Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 33)

Hoạt động kinh doanh của ngân hàng là hoạt động trên lĩnh vực tiền tệ - là hoạt động nhạy cảm và sự thay đổi của nó ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế. Mặt khác, hoạt động này cũng chịu sự tác động lớn của môi trường xung quanh, với hai nhóm nhân tố chính là nhân tố khách quan và nhân tố chủ quan.

1.2.3.1. Nhân tố khách quan

Nhân tố khách quan là những nhân tố nằm ngoài ngân hàng, nhưng không có nghĩa là nó không quan trọng, không một ngân hàng nào có thể xem nhẹ nhân tố này.

a. Hành lang pháp lý

Mọi hoạt động kinh doanh, gồm cả hoạt động của ngân hàng đều phải chịu sự điều chỉnh của luật pháp. Các hoạt động của ngân hàng thương mại chịu sự điều chỉnh chặt chẽ, trực tiếp của luật các TCTD, luật Ngân hàng Nhà Nước... Những luật này quy định tỷ lệ huy động vốn của ngân hàng so với vốn tự có, quy định việc phát hành trái phiếu, kỳ phiếu, quy định mức cho vay của ngân hàng đối với một khách hàng . gián tiếp chịu sự điều chỉnh của hệ thống các văn bản pháp luật khác của Nhà nước như luật dân sự, các quy định của chính phủ... Bên cạnh đó, chính sách tài chính tiền tệ của một quốc gia cũng ảnh hưởng lớn đến nghiệp vụ tạo vốn của NHTM, thể hiện ở: mục tiêu của chính sách tiền tệ bao gồm kiểm soát lạm phát, bình ổn giá cả, ổn định sức mua của đồng tiền, tăng trưởng kinh tế và tạo công ăn việc làm. Như vậy, tùy

thuộc vào mục tiêu chính trong từng thời kỳ mà ảnh hưởng của nó đến nghiệp vụ tạo vốn là khác nhau. Để kiểm soát lạm phát thì Nhà nước phải thi hành chính sách tiền tệ thắt chặt bằng cách tăng lãi suất tiền gửi để thu hút tiền ngoài xã hội thì lúc đó ngân hàng huy động vốn dễ dàng hơn. Các công cụ chủ yếu được NHNN sử dụng là lãi suất chiết khấu, dự trữ bắt buộc, lãi suất OMO...

Chính sách đầu tư của Nhà nước hợp lý hay không đều ảnh hưởng đến chính sách huy động vốn của ngân hàng. Bởi vì trên thực tế những chính sách này ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường kinh doanh không chỉ đối với khách hàng mà ngay cả đối với ngân hàng. Vì vậy, để khuyến khích đầu tư, sản xuất, Nhà nước cần có những chính sách hợp lý như trợ giá, bảo hộ sản xuất trong nước.

b. Sự phát triển của nền kinh tế

Sự thay đổi của các yếu tố: tốc độ tăng trưởng kinh tế, tỷ lệ lạm phát, thu nhập bình quân đầu người thay đổi, chính sách đầu tư, tiết kiệm của chính phủ... sẽ ảnh hưởng đến khả năng tiêu dùng và tiết kiệm của dân cư và từ đó ảnh hưởng đến khả năng thu hút vốn của NHTM. Ví dụ khi thu nhập bình quân đầu người tăng thì tiêu dùng và tiết kiệm tăng và người dân gửi tiền vào ngân hàng tăng và ngược lại.

Trong điều kiện nền kinh tế phát triển ổn định, thu nhập dân cư được đảm bảo và ổn định thì nguồn tiền vào ra của các ngân hàng cũng ổn định, số vốn huy động được của ngân hàng ngày càng tăng lên và cơ hội đầu tư cho vay của ngân hàng cũng được mở rộng do lòng tin của các nhà đầu tư vào nền kinh tế. Nếu nền kinh tế suy thoái, doanh nghiệp thu hẹp sản xuất, thu nhập dân cư biến động thì lòng tin về đồng tiền của dân chúng bị giảm sút. Khi đó khả năng huy động vốn của ngân hàng không những bị giảm xuống mà lượng tiền dân cư đã gửi vào ngân hàng cũng có nguy cơ bị rút ra. Và như vậy ngân hàng sẽ gặp khó khăn trong công tác huy động vốn, quản lý dự trữ và củng cố niềm tin cho khách hàng.

c. Tâm lý, thói quen tiêu dùng của người gửi tiền

Tâm lý tin tưởng vào tương lai của khách hàng sẽ có tác dụng làm ổn định lượng tiền gửi vào, rút ra và ngược lại nếu niềm tin của khách hàng về đồng tiền trong tương lai sẽ mất giá gây ra hiện tượng rút tiền hàng loạt vốn là mối lo ngại lớn của mọi ngân hàng.

Khóa luận tốt nghiệp 2 5 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Ở các nước phát triển người dân có thói quen gửi tiền vào ngân hàng để hưởng những tiện ích trong thanh toán, hưởng lãi và trong tiềm thức họ ngân hàng là một phần tất yếu của nền kinh tế. Do vậy ngân hàng gặp không mấy khó khăn trong việc huy động vốn nhàn rỗi trong dân cư và tổ chức kinh tế.

Ngược lại ở những nước đang phát triển như Việt Nam việc huy động vốn của ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn vì người dân Việt Nam hiện nay vẫn còn thói quen thích dùng tiền mặt hơn. Mặc dù hệ thống ngân hàng đã có nhiều biện pháp marketing, một phần nào đó đã giúp thay đổi tư tưởng của người dân về thanh toán qua ngân hàng nhưng quan trọng là ngân hàng vẫn chưa khơi gợi được đúng mức.

1.2.3.2. Nhân tố chủ quan

Đứng ở góc độ bản thân ngân hàng thì những nhân tố chủ quan luôn là những nhân tố đóng vai trò quyết định.

a. Uy tín của một ngân hàng

Ngân hàng không khác nhiều so với các doanh nghiệp đang có vị trí thống trị trong một ngành công nghiệp nhờ uy tín và mức độ thâm niên. Mặc dù không phải lúc nào ngân hàng có từ lâu cũng luôn có lợi thế so với ngân hàng mới thành lập. Song điều này đặc biệt đúng tại các địa phương nơi không có sự gia tăng nhanh chóng về hoạt động kinh tế và tiền gửi. Đối với khách hàng khi cần giao dịch với một ngân hàng thì bao giờ họ cũng tin tưởng vào một ngân hàng có thâm niên hơn là ngân hàng mới thành lập. Bởi vì họ nghĩ rằng một ngân hàng hoạt động lâu đời thì có thế lực, uy tín trên thị trường, có kinh nghiệm trong thực hiện các nghiệp vụ, có nguồn vốn lớn và có khả năng thanh toán cao. Do vậy, mức độ thâm niên về một khía cạnh nào đó cũng tạo ra được lòng tin đối với khách hàng.

b. Chính sách huy động vốn của ngân hàng

Lãi suất huy động vốn thường là một trong những mối quan tâm hàng đầu của

cá nhân và tổ chức muốn gửi tiền vào ngân hàng. Với các doanh nghiệp chỉ gửi tiền vào ngân hàng với mục đích thanh toán thì lãi suất không phải là vấn đề họ quan tâm, mà với họ các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp từ đó mới quan trọng. Còn với những cá nhân, hoặc doanh nghiệp muốn gửi tiền có kỳ hạn thì bộ phận tiền gửi này nhằm mục

đích hưởng lãi nên rất nhạy cảm với lãi suất. Điều này hoàn toàn hợp lý vì trong nền kinh tế lĩnh vực có lợi nhuận cao hơn bao giờ cũng thu hút được nhiều người tham gia đầu tư hơn. Tuy nhiên, nguồn tiền gửi không chỉ phụ thuộc vào lãi suất cao mà còn phụ thuộc vào các nhân tố khác như kỳ hạn, mức độ rủi ro, điều kiện thanh toán, uy tín, địa điểm ... của ngân hàng nhưng với lãi suất cao, linh hoạt, hợp lý thì luôn luôn có tác dụng kích thích người gửi tiền vì khách hàng chọn gửi tiền theo phương thức này thường có mục đích hưởng lãi.

Các ngân hàng thường đưa ra nhiều hình thức huy động vốn đa dạng: phát hành kỳ phiếu, trái phiếu, huy động tiết kiệm với nhiều kỳ hạn khác nhau cho các loại tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn ... Xuất phát từ sự khác nhau về nhu cầu và tâm lý của các tầng lớp dân cư, hình thức huy động vốn của ngân hàng càng đa dạng, phong phú, linh hoạt bao nhiêu thì khả năng thu hút vốn từ nền kinh tế càng lớn bấy nhiêu. Mức độ đa dạng của các hình thức huy động càng cao thì càng dễ dàng đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của dân cư và họ đều tìm thấy cho mình một hình thức gửỉ tiền phù hợp mà lại an toàn. Do đó, mỗi ngân hàng đều tìm cho mình những hình thức huy động vốn phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội, tâm lý dân cư vùng mà ngân hàng đặt địa điểm, đồng thời phù hợp với yêu cầu sử dụng cũng như dễ dàng quản lý có hiệu quả nguồn vốn của mình. Do vậy các NHTM thường cân nhắc rất kỹ trước khi đưa vào hình thức huy động mới. Khi hình thức huy động vốn đa dạng nghĩa là số lượng vốn huy động được tăng lên và chi phí huy động có xu hướng giảm xuống.

Bảo hiểm tiền gửi: trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng, rủi ro xảy ra là

điều không thể tránh khỏi nên sự an toàn của các NHTM luôn là mối quan tâm hàng đầu của các cổ đông, các nhà điều hành và đặc biệt là đối với người gửi tiền. Bởi trên 90% vốn kinh doanh của ngân hàng là vốn huy động từ bên ngoài nên để lấy được niềm tin từ người gửi tiền đồng thời bảo vệ lợi ích cho họ, giảm thiểu tổn thất cho họ khi ngân hàng gặp rủi ro mất khả năng thanh toán thì cá NHTM phải tham gia bảo hiểm tiền gửi và chính các công ty bảo hiểm tiền gửi sẽ chịu trách nhiệm chi trả toàn bộ cho người gửi tiền trong giới hạn bảo hiểm.

Đối với những người gửi tiển nhỏ thì họ được các công ty bảo hiểm chịu trách nhiệm trả hết khoản tiền mà họ gửi vào ngân hàng. Còn với người gửi số tiền lớn thì phần tiền vượt quá giới hạn bảo hiểm có thể được chi trả đầy đủ hoặc không, vì lúc này số tiền vượt quá đó không thuộc trách nhiệm của công ty bảo hiểm mà tùy thuộc

Khóa luận tốt nghiệp 2 7 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

vào giá trị thanh lý của các tài sản Có thuộc ngân hàng phá sản. Tham gia bảo hiểm tiền gửi góp phần bảo vệ người gửi tiết kiệm cũng như làm họ cảm thấy an toàn, tin tưởng vào ngân hàng.

c. Chính sách marketing

Trong điều kiện cạnh tranh mạnh mẽ như ngày nay khó có thể duy trì sự khác biệt về sản phẩm và giá cả nên chiến lược quảng cáo và phục vụ khách hàng trở thành yếu tố vô cùng quan trọng để thu hút khách hàng. Chiến lược quảng cáo phù hợp sẽ giúp ngân hàng có nhiều khách hàng mới cùng thái độ phục vụ thân thiện, chu đáo là điều kiện để thu hút và giữ chân khách hàng. Do đó để có uy tín trên thị trường, giữ vững mối quan hệ với khách hàng truyền thống và thu hút thêm nhiều khách hàng mới ngân hàng phải không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ, có chiến lược quảng cáo hợp lý để để nhiều người biết đến ngân hàng và sản phẩm dịch vụ do ngân hàng cung ứng.

d. Công nghệ

Công nghệ có ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển của ngân hàng, công nghệ mới cho phép ngân hàng đổi mới quy trình nghiệp vụ, cách thức phân phối sản phẩm, phát triển các sản phẩm mới... nhờ có công nghệ mà hoạt động huy động vốn được cải tiến, phát triển, rút ngắn thời gian giao dịch và thực hiện nghiệp vụ chính xác... giúp ngân hàng có khả năng thu hút được nhiều vốn, nhiều khách hàng và tăng thu nhập và uy tín của ngân hàng.

Các máy rút tiền tự động, điểm giao dịch tự động và các giao dịch qua internet cũng như điện thoại giúp cho việc giao dịch với ngân hàng ngày càng nhanh chóng và tiện lợi làm tăng sự hài lòng của khách hàng. Huy động vốn qua các điểm giao dịch tự động mà không cần tới ngân hàng đang là môi trường công nghệ mà các ngân hàng đang theo đuổi.

e. Sản phẩm và các tiện ích đi kèm

Một ngân hàng đưa ra các dịch vụ tốt và đa dạng thường có lợi thế hơn các ngân hàng khác có dịch vụ giới hạn.

Trong điều kiện thành phố thiếu bãi đậu xe, nếu ngân hàng có bãi đậu xe, tiện nghi, rộng rãi cũng là một lợi thế. Ta cũng có thể nói như thế về ngân hàng có quầy thu ngân cạnh đường, dịch vụ ngân hàng qua thư, các hệ thống chi trả tự động, làm việc suốt ngày đêm và các dịch vụ nhận tiền gửi được cải tiến và tốn ít thời gian.

Một số khách hàng bị lôi cuốn vào một ngân hàng có dịch vụ nhận tiền gửi ngoài giờ. Người nông dân có thể bị thu hút về một ngân hàng có vị đại diện nổi tiếng về nông nghiệp được huấn luyện kỹ càng và sẵn sàng cho nông dân các lời khuyên về các vấn đề tài chính, thị trường hay sản xuất.

Khóa luận tốt nghiệp 29 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Vốn là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh, giữ vai trò quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế nói chung và của NHTM nói riêng, vốn quyết định quy mô hoạt động, quyết định khả năng thanh toán, quyết định năng lực cạnh tranh và lợi nhuận của ngân hàng. Vì thế, nâng cao hiệu quả huy động vốn là một trong những vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của các NHTM, là điều kiện tiên quyết để ngân hàng phát triển.

Qua nghiên cứu những vấn đề cơ bản về hoạt động huy động vốn, khóa luận đã khái quát được một số nội dung cơ bản sau:

- Khái quát về vốn và vai trò của vốn đối với NHTM - Hoạt động huy động vốn của NHTM

- Hiệu quả huy động vốn

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả huy động vốn - Các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả huy động vốn

Những vấn đề lý luận trên là cơ sở để phân tích, đánh giá, đối chiếu với thực tế hoạt động nâng cao hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Ba Đình sẽ trình bày trong chương 2 của khóa luận.

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI BIDV - CHI NHÁNH BA ĐÌNH

2.1 Tổng quan về BIDV - Chi nhánh Ba Đình

2.1.1. Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển Chi nhánh Ba Đình

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam viết tắt là BIDV (Bank for Investment and Development of Vietnam) được thành lập theo quyết định 177/TTg ngày 26/04/1957 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam là một trong bốn NHTM vốn Nhà nước lớn nhất ở Việt Nam, được hình thành sớm nhất, là doanh nghiệp Nhà nước hạng đặc biệt, được tổ chức hoạt động theo mô hình Tổng công ty Nhà nước. Tháng 12/2011, BIDV đã tổ chức thành công đợt phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng với giá trị vốn điều lệ sau IPO và bán cổ phần ưu đãi cho người lao động là 23011 tỷ đồng, trong đó Nhà nước nắm giữ 95,76%, người lao động nắm giữ 0,56%. Tính đến 31/12/2012, tổng tài sản của BIDV đạt 484784 tỷ VND; là một trong 03 ngân hàng thương mại có mạng lưới rộng nhất Việt Nam (sau VBARD và Vietinbank), phủ khắp trên địa bàn 63 tỉnh thành phố trong cả nước với 117 chi nhánh và 01 Sở giao dịch, 432 phòng giao dịch, 113 quỹ tiết kiệm và 1295 máy ATM [nguồn: BCTC hợp nhất 2012].

Chi nhánh BIDV Ba Đình được thành lập theo quyết định số 815/QĐ-HĐQT ngày 23/9/2008 của hội đồng quản trị BIDV, có trụ sở đặt tại 18 Núi Trúc - Ba Đình - Hà Nội, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 08/10/2008 trên cơ sở nâng cấp phòng giao dịch số 5 của chi nhánh Quang Trung. [nguồn: Một số văn bản nội bộ của chi nhánh BIDV Ba Đình]

Được tách ra từ Chi nhánh gốc Quang Trung, là một trong các Chi nhánh có tốc độ phát triển nhanh và mạnh nhất trên địa bàn Hà Nội, Chi nhánh Ba Đình kế thừa được những lợi thế về con người (đội ngũ lãnh đạo và cán bộ chủ chốt), về cơ sở vật chất (trụ sở và 1PGD), về quan hệ khách hàng, qui trình qui chế.... [Nguồn: Một số văn bản nội bộ của chi nhánh BIDV Ba Đình]

— ► r X Phòng Kế hoạch tổng hợp — ► Z X Phòng Tổ chức hành chính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w