Các chỉ tiêu định lượng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 28 - 33)

a. Chỉ tiêu về tính ổn định của nguồn vốn

Tính ổn định bao gồm cả ổn định về khối lượng, tốc độ tăng trưởng và cả cơ cấu nguồn vốn.

về quy mô nguồn vốn huy động:

Quy mô huy động vốn là tổng khối lượng vốn mà ngân hàng huy động được trong một khoảng thời gian nhất định. Như trên đã phân tích, quy mô vốn quyết định đến khả năng thanh toán, sinh lợi cũng như năng lực cạnh tranh và uy tín của ngân hàng. Huy động vốn đạt hiệu quả khi đạt một quy mô nhất định theo kế hoạch huy động của ngân hàng, đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của nền kinh tế. Nếu như huy động được nguồn vốn lớn mà vẫn đảm bảo được tỷ lệ an toàn tối thiểu chứng tỏ hoạt động huy động vốn của ngân hàng đạt hiệu quả. Tuy nhiên, càng huy động nhiều thì chi phí bỏ ra càng tăng, do đó ngân hàng phải xem xét khả năng chi trả của mình trước khi quyết định quy mô huy động từ các cá nhân, tổ chức, từ đó đưa ra quyết định sử dụng vốn phù hợp.

Quy mô huy động vốn cần đảm bảo tỷ lệ Vốn huy động/Vốn tự có, đây là chỉ tiêu đánh giá khả năng huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, cho thấy đòn bẩy tài chính của ngân hàng. Chỉ tiêu này càng lớn thì hoạt động tài chính của ngân hàng càng an toàn, nếu chỉ tiêu này ở ngưỡng khoảng 15 - 20 lần chứng tỏ ngân hàng đang hoạt động trong vùng an toàn với hệ số đòn bẩy hợp lý.

về tốc độ tăng trưởng nguồn vốn huy động:

Để đáp ứng nhu cầu tín dụng và thanh toán của khối lượng khách hàng ngày càng lớn thì ngân hàng phải không ngừng mở rộng quy mô NVHĐ của mình.

NVHĐ kỳ này - NVHĐ kỳ trước

Tốc độ tăng trưởng NVHĐ = ■ x 100%

Khóa luận tôt nghiệp 1 9 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Nếu tỷ lệ này dương cho thấy NVHĐ kỳ này tăng hơn so với kỳ trước, chứng tỏ ngân hàng đã mở rộng được quy mô huy động. Tốc độ tăng trưởng quy mô NVHĐ thể hiện một xu hướng tốt, tức là nguồn vốn tăng trưởng ổn định khi luôn có một tốc độ tăng đều qua các năm, đạt mục tiêu đề ra và có độ gia tăng đều đặn, tương ứng với nhu cầu vốn thực tế của nền kinh tế cũng như khả năng đáp ứng nhu cầu ấy của ngân hàng.

về cơ cấu nguồn vốn huy động:

.. NVHĐ loại i ...

Tỷ trọng NVHĐ loại i = ■ ■ x 100%

Tổng NVHĐ

Đây là chỉ tiêu đánh giá lợi thế của ngân hàng, phản ánh quan hệ tỷ lệ giữa các loại vốn huy động trên tổng NVHĐ của ngân hàng, tính hợp lý trong quá trình huy động các loại vốn khác nhau. Qua đó, thấy được ngân hàng đang chủ yếu huy động từ nguồn nào và những nguồn nào ngân hàng có thể mở rộng hay thu hẹp quy mô huy động. Cơ cấu vốn cần đa dạng, đảm bảo một tỷ lệ hợp lý giữa vốn huy động ngắn hạn với trung, dài hạn, giữa nội tệ và ngoại tệ ...

i) Cơ cấu theo loại tiền huy động: Tùy vào loại hình kinh doanh và mục tiêu mà

ngân hàng có cơ cấu huy động vốn nội tệ, ngoại tệ cho hợp lý. Huy động vốn bằng ngoại tệ thì ngân hàng phải quan tâm đến biến động kinh tế ảnh hưởng đến sự thay đổi của tỷ giá. Bởi nguồn ngoại tệ lớn có thể mang đến lợi nhuận cao cho ngân hàng trong mua bán, hưởng chênh lệch tỷ giá nhưng cũng tiềm ẩn những rủi ro khó lường.

Nội tệ

Tỷ trọng Nội tệ = Tổng NVHĐ x 100% Ngoại tệ Tỷ trọng Ngoại tệ = Tổng NVHDx 100%

ii) Cơ cấu theo đối tượng huy động: Tùy vào mục tiêu và đặc trưng hoạt động

riêng mà mỗi ngân hàng sẽ hướng vào các đối tượng khách hàng khác nhau. Cơ cấu này sẽ đánh giá được mức độ tập trung của ngân hàng vào từng loại khách hàng, từ đó đánh giá xem việc định vị thị trường của ngân hàng đã chính xác chưa.

rτ,.A ,. , ,ʌ Tiền gửl dân cư

Tỷ trọng Tiền gửi của TCKT = Tiền gửi của TCKTTổng NVHĐ x 100%

Tiền gửi tiết kiệm từ dân cư và tiền gửi có kỳ hạn của các TCKT là những nguồn mang lại tính ổn định cho nguồn vốn huy động của ngân hàng. Nhìn chung, các ngân hàng đều đang cố gắng đa dạng hóa đối tượng khách hàng để giảm rủi ro tập trung đồng thời cung cấp được nhiều dịch vụ như vay vốn, bảo lãnh, thanh toán...

iii) Cơ cấu theo kỳ hạn huy động vốn

Tiền

g ửi khôn g kỳ h ạ n

Tỷ trọng Tiền gửi không kỳ hạn = Tổng NVHĐ x100% Tỷ trọng Tiền gửi có kỳ hạn = Tiền gửi có kỳ hạnTổng NVHĐ x 100%

Đối với các khoản vốn huy động không kỳ hạn và kỳ hạn ngắn, nguồn vốn chỉ ổn định trong ngắn hạn nhưng chi phí cho khoản huy động này thấp. Để đảm bảo an toàn, ngân hàng phải dùng chủ yếu nguồn này để cho vay ngắn hạn và một tỷ lệ nhất định cho vay trung, dài hạn để giảm rủi ro lãi suất và rủi ro thanh khoản. Đối với vốn huy động kỳ hạn dài hơn, nguồn này có tính ổn định dài hơn nhưng chi phí huy động cao hơn. Việc huy động quá nhiều vốn trung, dài hạn sẽ đặt ngân hàng trước áp lực trả nợ lớn trong tương lai. Do đó, vấn đề đặt ra là ngân hàng phải tìm ra phương pháp kết hợp sao cho có được nguồn tính ổn định cao, chi phí thấp.

b. Chi phí huy động vốn

Chi phí huy động vốn là toàn bộ chi phí ngân hàng bỏ ra để hưởng quyền sử dụng một đồng vốn trong một khoảng thời gian nhất định. Muốn huy động vốn, ngân hàng phải mất chi phí lãi và các chi phí phi lãi, đồng thời phải quan tâm đến rủi ro của từng NVHĐ.

Chi phí lãi chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng chi phí vốn và được coi là hợp lý khi nó vừa đảm bảo tính cạnh tranh trên thị trường, vừa đảm bảo thực hiện mục tiêu lợi nhuận của ngân hàng. Bởi người gửi tiền luôn muốn lãi suất cao, trong khi người vay lại muốn lãi suất thấp. Ngân hàng đóng vai trò là trung gian tài chính, cần đảm bảo lợi ích cho các bên, quan trọng nhất là đảm bảo lợi ích cho chính ngân hàng.

Khóa luận tôt nghiệp 2 1

GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Các khoản chi phí phi lãi gồm chi tiền lương, chi khấu hao, chi quảng cáo, chi thiết lập mạng lưới, chi nhánh ... Quy mô của ngân hàng càng lớn, cơ cấu tổ chức càng chặt chẽ, năng lực quản lý của Ban giám đốc càng cao thì chi phí này trên một đồng vốn từ huy động càng giảm. Ngân hàng thường cố gắng kiểm soát các chi phí này mà vẫn không ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ.

Hầu hết các ngân hàng đề xác định chi phí huy động vốn thông qua chi phí bình quân gia quyền:

Chi phí trả lãi bình quân =Chi phí trả lãi

Tổng NVHĐ x 100%

Chỉ tiêu này phản ánh chi phí trả lãi cho một đồng vốn huy động được của ngân hàng. NVHĐ được gọi là có hiệu quả nếu có chi phí huy động thấp và đáp ứng được nhu cầu sử dụng vốn một cách kịp thời nhất. Chi phí trả lãi bình quân giảm qua các năm, kèm theo sự tăng trưởng về quy mô nguồn vốn chứng tỏ công tác huy động vốn của ngân hàng đã được tổ chức một cách hiệu quả. Thông thường, ngân hàng có hai cách để tăng mức lợi nhuận là tăng thu nhập hoặc giảm chi phí huy động. Việc quản lý chi phí vốn hiệu quả sẽ là lựa chọn an toàn hơn so với việc đầu tư vào các tài sản sinh lời hấp dẫn nhưng tiềm ẩn rủi ro cao.

c. Chỉ tiêu về quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng khi xác định quy mô và cơ cấu vốn hợp lý cho ngân hàng vì xét cho cùng thì ngân hàng huy động vốn là để sử dụng chúng với mục đích sinh lời. Đảm bảo hiệu quả huy động vốn cần đảm bảo huy động vốn phù hợp với kế hoạch sử dụng vốn. Sự phù hợp đó phản ánh qua ba khía cạnh:

i) Sự phù hợp về quy mô

Nếu các ngân hàng chỉ tập trung huy động càng nhiều càng tốt mà không tìm được nơi cho vay và đầu tư sẽ dẫn đến ứ đọng vốn, chi phí bỏ ra mà không đem lại lợi nhuận. Ngược lại, nếu nhu cầu vốn tăng cao mà ngân hàng không có khả năng thu hút đủ vốn, ngân hàng sẽ mất đi cơ hội kinh doanh, đồng thời uy tín với khách hàng cũng bị ảnh hưởng. Để đảm bảo sự cân đối vốn trong quá trình kinh doanh, các ngân hàng nên coi sử dụng vốn là điều kiện để huy động vốn. Các ngân hàng cần phải dựa vào kế hoạch sản xuất kinh doanh trong kỳ để ước lượng nhu cầu vốn, từ đó lên kế hoạch huy động cho phù hợp. Có thể đánh giá sự cân đối này qua chỉ tiêu sau:

, , ',.,,,ʌ Tốc độ tăng trưởng NVHĐ trong kỳ Hiệu quả sử dụng NVHĐ = , , . ■ ._Sn J, ɪ,______f> ΛA __1 '

Tốc độ tăng trưởng tín dụng & đau tư trong kỳ Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả sử dụng vốn từ huy động của ngân hàng, thể

hiện ngân

hàng đã chủ động trong việc tích cực tạo lợi nhuận từ nguồn vốn huy động hay chưa. Neu hệ số này > 1 là dấu hiệu của huy động quá nhiều hoặc tình trạng ứ đọng vốn. Là dấu hiệu không tốt vì quy mô vốn huy động tăng nhau hơn quy mô sử dụng vốn. Ngân hàng phải tìm ra nguyên nhân gây ra ứ đọng vốn để có biện pháp kịp thời giải quyết đầu ra cho vốn, đồng thời phải thực hiện huy động với quy mô phù hợp với nhu cau thị trường.

Nếu hệ số này < 1 thì hiệu quả sử dụng vốn cũng chưa tốt vì không đáp ứng đủ nhu cầu thị trường. Ngân hàng phải tìm ra biện pháp tăng cường huy động vốn để không bỏ qua những cơ hội đầu tư.

Nếu hệ số này = 1thì cho thấy huy động vốn đã đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng vốn của thị trường.

ii) Sự phù hợp về kỳ hạn

Ngân hàng thường sử dụng nguồn vốn có thời hạn ngắn để đầu tư vào các tài sản có thời hạn dài hơn để thu được lợi nhuận cao. Tuy nhiên, việc sử dụng này chỉ ở một tỷ lệ nhất định do dễ dẫn tới rủi ro trong thanh khoản. Trong khi kỳ hạn của các khoản nợ chưa đến hạn thu hồi, áp lực thanh khoản từ khách hàng gửi tiền sẽ buộc ngân hàng phải chấp nhận huy động vốn bổ sung với lãi suất cao hoặc là mất khả năng thanh toán. Ngược lại, nếu ngân hàng sử dụng nguồn vốn trung, dài hạn để cho vay ngắn hạn thì sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng.

Mặt khác, khi cấu trúc kỳ hạn của nguồn vốn không phù với cấu trúc kỳ hạn của danh mục đầu tư hay cho vay, ngân hàng có thể gặp rủi ro lãi suất. Rủi ro này thường xảy ra dưới hai dạng là rủi ro tái tài trợ tài sản nợ và rủi ro tái đầu tư tài sản có. Khi thời hạn nguồn vốn ngắn hơn thời hạn các khoản đầu tư, nếu lãi suất thị trường có xu hướng tăng thì ngân hàng sẽ tiếp tục phải huy động vốn với mức lãi suất cao hơn để tiếp tục tài trợ cho các khoản đầu tư dài hạn. Ngược lại, khi thời hạn sử dụng vốn ngắn

Khóa luận tốt nghiệp 2 3 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

thị trường giảm xuống. Trong khi phải trả lãi cao cho những khoản huy động dài thì ngân hàng chỉ đầu tư, cho vay được với lãi suất thấp hơn.

iii) Vòng quay vốn tín dụng

ʊ, A ,, , Doanh số thu nợ trong kỳ

Vòng quay vốn tín dụng = r.___________ ʌ Dư nợ bình quân

nợ đầu kỳ + Dư nợ cuối kỳ

Trong đó: Dư nợ bình quân trong kỳ = 2

Chỉ tiêu này thể hiện một đồng vốn bỏ ra thực hiện được bao nhiêu lần cho vay trong một năm. Vòng quay càng nhanh thì tốc độ luân chuyển vốn tín dụng, thời gian thu hồi nợ càng nhanh, chứng tỏ đầu tư càng an toàn và góp phần thúc đẩy huy động vốn.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 28 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w