải qua nhiều thế hệ, chịu tác động của các qui luật kinh tế - xã hội, quản lý, do đó liên quan đến các môn học xã hội như dân tộc học, xã hội học, kinh tế học,… Tài nguyên cây thuốc đóng vai trò quan trọng trong chăm sóc sức khoẻ, chữa bệnh, đặc biệt ở các nước nghèo, đang phát triển và có truyền thống sử dụng cây cỏ làm thuốc. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), ngày nay có khoảng 80% dân số ở các nước đang phát triển với dân số khoảng 3,5 đến 4 tỉ người trên thế giới có nhu cầu chăm sóc sức khoẻ ban đầu phụ
thuộc vào nền y học cổ truyền, phần lớn trong số đó phụ thuộc vào nguồn dược liệu hoặc các chất chiết suất từ dược liệu. Ở Trung Quốc, nhu cầu thuốc cây cỏ là 1,600,000 tấn/năm và tăng khoảng 9%/ năm. Châu Âu và Bắc Mỹ tăng trưởng 10% mỗi năm.
1.6. Kinh nghiệm phát triển du lịch chữa bệnh trên thế giới và Việt Nam1.6.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch chữa bệnh trên thế giới 1.6.1. Kinh nghiệm phát triển du lịch chữa bệnh trên thế giới
Ngành du lịch nói riêng và du lịch chữa bênh nói chung là một trong những ngành dịch vụ mang lại nguồn doanh thu lớn cho quốc gia cũng như là cho doanh nghiệp. Trên thế giới, nơi mà du lịch chữa bệnh phát triển từ nhiều năm trước như Singapore, Thái Lan, Ấn Độ, Malaysia, Trung Quốc,... đang chú trọng đẩy mạnh đầu tư, quảng bá, xúc tiến sản phẩm du lịch chữa bệnh nhằm tạo sự cạnh tranh và quyết giành thị phần số 1 là điểm đến hàng đầu về du lịch chữa bệnh ngày nay. Theo phân tích thành phần khách các nước giàu có đến các nước đang phát triển để chữa bệnh và luôn tiện tham quan du lịch (hay còn gọi là du lịch chữa bệnh) thì du khách thường là các đối tượng không đủ tiền chữa chạy trong nước hoặc không muốn xếp hàng chờ dài cổ đến từ các nước phát triển như Mỹ, Canada, Tây Âu hoặc Trung Đông. Trong số nước nói trên, nổi tiếng nhất và cũng thu hút nhiều du khách nhất bởi chất lượng cao, giá mềm, có thể chữa được nhiều bệnh lại có nhiều điểm du lịch hấp dẫn là ba nước châu Á: Thái Lan, Ấn Độ và Singapore.
- Thái Lan – “cường quốc” du lịch chữa bệnh
Từ 10 năm nay, Thái Lan trở thành nhà vô địch về du lịch chữa bệnh với tổng số khách lên đến 1,5 triệu người nước ngoài (Năm 2006). Bí quyết thành công của Thái Lan: nhanh chóng, hiệu quả, vui lòng khách đến, vừa lòng khách đi, chăm sóc bệnh nhân phương Tây theo tiêu chuẩn phương Tây, tất cả đều của tư nhân. Dịch vụ y tế hết sức đa dạng: từ khám bệnh tổng quát (75 USD) đến tiểu phẫu và đại phẫu. Khách được bảo đảm không phải xếp hàng chờ đợi, thời
gian chờ một cuộc đại phẫu (kể cả thay đổi giới tính, một “đặc sản” của Thái Lan) không quá hai tuần.
Thái Lan có ba bệnh viện chuyên tiếp khách du lịch chữa bệnh nước ngoài: Bệnh viện quốc tế Vejthani, bệnh viên Bangkok Phuket và bệnh viện quốc tế Bumrungrad (Cơ quan đại diện chính thức là All About Beauty), một trong những trung tâm y tế lớn nhất, hiện đại nhất. Ở hai cơ sở này, hơn phân nửa bác sĩ (tất cả là người Thái) được đào tạo hoặc tu nghiệp ở nước ngoài có tay nghề cao, được quản lý theo kiểu Mỹ, thiết bị tối tân, chế độ chăm sóc bệnh nhân tốt (1 y tá chăm sóc 4 bệnh nhân). Giá cả ở Thái Lan cao hơn Ấn Độ trung bình khoảng 20% nhưng rẻ hơn Singapore từ 30% đến 50%. Trên nền tảng một ngành công nghiệp du lịch rất chuyên nghiệp, du khách chữa bệnh phương Tây có rất nhiều lựa chọn.
- Singapore – Nhiều phương pháp trị liệu mới
Singapore nổi tiếng là một nước sạch sẽ, trật tự và có kỹ thuật cao. Với chi phí y tế chỉ bằng một nửa của Mỹ, song giá cả chữa bệnh ở đây vẫn đắt hơn Thái Lan và Ấn Độ. Với những cơ sở y tế ngang bằng với các cường quốc du lịch chữa bệnh như Thái Lan và Ấn Độ, sức hút của Singapore là vị thế một nước phát triển, đáng tin cậy. Đường phố Singapore hết sức sạch sẽ, không quá đông người và xô bồ như ở Ấn Độ. Đối với những người chuộng sự văn minh sạch sẽ, một đô thị hào nhoáng với những tòa nhà chọc trời sáng loáng, thích đi mua sắm hơn tắm biển hay khám phá văn hóa thì Singapore là sự lựa chọn đương nhiên.
Để cạnh tranh hữu hiệu với hai đối thủ đáng gờm là Thái Lan và Ấn Độ, Chính phủ Singapore chủ trương mở rộng lĩnh vực công nghệ sinh học như nghiên cứu tế bào mầm. Nhờ