Phân tích mô hình SWOT

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút khách du lịch chữa bệnh tại furama resort (Trang 168 - 175)

VI. Tổng quan nghiên cứu tài liệu

3.2.3. Phân tích mô hình SWOT

- Điểm mạnh

• Được sự quan tâm chỉ đạo thường xuyên từ phía chủ đầu tư Sovico Holdings và ban lãnh đạo của doanh nghiệp trong việc định hướng kinh doanh, đầu tư nâng cấp và mở rộng cơ sở vật chất khách sạn Furama ngày càng hoàn thiện. (S1) • Khu nghỉ dưỡng có 198 phòng, 103 villa, đáp ứng được lượng khách lớn, cung

cấp nhiều sản phẩm và dịch vụ như ăn uống, vui chơi giải trí, dịch vụ tiệc, chăm sóc sức khỏe. Hiện nay, khách sạn đang được đầu tư xây dựng thêm căn hộ cao cấp thuộc Furama Ariyana góp phần làm giảm áp lực khách cho căn hộ và tăng thêm nhiều sự lựa chọn cho du khách. (S2)

• Hệ thống phân phối quảng cáo và tiếp thị bán hàng mạnh khi khách sạn liên kết chặt chẽ với nhiều đại lý lữ hành, đơn vị kinh tế, cơ quan nhà nước và xây dựng được nhiều chi nhánh đại diện ở nhiều khu vực. (S3)

• Đội ngũ nhân viên trẻ, nhiệt tình, năng động, giàu kĩ năng, trình độ chuyên môn cao không ngừng cải thiện. (S4)

• Vị trí của khách nằm tại thành phố Đà Nẵng - thành phố trung tâm của miền Trung, nơi có thể đi đến nhiều di sản văn hóa thế giới như Cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn và Động Phong Nha – Kẻ Bàng. (S5)

• Sở hữu một bãi biển đẹp được bình chọn là một trong những bãi biển đẹp nhất hành tinh và diện tích vườn rộng lớn. Các phòng, villa đều có hướng nhìn đẹp về bãi biển, sân vườn, tạo cảm giác thư giãn, thoải mái, trong lành, cho du khách. (S6)

• Là khu resort 5 sao đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng, trong suốt thời gian hoạt động đã được trao nhiều giải thưởng uy tín và là thương hiệu đã được khẳng định trong lòng du khách. (S7)

• Khách sạn có kiến trúc độc đáo khi kết hợp giữa nhiều trường phái nghệ thuật, sự pha trộn không tạo nên tính xung khắc mà rất hài hòa, khiến nhiều du khách ấn tượng: đó là nét hiện đại của văn hóa phương Tây trong việc thiết kế phòng ốc, kết hợp với nghệ thuật điêu khắc Champa trên một số vật trang trí hoặc bài trí các đồ dùng nội thất sử dụng nguyên liệu mây, gỗ.. đậm nét Á Đông. (S8)

• Tạo ấn tượng tốt cho du khách khi thể hiện tốt vai trò của doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường: gửi thông điệp ấn tượng cho du khách qua hình ảnh thân thiện,, tham gia nhiều chương trình hành động bảo vệ môi trường của địa phương và thế giới như Giờ Trái Đất, trồng cây xanh, đạp xe vì môi trường, làm sạch lòng biển,… (S9)

• Website Furama cung cấp 6 loại ngôn ngữ gồm Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Hàn và Nhật để dễ dàng thu hút càng nguồn khách quốc tế đến với khu nghỉ dưỡng. (S10)

- Điểm yếu

• Các dịch vụ ăn uống tại nhà hàng, club, quán bar và vui chơi giải trí trên biển chưa được quảng bá sâu rộng để thu hút nguồn khách địa phương, chỉ quảng bá trên mạng xã hội Facebook thì vẫn chưa đủ. (W1)

• Đa phần nhân viên chỉ biết 1 ngoại ngữ là tiếng Anh, nên khi gặp một số khách ít nói được tiếng Anh như Nhật, Nga, Pháp, Đức thì phải nhờ đến sự hỗ trợ từ những nhân viên người nước ngoài, có trình độ ngoại ngữ tốt hơn, có khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ này. (W2)

• Một số nhân viên chưa có khả năng giao tiếp tiếng Anh tốt, chất lượng phục vụ đôi lúc chưa ổn định khi lượng khách đông. (W3)

• Hiện tại chưa có thực hiện video quảng cáo dành cho người Việt Nam và trên website vẫn chưa hỗ trợ Tiếng Việt. (W4)

• Nguồn khách vẫn còn phụ thuộc nhiều vào các hãng lữ hành. (W5)

• Mật độ xuất hiện trên báo chí ngày càng ít và số lần quảng cáo truyền hình trong nước không cao. (W6)

• Tập gấp vẫn chưa xuất hiện nhiều tại nhà hàng, quầy bar, bể bơi trong khi đây là những nơi khách du lịch thường xuyên sử dụng dịch vụ. (W7)

- Cơ hội

• Hội nhập kinh tế thế giới WTO, bình thường hóa các mối quan hệ, gần đây nhất là với Mỹ với việc Mỹ gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí với Việt Nam mở ra thị trường du lịch rộng lớn, đầy tiềm năng cho khu nghỉ dưỡng. (O1)

• Việt Nam có nền chính trị ổn định, kinh tế đang phát triển nhanh chóng. Người Việt có thu nhập ngày càng cao và nhu cầu du lịch trong nước ngày càng tăng. (O2)

• Nhà nước đang tăng cường quảng bá hình ảnh Việt Nam đến bạn bè trên khắp thế giới. Việt Nam đã, đang và sẽ thiết lập quan hệ ngoại giao tốt đẹp với nhiều nước bạn, đồng thời cải thiện nhiều thủ tục, giấy tờ phức tạp nhằm tạo điều kiện thuận lợi và hấp dẫn đối với du khách, thương nhân các nước đến Việt Nam. (O3)

• Thông qua các Lãnh Sự Quán, Đại Sứ Quán của Việt Nam, khách sạn phối hợp với nhiều doanh nghiệp khác tổ chức những hoạt động góp phần quảng bá tiềm năng du lịch, đất nước, con người Việt Nam nồng hậu, hiếu khách, vừa tạo danh tiếng cho doanh nghiệp. (O4)

• Chính quyền địa phương ngày càng chú trọng phát triển du lịch, hướng đến xây dựng thành phố trở thành trung tâm du lịch và thương mại trọng điểm của cả nước. Chính sách này ảnh hưởng rất tích cực đến các doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại đây. (O5)

• Đà Nẵng đang được rất nhiều nhà đầu tư quan tâm, dẫn đến việc phát triển cơ sở, trang thiết bị hạ tầng như tuyến đường giao thông, hệ thống điện nước…và các khu vui chơi, mua sắm, cao ốc. (O6)

• Sân bay quốc tế Đà Nẵng mở ngày càng nhiều đường bay quốc tế và cảng Tiên Sa thường xuyên đón lượng khách lớn đến tham quan du lịch tại Việt Nam. (O7)

• Khoa học kĩ thuật, các phương tiện truyền thông ngày càng phát triển, đặc biệt là mạng thông tin toàn cầu, mạng internet. Chi phí sử dụng các dịch vụ này ngày càng thấp và ngày càng phổ cập sâu rộng, được đông đảo khách hàng sử dụng. (O8)

- Thách thức

• Sự hình thành nhiều khách sạn, resort cao cấp ven biển tại Đà Nẵng đã dẫn đến sự cạnh tranh gay gắt trong kinh doanh cả về nguồn khách, nhân lực, giá cả và chất lượng. Thị trường khách đến Đà Nẵng sẽ bị chia sẻ, các khách sạn mới sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hút lấy nguồn nhân lực chất lượng cao tại Furama và không ngại tiến hành cuộc cạnh tranh về giá, cụ thể là thường xuyên khuyến mãi và giảm giá kéo dài để giành lấy thị phần khách. Các khách sạn được đầu tư lớn sẽ trang bị thêm nhiều trang thiết bị, cơ sở vật chất hiện đại theo chuẩn quốc tế hiện nay, tạo nên sức cạnh tranh mạnh trong việc cung cấp chất lượng phục vụ cao cấp cho du khách, đồng thời các khách sạn này cũng không ngại đầu tư kinh phí lớn cho công tác quảng bá và xây dựng mạng lưới chi nhánh bán hàng sâu rộng trên nhiều thị trường hấp dẫn. (T1)

• Thời tiết của vùng biển miền Trung không hoàn toàn có lợi, thời tiết thất thường, thường xuyên có bão, lũ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cơ sở vật chất và hoạt động kinh doanh. (T2)

• Sản phẩm du lịch địa phương hiện tại chưa đa dạng, chủ yếu là dựa trên tài nguyên sẵn có như Cổ Viện Chàm, Bà Nà, Ngũ Hành Sơn.. Ngoài cuộc thi Pháo hoa Quốc tế đang gây tiếng vang mạnh mẽ thì các sản phẩm du lịch khác như lễ hội truyền thống, làng nghề đá chưa tạo được sức hút đối với du khách nên lượng khách quay lại lần thứ hai vẫn còn ít. (T3)

• Chưa có sự liên kết mạnh mẽ giữa các doanh nghiệp trong khu vực, giữa doanh nghiệp – chính quyền – người dân chưa có sự hiệp đồng chặt chẽ trong việc cùng nhau phát triển du lịch thành phố bền vững. (T4)

• Nhu cầu khách hàng ngày càng cao, khách ngày càng khắt khe hơn đối với yêu cầu về chất lượng dịch vụ. (T5)

Kết hợp điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức ta được mô hình SWOT như sau: Bảng 3.1: Mô hình SWOT kinh doanh du lịch tại khu nghỉ dưỡng

Cơ hội (O) Thách thức (T)

Điểm mạnh (S) S/O S/T

SO1, SO2, SO3, SO4, SO5, SO6, SO7, SO8, SO9, SO10

ST1, ST2 , ST3, ST4

Điểm yếu (W) WO W/T

WO1, WO2, WO3 WT1, WT1

- Kết hợp các điểm mạnh và cơ hội (S/O)

• Xác định đúng thị trường mục tiêu và đưa ra các hình thức quảng bá phù hợp với từng đối tượng này. (SO1)

• Tăng cường hợp tác, làm việc với các công ty, ngân hàng, hãng hàng không, lãnh sự quán, đại sứ quán để những nơi này gửi khách về cho khách sạn. (SO2)

• Xây dựng một chiến dịch quảng bá nêu bật được thế mạnh du lịch biển, chất lượng phục vụ cao cấp dành cho người Việt: quay video clip, tăng cường quảng bá trên các phương tiện thông tin đại chúng trong nước như báo, tạp chí, truyền hình..khi thị trường nội địa ngày càng phát triển mạnh mẽ. Đồng thời chi phí cho quảng cáo trong nước thấp hơn ở nước ngoài rất nhiều. (SO3)

• Thường xuyên nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý, phong tục tập quán cũng như thói quen tiêu dùng của du khách để cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống, dịch vụ bổ sung phù hợp. (SO4)

• Tiếp tục nâng cao, phát triển hệ thống website hơn nữa để đáp ứng nhu cầu khách hàng: đặt liên kết link trên web chủ của khách sạn đến website của Tổng cục Du lịch Việt Nam, các website đánh giá khách sạn trực tuyến như Agoda, TripAdvisor,… (SO5)

• Hỗ trợ thêm tiếng Việt trên website. (SO6)

• Tổ chức thường xuyên những cuộc thăm viếng các nhóm khách hàng thân thiết của khách sạn bằng hình thức: điện thoại, email, fax, hay gặp mặt trực tiếp, cũng như gửi lịch, thiệp chúc mừng các ngày Lễ lớn của đất nước,… nhằm củng cố mối quan hệ hợp tác giữa hai bên luôn tốt đẹp, và bền vững. Đồng thời gửi mail đến các doanh nghiệp lớn, thiết lập mối quan hệ với họ và trong mail nên đề cập đến các dịch vụ khách sạn sẵn sàng cung cấp cho hoạt động hội họp, lễ tổng kết, tiệc tùng.. của doanh nghiệp. (SO7)

• Xây dựng các ấn phẩm quảng cáo hình ảnh của khách sạn dưới dạng DVD, file gửi qua hộp thư điện tử để gửi cho khách quốc tế thay vì quảng cáo trên truyền hình nước ngoài. Xây dựng các video quảng cáo dành cho người nước ngoài nên thực hiện ấn tượng hơn, gợi đến những cảm nhận riêng biệt khi đến Furama như đặt góc quay dưới lòng biển, gần các bãi san hô đẹp, cảnh khách hàng thưởng thức vẻ đẹp của biển lúc hoàng hôn hoặc gợi đến các cảnh đẹp tại khu sinh quyển Cù Lao Chàm, các di sản văn hóa thế giới…nhằm thu hút khách. Đồng thời yêu cầu thông điệp gửi đi ngắn gọn, dễ nhớ, xúc tích để tạo ấn tượng và lòng tin trong tâm trí khách hàng. (SO8)

• Đối với những khách ở dài ngày và sử dụng nhiều dịch vụ tại khách sạn thì khách sạn nên sử dụng hình thức tặng quà bất ngờ cho khách. (SO9)

• Khách sạn cần có nhiều hoạt động tham gia tài trợ hơn nữa, đặc biệt là các hoạt động thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp đối với xã hội như hoạt động bảo vệ môi trường mà khách sạn đã làm rất tốt để thu hút sự chú ý của dư luận trong nước đến khách sạn, từ đó tạo được ấn tượng tốt trong lòng khách hàng Việt, nâng cao hình ảnh khách sạn trong mắt khách hàng, đặc biệt là khách hàng tiềm năng như khách chính phủ. (SO10)

• Tiếp tục phối hợp với các trung tâm đào tạo du lịch có uy tín trên thế giới để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên, đặc biệt là trình độ ngoại ngữ ( ngoài tiếng Anh nên bổ sung thêm một số tiếng khác cho nhân viên lựa chọn như Trung, Nhật,…) (WO1)

• Đa dạng hóa sản phẩm, dịch vụ nhà hàng như xây dựng, tổ chức, cung cấp sản phẩm buffet các món ăn đặc trưng của nước ngoài vừa phục vụ cho du khách trong khách sạn, vừa lôi kéo được thực khách địa phương trong những ngày bình thường thay vì chỉ sử dụng 1 loại buffet hải sản tươi sống hằng ngày. (WO2)

• In thêm nhiều tập gấp để đặt tại các vị trí quan trọng, có nhiều khách ghé qua trong khách sạn như nhà hàng, quầy bar, bể bơi. (WO3)

- Kết hợp các điểm mạnh và thách thức (S/T)

• Duy trì các gói du lịch khuyến mãi được khách hàng đánh giá cao trong thời gian vừa qua như tuần trăng mật dành cho các cặp tân hôn, suất ăn uống miễn phí cho khách hàng lâu năm,… đồng thời đưa thêm nhiều chương trình khuyến mãi mới nhằm hút nhiều khách hơn vào mùa thấp điểm, nâng cao cạnh tranh với các khách sạn khác. (ST1)

• Liên kết với các doanh nghiệp, tránh sa vào cuộc chiến giảm giá, cùng nhau phối hợp với ban ngành và chính quyền quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam ra thế giới để cạnh tranh với các resort ở nước châu Á khác như Thái Lan, Singapore, Malaysia…(ST2)

• Thường xuyên tham gia các hội chợ du lịch, sự kiện để phủ sóng hình ảnh của khách sạn dày hơn. (ST3)

• Chú ý nâng cao chất lượng dịch vụ một cách đồng bộ từ người quản lý đến nhân viên, nâng cấp trang thiết bị cần thiết để phục vụ du khách. (ST4)

- Kết hợp các điểm yếu và thách thức (W/T)

• Các ấn phẩm, tài liệu quảng cáo về khách sạn phải luôn được chuẩn bị chu đáo, chuyên nghiệp nhằm tạo hình ảnh đẹp trong tâm trí khách hàng. (WT1)

• Quảng bá một cách rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng về những sản phẩm, dịch vụ mà khách sạn có cung cấp cho dân địa phương như bar, club, vui chơi giải trí để thu hút thêm nguồn khách, tạo được nguồn thu bổ sung. (WT2)

Nhận xét: Tiến hành phân tích mô hình SWOT của Furama Resort ta thấy tồn tại nhiều ưu điểm lẫn khuyết điểm khi đối mặt với những rủi ro cao cho nên trong thời gian sắp đến, nếu khu nghỉ dưỡng muốn khai thác và thu hút lượng khách có hiệu quả với số lượng lớn thì cần phải phối hợp nhiều yếu tố lại với nhau một cách nhịp nhàng tạo nên tính đồng bộ cao thì mới khai thác được nhiều khách như mong đợi. Đồng thời, các quyết định mang tính chiến lược, hiệu quả cụ thể theo từng giai đoạn cần phải được ban lãnh đạo quyết định một cách chính xác. Furama đang đứng trước những thử thách và cơ hội, điều quan trọng là khách sạn luôn phải có những bước đi đúng đắn, nhất là về các mảng Marketing nhằm thu hút khách du lịch cả trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút khách du lịch chữa bệnh tại furama resort (Trang 168 - 175)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(198 trang)
w