Khái quát hoạt động kinh doanh chủ yếu của chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 43)

2010 2011 2012

3

BIDV - Chi nhánh Ba Đình chính thức đi vào hoạt động từ 10/2008 và tuy vẫn được đánh giá là một trong những chi nhánh non trẻ nhưng Chi nhánh đang từng bước phấn đấu vươn lên để khẳng định vai trò, vị trí của mình trong toàn hệ thống. Chi nhánh từ thời điểm ra đời tới nay đã thực hiện các nghiệp vụ chính là huy động vốn, cấp tín dụng, thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại tệ, phát hành và thanh toán thẻ ... trong đó chủ yếu là huy động vốn và cho vay đáp ứng nhu cầu vốn kinh doanh cũng như tiêu dùng cá nhân. Sau đây là một số đánh giá về các hoạt động chủ yếu này của BIDV - Chi nhánh Ba Đình.

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Nguồn vốn luôn có vai trò quan trọng quyết định đến hoạt động kinh doanh của bất cứ một ngân hàng nào. Vì thế, huy động vốn là một hoạt động mang tính chất truyền thống của mỗi một ngân hàng, đóng vai trò khởi nguồn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Đặc biệt, trước diễn biến phức tạp của thị trường vốn và sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng, ngay từ khi mới thành lập, dưới sự chỉ đạo của Ban giám đốc Chi nhánh cũng như hội sở, hoạt động huy động vốn được chi nhánh đặc biệt quan tâm và được coi là nghiệp vụ thế mạnh của Chi nhánh. Để đáp ứng nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh, chi nhánh đẩy mạnh công tác huy động vốn, đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ tiện ích nhằm tăng cường NVHĐ từ các cá nhân, tổ chức kinh tế (TCKT) thông qua nhận tiền gửi bằng VND và ngoại tệ.

Từ năm 2010 trở lại đây, đứng trước suy thoái sau khủng hoảng kinh tế, thị trường tiền tệ và thị trường vốn có những biến động phức tạp, trong điều kiện một chi nhánh mới, Chi nhánh đã xác định tập trung phát triển công tác huy động vốn là nhiệm vụ hàng đầu và phù hợp với năng lực cán bộ, đảm bảo mục tiêu an toàn và hiệu qủa trong hoạt động. Đặc biệt là hiện nay, do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, chênh lệch lãi suất huy động và cho vay đang thu hẹp dần, ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập của Ngân hàng. Vì vậy, để đảm bảo duy trì tốc độ tăng trưởng và thanh khoản của hệ thống thì phát triển nguồn vốn bền vững là yêu cầu cực kỳ cấp thiết. Với uy tín của một ngân hàng hàng đầu Việt Nam, cộng thêm vị trí khá thuận lợi, và sự nỗ lực không ngừng trong suốt thời gian qua, Chi nhánh đã đạt được một số thành tựu nhất định. NVHĐ không ngừng tăng trưởng và được thể hiện qua một số chỉ tiêu sau:

Bảng 2.1: Tình hình huy động vốn của BIDV Ba Đình

SVTH: Đào Thị Mai NHTM K - K12 - Học viện Ngân hàng

4

Theo loại tiền

VND 1.706 2.158 2.718

Ngoại tệ quy VND 309 302 322

Theo đối tượng

Tiền gửi dân cư 917 1.275 1.767

Tiền gửi TCKT 1.098 1.185 1.273

Tỷ trọng Tiền gửi TCKT (%) 54,5 48,2 419

Theo thời hạn

Tiền gửi ngắn hạn 1.657 2.089 2.486

Tiền gửi trung, dài hạn 358 371 554

Vốn tự có 100 ĩĩõ 150

Bảng số liệu 2.2 phản ánh NVHĐ của Chi nhánh đã gia tăng liên tục từ 2.015 tỷ đồng năm 2010 đã tăng lên 3.040 tỷ đồng năm 2012. Cụ thể, cuối năm 2011, NVHĐ đạt 2.460 tỷ đồng, tăng 445 tỷ đồng, tương ứng với tốc độ tăng 22,08% so với cuối năm 2010. Sang năm 2012, NVHĐ tiếp tục tăng, đến cuối năm đạt 3.040 tỷ đồng, so với cuối năm 2011 tăng 580 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 23,58%. Đạt được kết quả đó là do hàng năm Chi nhánh đều đưa ra nhiều đợt huy động vốn với nhiều kỳ hạn và lãi suất hấp dẫn; cùng với đó, các hình thức huy động tiết kiệm, dự thưởng khuyến mãi nhân các ngày lễ, tết, kỷ niệm ... được tổ chức thường xuyên. Qua đó, cho thấy Chi nhánh đã nỗ lực để có những chính sách thu hút nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư, các TCKT để đảm bảo hoạt động kinh doanh.

31/12/2010 31/12/2011 31/12/2012 Chỉ tiêu quy mô tín dụng

Khóa luận tốt nghiệp 3 5 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng lại giảm dần, từ 53,8% năm 2010 xuống còn 22,08% vào năm 2011 và tăng nhẹ lên 23,58% vào năm 2012. Cuối năm 2010, tình trạng lạm phát cao vượt mọi dự kiến (kế hoạch 8%, thực tế 11.75%) khiến cho người dân có tâm lý không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các tài sản có tính an toàn cao hơn như USD, Vàng và Bất động sản để giữ giá trị tài sản của mình một cách hợp lý nhất, điều này khiến cho ngân hàng gặp khó khăn trong việc huy động vốn, thêm vào đó, NHNN quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng huy động vốn và cho phép các NHTM áp dụng lãi suất thỏa thuận nên các NHTM buộc phải đẩy lãi suất huy động lên cao để thu hút người gửi tiết kiệm; trong khi các NHTM khác chạy đua lãi suất giai đoạn cuối năm 2010 và năm 2011 thì Chi nhánh chủ trương không chạy đua lãi suất nên tốc độ tăng trưởng nguồn vốn giảm mạnh. Sang năm 2012, do nền kinh tế đi vào suy thoái, trần lãi suất huy động liên tiếp với 06 lần điều chỉnh giảm từ 14% xuống còn 8% nên tốc độ tăng vẫn ở mức thấp nhưng có gia tăng nhẹ so với năm 2011 do vàng, bất động sản kém hấp dẫn hơn.

Đáng chú ý, năm 2010 khi nền kinh tế có sự tăng trưởng khá, tỷ trọng huy động từ TCKT là 54,54%, nhưng khi nền kinh tế rơi vào khó khăn vào năm 2011 và đặc biệt là năm 2012 thì tỷ trọng này giảm nhanh chóng, cho thấy trước đó, nguồn vốn huy động của Chi nhánh phụ thuộc lớn vào các TCKT. Tỷ trọng này giảm với nguyên nhân chính là do các doanh nghiệp trong tình trạng hoạt động ngày một khó khăn. Vấn đề này sẽ được phân tích sâu hơn ở phần sau của bài khóa luận.

Dễ thấy, năm 2011 huy động ngoại tệ thấp nhất trong ba năm trở lại đây là do lãi suất huy động ngoại tệ ở mức thấp hơn nhiều so với lãi suất huy động nội tệ. Năm 2011 cũng chứng kiến huy động ngắn hạn tăng mạnh là do lãi suất gia tăng liên tục dẫn đến người dân không muốn gửi dài hạn.

Hệ số đòn bẩy vốn huy động/vốn tự có của Chi nhánh ở mức cao, đều vượt 20 lần, cho thấy khả năng huy động của Chi nhánh là khá tốt nhưng cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tuy nhiên với Cơ chế QLVTT, toàn bộ vốn huy động được đều bán cho HSC nên việc Chi nhánh chỉ việc tập trung vào lợi thế huy động của mình cũng là hợp lý.

Khóa luận tốt nghiệp 3

6

GVHD: TS. Hà Thị Sáu 2.1.3.2. Hoạt động sử dụng vốn

Sử dụng vốn là khâu cuối cùng quyết định hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng, góp phần thúc đẩy hoạt động huy động vốn đạt hiệu quả. Mặc dù có những khó khăn nhất định do nhiều cơ chế chính sách trong và ngoài ngành thay đổi, nhưng Chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của Trung ương để quyết liệt chỉ đạo, cố gắng hoàn thành tốt nhất có thể các kế hoạch được giao.

Bảng 2.2: Tình hình sử dụng vốn của BIDV Ba Đình

Quy mô tăng trưởng 450 150 190

Tốc độ tăng trưởng dư nợ 107,14% 17,24% 18,63%

Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch 95% 98% 96%

Dư nợ theo loại tiền

VND 794 959 1205

Ngoại tệ quy VND 85 113 69

Tỷ lệ dư nợ ngoại tệ 10,71% 11,78% 5,73%

Dư nợ theo thời hạn

Ngắn hạn 451,3 538 694,6

Trung, dài hạn 418,7 482 515,4

Tỷ lệ dư nợ trung, dài hạn 48,13% 47,25% 42,60%

Chỉ tiêu chất lượng tín dụng

Tỷ lệ nợ nhóm 1 88,90% 90,18% 89,20%

Tỷ lệ nợ nhóm 2 11,09% 9,42% 10,20%

Dù có nhiều cố gắng, quy mô tín dụng tăng qua các năm, nhưng tốc độ tăng lại có xu hướng giảm. Cụ thể là cuối năm 2011, tổng dư nợ đạt 1.020 tỷ đồng, tăng 150 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 17,24% trong khi tỷ lệ này năm 2010 là 107,14%. Đến cuối năm 2012, dư nợ tiếp tục tăng và đạt mức 1.210 tỷ đồng, tăng 190 tỷ đồng, tương ứng 18,63%. Nguyên nhân chính là do trong năm 2011 và 2012, nền kinh tế có nhiều biến động với hầu hết các kênh đầu tư trong nước như vàng, đô la Mỹ, chứng khoán hay tiền gửi, cùng với đó là chính sách kiềm chế lạm phát, kiểm soát tín dụng chặt chẽ của NHNN làm cho hoạt động tín dụng của hệ thống ngân hàng nói chung và của BIDV Ba Đình nói riêng tăng trưởng ở mức thấp. Đó là quy định tổng số cho vay không vượt quá 80% tổng số vốn huy động được, tỷ lệ tính rủi ro của bất động sản và chứng khoán lên tới 250% (năm 2011) và việc hạn chế tín dụng phi sản xuất, đã ảnh hưởng không nhỏ đến dư nợ của các ngân hàng nói chung, đồng thời khiến các doanh nghiệp trong 2 ngành này cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận vốn.

Ngoài ra, để đảm bảo thanh khoản hệ thống phù hợp với cân đối nguồn vốn - sử dụng vốn toàn hệ thống, trong năm 2011 BIDV tăng cường quản lý hệ số Q:

Dư nợ

Hệ số Q = P[uy đọng x 100%

Theo quy định tại công văn 2011/CV-ALCO2, để đảm bảo an toàn hệ thống và đặc biệt giảm tải những khó khăn phát sinh trong giai đoạn thị trường khó khăn, căng thẳng thì hệ số Q không vượt quá 50%.

Đến đầu năm 2012, sau những nỗ lực trong công tác huy động vốn của toàn hệ thống thì thanh khoản toàn ngân hàng đã dần ổn định. 20/4/2012, Tổng Giám đốc BIDV đã cho tạm dừng áp dụng hệ số Q nhằm tạo chủ động cho các Chi nhánh phát huy tối đa hiệu quả hoạt động. Tuy nhiên, tình hình kinh tế trong nước khi đó đang trong trạng thái hấp thụ vốn kém, lãi suất cho vay tuy có giảm nhưng vẫn ở mức cao so với sức chịu đựng của doanh nghiệp nên ngân hàng cũng khó mà cho vay ra nhiều, tốc độ tăng trưởng tín dụng có tăng nhưng không đáng kể.

2010 2011 2012

Khóa luận tốt nghiệp 3 8 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Cả cho vay ngắn han và trung, dài hạn đều tăng lên, trong đó cho vay ngắn hạn vẫn chiếm phần lớn. Cơ cấu cho vay chuyển dịch theo hướng tích cực, Chi nhánh tập trung vào hoạt động tín dụng ngắn hạn và tín dụng trung, dài hạn có xu hướng giảm dần. Cuối năm 2010, tỷ trọng cho vay trung, dài hạn chiếm 48,13% thì đến cuối năm 2012, tỷ trọng này giảm chỉ còn 42,60%.

Ngay từ đầu năm 2011, nhu cầu nhập khẩu hàng hóa gia tăng, cuối tháng 3/2011, NHNN đã ra thông tư 07 về thu hẹp đối tượng vay ngoại tệ (người vay phải đảm bảo có nguồn ngoại tệ để trả) nhưng dư nợ vẫn chiếm tỷ lệ cao nhất trong ba năm trở lại đây. Nguyên nhân là trong thời kỳ này, ngân hàng theo tình hình chung bị thiếu nguồn tiền đồng, trong khi lại có vốn ngoại tệ giá rẻ nên các doanh nghiệp vẫn vay từ nguồn này.

Chi nhánh Ba Đình luôn nỗ lực trong việc kiềm chế tăng trưởng tín dụng nóng. Trong những năm gần đây, chi nhánh đã đưa ra nhiều biện pháp quản trị rủi ro, kiểm soát chặt chẽ các khoản tín dụng. Bên cạnh việc khống chế, thu hồi nợ từ các khách hàng sử dụng khoản tín dụng không hiệu quả, tiến hành phân loại lại nợ, xác định các món có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi trong năm, Chi nhánh cũng kiên quyết không cấp tín dụng cho khách hàng có tình hình tài chính yếu kém, không minh bạch, hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Chi nhánh đã xây dựng cụ thể kế hoạch triển khai xử lý nợ đối với những đối tượng có tiềm ẩn rủi ro để thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp. Nhờ đó, dư nợ tín dụng của Chi nhánh tăng trưởng với khả năng có thể kiểm soát. Tuy nhiên, trước tác động chung của nền kinh tế cũng như hệ thống ngân hàng, tỷ lệ nợ nhóm 2 và nợ xấu vẫn có xu hướng tăng.

2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ khác

Hoạt động dịch vụ của Chi nhánh BIDV Ba Đình có những bước phát triển mạnh mẽ. Năm 2010, thu ròng 10,15 tỷ đồng và đến năm 2012 đã đạt con số 22,1 tỷ đồng. Kết quả đạt được là do nỗ lực của Chi nhánh trong việc nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ.

Khóa luận tôt nghiệp 3

9

GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Bảng 2.3: Tình hình hoạt động dịch vụ của BIDV Ba Đình

Dịch vụ bảo lãnh 31% 32% 33%

Dịch vụ thanh toán 65% 57% 58%

Kinh doanh ngoại tệ 2% 6% 3%

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Tổng thu nhập 276, 6 7509, 516,5 233,1 84,3 6,8 1,3 Tổng chi phí 270, 6 467, 7 455,5 197,1 72,8 -12,2 -2,6 Tổng LNTT 6 42 61 36 600,0 19,0 45,2

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh BIDVBa Đình 2010-1012

Hoạt động bảo lãnh: Hoạt động bảo lãnh và thanh toán là hai mảng dịch vụ thế mạnh của Chi nhánh và ngày càng được củng cố, mở rộng. Chi nhánh không chỉ dừng lại ở việc bảo lãnh cho các dự án vay vốn thuộc các ngành công nghiệp trọng điểm của nền kinh tế trên địa bàn mà còn mở rộng sang nhiều lĩnh vực khác như sản xuất, gia công hàng xuất khẩu, môi trường ...

Hoạt động thanh toán: Chất lượng công tác thanh toán của chi nhánh cũng được nâng cao, một mặt thực hiện điều hành vốn nhanh chóng kịp thời trong toàn hệ thống, một mặt tiết kiệm được nguồn vốn đáng kể trong thanh toán so với trước đây.

Kinh doanh ngoại tệ: Hoạt động này đang từng bước được củng cố và nhất quán theo mục tiêu quản lý và kinh doanh của Ngân hàng trong từng giai đoạn. Chi nhánh đã chủ động khai thác các nguồn ngoại tệ mua của các đại lý, mua trên thị trường liên ngân hàng, mua của các doanh nghiệp, tự cân đối và được sự hỗ trợ của Ngân hàng mẹ nên đã đáp ứng đầy đủ các nhu cầu về ngoại tệ thanh toán cho khách hàng.

Dịch vụ thẻ: Vai trò to lớn của các loại thẻ đối với nền kinh tế hiện nay là không thể phủ nhận. Chi nhánh Ba Đình cũng rất quan tâm đến thị trường thẻ vì thông qua đó có thể thu hút lượng tiền gửi rất lớn từ người dân. Do mới triển khai ở giai đoạn

Khóa luận tốt nghiệp 4 0 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

giới thiệu sản phẩm nên thu từ nguồn này còn hạn chế nhưng được đánh giá là có tiềm năng lớn trong tương lai. Chi nhánh đang từng bước đa dạng các loại thẻ tín dụng cũng như thẻ ghi nợ cùng với các loại thẻ đồng thương hiệu.

Ngoài ra, Chi nhánh còn thực hiện một số loại hình dịch vụ khác như cho thuê tài chính, hoạt động trên thị trường chứng khoán ... Tuy nhiên những hoạt động này mới được chi nhánh thực hiện trong những năm gần đây.

2.1.3.4. Kết quả hoạt động kinh doanh

Bảng 2.4: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Ba Đình

Biểu đồ 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Ba Đình 600 509.7 516.5 500 400 300 200 100 ■67⅛ΓΠ 45⅛l mJ Jl 2010 2011 2012 0 6 ■LNTT HChi phí HThu nhập

Khóa luận tốt nghiệp 4 1 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Với mục tiêu tăng trưởng an toàn, chi nhánh đã tích cực đôn đốc thu lãi, nâng cao chất lượng tín dụng. Ngoài ra, Ban giám đốc cũng thực hiện quyết liệt các biện pháp tiết kiệm chi tiêu, chấn chỉnh công tác quản lý tài sản theo hướng thực hành tiết kiệm, giảm chi phí, nâng cao lợi nhuận kinh doanh. Do đó, hiệu quả kinh doanh của Chi nhánh tăng lên nhanh chóng qua các năm. Sau 02 năm đi vào hoạt động, lợi nhuận

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w