Quan hệ giữa huy động và sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 74)

Như trên đã phân tích, đánh giá vốn huy động qua sự tăng giảm quy mô, sự thay đổi cơ cấu vốn vẫn chưa đủ để kết luận ngân hàng huy động vốn có hiệu quả hay không. Một ngân hàng muốn đạt được mục tiêu lợi nhuận an toàn và nâng cao được hình ảnh, uy tín của mình thì phải đảm bảo nghiệp vụ huy động vốn và sử dụng vốn phải phù hợp với nhau về quy mô, cơ cấu, thời hạn cũng như chi phí huy động và cho vay nhằm đạt được sự thông suốt trong quá trình luân chuyển vốn. Bởi, nếu NVHĐ lớn trong khi lượng vốn đầu tư thấp thì sẽ dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn, làm cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng bị thua lỗ, vì dù cho vay được hay không, ngân hàng vẫn phải trả lãi cho khách hàng. Còn nếu huy động vốn ít mà nhu cầu xin vay nhiều thì ngân hàng sẽ không đáp ứng được vốn cho khách hàng, do đó khách hàng, sẽ đi tìm nguồn vốn khác, dẫn đến ngân hàng bị mất khách, uy tín giảm sút.

Hệ thống BIDV thực hiện cơ chế quản lý vốn tập trung FTP từ 13/01/2007 và ngay từ khi ra đời, Chi nhánh BIDV Ba Đình cũng thực hiện huy động vốn và cho vay theo cơ chế tập trung nguồn vốn tại hội sở chính. Do đó việc phân tích sự phù hợp giữa quy mô, cơ cấu huy động và sử dụng vốn chỉ nhằm đánh giá một cách tương đối hoạt động huy động vốn của Chi nhánh chứ không phản ánh được chính xác như đối với việc phân tích một ngân hàng không áp dụng cơ chế này.

a. Sự phù hợp giữa quy mô huy động vốn và sử dụng vốn

Xét về quy mô huy động của Chi nhánh, trong tất cả các năm, đều đáp ứng đầy đủ nhu cầu sử dụng vốn. Năm 2010, NVHĐ dư thừa so với cho vay là 1115 tỷ đồng, năm 2011 và năm 2012, Chi nhánh tiếp tục mở rộng quy mô huy động làm cho khoảng chênh lệch tăng lên lần lượt đạt 1733 tỷ đồng và 2170 tỷ đồng. Lượng vốn dư thừa này là quá lớn so với nhu cầu của ngân hàng. Do BIDV thực hiện mô hình quản lý vốn tập trung tại Hội sở chính nên sự mất cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn có thể được điều chỉnh thông qua hoạt động mua - bán vốn với Hội sở. Việc huy động vốn nhiều hơn có thể mang lại lợi nhuận cho Chi nhánh nếu hệ thống đang cần vốn, vì khi

SVTH: Đào Thị Mai NHTM K - K12 - Học viện Ngân hàng

bán vốn cho Hội sở thì có thể thu được lãi qua qua chênh lệch giữa lãi suất huy động với mức lãi suất FTP mua vốn.

Bảng 2.14: Cân đối giữa huy động vốn và sử dụng vốn

Thừa vốn 1.145 1.440 1.830

Tỷ lệ dư nợ/ Tổng NVHĐ 43.18% 44.46% 39,80%

Hệ số tăng trưởng NVHĐ/ tăng

Tổng NVHĐ 2.015 2.460 3.040

Dư nợ cho vay 870 1.020 1.210

Huy động vốn bằng nội tệ 1.706 2.158 2.718

Cho vay nội tệ 794 959 1205

Phần dư 912 1199 1513

Tỷ lệ sử dụng vốn nội tệ 46.54% 44.44% 44.33%

Huy động vốn bằng ngoại tệ 309 302 322

Cho vay ngoại tệ 85 113 69

Phần dư 224 189 253

Tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ 27.51% 37.42% 21.43%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Tổng dư nợ cho vay trên tổng NVHĐ của Chi nhánh ở mức thấp và còn có xu hướng giảm qua các năm, từ 43.18% năm 2010 xuống còn 39,80% vào năm 2012. Sự biến động này cho thấy tình hình sử dụng vốn của Chi nhánh là chưa tốt, tốc độ tăng trưởng huy động vốn cao hơn tốc độ tăng trưởng tín dụng và đầu tư, dẫn đến tình trạng ứ đọng vốn. Nguyên nhân là do từ năm 2011, NHNN thực hiện chính sách kiểm soát tín dụng, hạn chế cho vay phi sản xuất và ngừng cho vay vàng nên đối tượng cho vay bị thu hẹp. Ngoài ra, lãi suất thị trường cao không khuyến khích khách hàng nhận nợ vay hay ngay cả khi lãi suất đã giảm đáng kể vào năm 2012 do tác động của NHNN nhưng tình kinh doanh doanh không tốt nên khách hàng cũng khó có thể đáp ứng được các điều kiện tín dụng. Không những thế, nợ xấu gia tăng và đặc biệt là nợ nhóm 2 cũng tăng và ở mức cao, trên 10%, cho thấy hoạt động tín dụng của Chi nhánh là chưa tốt.

b. Sự phù hợp giữa cơ cấu huy động vốn và sử dụng vốn i) Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo loại tiền

NVHĐ bằng cả nội tệ và ngoại tệ đều đáp ứng được đầy đủ nhu cầu tín dụng. Hoạt động huy động vốn và cho vay bằng nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu trong cơ

Khóa luận tốt nghiệp 5 9 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

cấu huy động vốn và cho vay theo loại tiền của Chi nhánh. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng vốn nội tê của Chi nhánh chưa cao, mặt khác còn giảm dần qua các năm, cho thấy tình hình cho vay gặp rất nhiều khó khăn. Nguyên nhân, một phần là do chính sách thắt chặt tiền tệ của NHNN, kiểm soát chặt hạn mức tín dụng, và một phần lớn là do doanh nghiệp hoạt động kém, không đủ điều kiện vay vốn, thậm chí còn không có khả năng hấp thụ được vốn vì hàng tồn kho nhiều mà chưa tiêu thụ được.

Bảng 2.15: Tỷ lệ sử dụng vốn theo loại tiền

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Tổng NVHĐ 2.015 2.460 3.040

Dư nợ cho vay 870 1.020 1.210

Nguồn vốn ngắn hạn 1.657 2.089 2.486

Cho vay ngắn hạn 451,3 538 694,6

Phần dư 1.205,7 1.551 1.791,4

Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn 27,24% 25,75% 27.94%

Nguồn vốn trung, dài hạn 358 371 554

Cho vay trung, dài hạn 418,7 482 515,4

Phần dư -60,7 -ĩĩĩ -38,6

Tỷ lệ sử dụng vốn TDH 116,96% 129,92% 93,03%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ năm 2011 tăng cao đạt 37,42%, đây cũng là năm Chi nhánh có nguồn thu từ ngoại tệ lớn, 6% tổng thu từ dịch vụ. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này không ổn định, biểu hiện là sự sụt giảm ngay trong năm 2012, tỷ lệ sử dụng vốn ngoại tệ chỉ còn 21,43%. Cho vay bằng ngoại tệ ngày càng được kiểm soát chặt chẽ hơn biểu hiện ở Thông tư số 03/2012/TT-NHNN về việc hạn chế cho vay ngoại tệ, trong đó không cho phép doanh nghiệp nhập khẩu vay. NHNN giải thích rằng đây là một trong những bước đi đầu tiên để chuyển quan hệ huy động, cho vay ngoại tệ sang quan hệ mua bán, nhằm tránh tình trạng đô la hóa trong nền kinh tế. Vì vậy, chỉ những doanh nghiệp xuất khẩu, có nguồn thu từ ngoại tệ mới được vay vốn để chuyển sang tiền đồng sản xuất kinh doanh, hoặc thanh toán hàng hóa xuất khẩu và NHTM phải

Khóa luận tốt nghiệp 6 0 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

đảm bảo khả năng thu hồi nợ dựa vào hợp đồng xuất khẩu. Còn các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu mặc dù có nhu cầu lớn nhưng khi cần thì phải mua ngoại tệ từ ngân hàng.

ii) Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn theo kỳ hạn

Tỷ lệ sử dụng vốn theo kỳ hạn bị mất cân đối nghiêm trọng, NVHĐ trung dài hạn chỉ chiếm khoảng 15-19% tổng nguồn vốn, trong khi, tỷ lệ cho vay trung dài hạn luôn ở mức trên 40% tổng dư nợ. Nguyên nhân lớn nhất vẫn là do thực hiện hạch toán vốn tập trung tại Hội sở chính.

Bảng 2.16: Tỷ lệ sử dụng vốn theo kỳ hạn

Doanh số thu nợ trong kỳ 1.073 1220 1340

Dư nợ bình quân 645 945 1.115

Vòng quay vốn tín dụng 1,66 129 120

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Ngoài ra, Chi nhánh cũng không kiểm soát tốt cơ cấu huy động, làm cho cơ cấu nguồn vốn ngắn hạn tăng nhanh. Nguồn vốn ngắn hạn tăng trưởng quá nhanh mà tín dụng ngắn hạn không theo kịp đã tạo ra sự mất cân đối giữa huy động và cho vay ngắn hạn. Tất nhiên là sự mất cân đối này đã được điều chỉnh thông qua quá trình điều chuyển vốn giữa các chi nhánh nhưng nó cũng ảnh hưởng đến tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của Chi nhánh BIDV Ba Đình thông qua nghiệp vụ mua bán vốn với Hội sở.

Khóa luận tốt nghiệp 6 1 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

c. Vòng quay vốn tín dụng

Bảng 2.17: Vòng quay vốn tín dụng

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Vòng quay vốn tín dụng có xu hướng chung là giảm dần qua các năm, từ 1,66 vòng/năm năm 2011 xuống còn 1,20 vòng/năm năm 2012, nguyên nhân là do doanh nghiệp hoạt động kém dẫn đến hiệu quả sử dụng vốn không cao, ngân hàng khó thu nợ hơn. Nguồn vốn huy động gia tăng tạo điều kiện gia tăng doanh số cho vay, dư nợ bình quân tăng nhưng doanh số thu nợ lại không tăng tương ứng, dẫn đến vòng quay vốn tín dụng giảm dần. Chính điều này sẽ tác động ngược lại hoạt động huy động vốn, làm cho huy động vốn khó khăn hơn.

2.3. Đánh giá hiệu quả huy động vốn tại BIDV - Chi nhánh Ba Đình

2.3.1. Những kết quả đạt được

Giai đoạn 2010 - 2012 là khoảng thời gian khó khăn của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt trong hoạt động Tài chính - Ngân hàng, cùng với đó là sự non trẻ của Chi nhánh trong hệ thống NHTM Việt Nam nói chung và sự phát triển 56 năm của BIDV nói riêng nên hoạt động huy động vốn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Ban giám đốc và sự cố gắng của các nhân viên, NVHĐ của Chi nhánh đạt được nhiều kết quả tích cực. Chi nhánh đã bám sát chỉ đạo của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam để chủ động trong việc định hướng xác định khách hàng mục tiêu, tập trung huy động nguồn vốn có chi phí thấp, thường xuyên bám sát diễn biến thị trường, dự báo xu hướng tăng lên của lãi suất từ đó có các điều chỉnh linh hoạt, kịp thời và kết hợp với việc tổ chức các đợt khuyến mại để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Cụ thể, những kết quả đạt được của Chi nhánh:

Với nhiều biện pháp gia tăng NVHĐ như đa dạng loại kỳ hạn, hình thức trả lãi, huy động tiết kiệm dự thưởng, cùng việc tận dụng tốt cơ chế quản lý vốn tập trung đã giúp Chi nhánh phát huy được những thế mạnh của mình trong hoạt động huy động vốn. Vì thế, NVHĐ không ngừng mở rộng về quy mô, duy trì được xu hướng tăng trưởng qua các năm, ngoài ra còn có một lượng lớn vốn huy động dư thừa bán cho HSC để góp phần điều hòa vốn trong hệ thống. Cụ thể số lượng huy động được các năm từ 2010 lần lượt là 2015tỷ đồng, 2460 tỷ đồng và 3040 tỷ đồng.

Trước tình hình lãi suất được nhận định có xu hướng giảm, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có những bước phát triển lớn. Năm 2012, lượng tiền gửi này đạt 554 tỷ đồng, tăng 49,33% so với 371 tỷ đồng của năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NHVĐ. Việc hai loại nguồn vốn này vẫn giữ được sự tăng trưởng đều và tỷ trọng cao qua từng năm góp phần làm tăng tính an toàn, ổn định cho NVHĐ và tạo ra nguồn thu nhập lớn cho chi nhánh.

2.3.1.2. Chính sách huy động linh hoạt với biến đổi của thị trường

Với mục tiêu cao nhất là liên tục mở rộng quy mô huy động vốn với chi phí huy động hợp lý, Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt chính sách lãi suất để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Năm 2011 là năm khó khăn với cả thị trường nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng khi lãi suất huy động và cho vay đều tăng lên rất cao. Tuy nhiên, dựa trên nhận định lãi suất tăng lên chỉ là hiện tượng tạm thời nên Ban giám đốc đã tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn, đặt ra mức lãi suất hợp lý dựa trên chỉ đạo của Hội sở. Sự đổi mới trong nhận thức về cơ chế quản lý vốn đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.

2.3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động

Năm 2011, thực thi nghiêm túc Chỉ thị 02 của NHNN về việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động nội tệ và ngoại tệ, Chi nhánh đã chủ trương không chạy đua lãi suất, quản lý tốt mức lãi suất dưới 14% và bước sang năm 2012 tuân thủ theo các đợt giảm lãi suất của NHNN, đồng thời phát huy lợi thế thương hiệu và đa dạng hóa các hình thức huy động, thường xuyên có các đợt khuyến mại hấp dẫn để thu hút nguồn vốn ổn định từ dân cư. Các sản phẩm huy động mới được ban hành, phần nào

Khóa luận tốt nghiệp 63 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

giúp khai thác tốt lợi thế và tiết kiệm một phần chi phí huy động như: Tiết kiệm năng động (áp dụng từ 7/2010, theo đó lãi suất của sản phẩm linh hoạt theo lãi suất thị trường, điều chỉnh 1 quý 1 lần, phù hợp với nhu cầu tiết kiệm trung và dài hạn), Tiết kiệm Lộc xuân may mắn, May mắn nhân Ba - Sung túc mọi nhà, May mắn ngập tràn - Muôn vàn tiền gửi ...

2.3.1.4. Công nghệ ngày càng được cải tiến

Chi nhánh đã đưa vào nhiều ứng dụng mới như Internet Banking, Mobile Banking theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo tiền đề quan trọng để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ và ngân hàng điện tử cho Chi nhánh. Chi nhánh cũng đã phát triển và kiện toàn mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

2.3.2.1. Những tồn tại chủ yếu

a. Cơ cấu NVHĐ chưa phù hợp với cơ cấu tín dụng của Chi nhánh

Tỷ lệ sử dụng vốn ở mức thấp, khoảng trên 40%, trong đó tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chỉ khoảng từ 20-30%, nguồn trung và dài hạn không đủ để cho vay. Mặc dù Chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nhưng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng NVHĐ, mà đây lại là nguồn có tính ổn định rất cao, khả năng sinh lời lớn cho Chi nhánh. Mặc dù có thể thông qua cơ chế mua - bán vốn với Hội sở để giải quyết thực trạng này nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng.

b. Tính chất nguồn vốn chưa ổn định

Cơ cấu vốn của Chi nhánh phụ thuộc khá nhiều vào một số khách hàng lớn nên khi các khách hàng này gặp khó khăn về dòng tiền dẫn đến lượng tiền gửi biến động thì ảnh hưởng mạnh đến nguồn vốn huy động của Chi nhánh, đó là lý do mà tốc độ tăng nguồn vốn huy động hai năm 2011 và 2012 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2010.

c. Chi nhánh chưa được tự chủ về hoạt động

Chi nhánh phải chịu ràng buộc bởi những quy định của Ngân hàng mẹ BIDV đặc biệt là vấn đề lãi suất, Chi nhánh không được tự đưa ra mức lãi suất huy động cũng như cho vay cạnh tranh trên địa bàn cũng như thị trường nên thường ở thế kém

cạnh tranh hơn về mặt lãi suất so với các NHTM khác cùng địa bàn. Bên cạnh đó, ngoài các sản phẩm, dịch vụ mới do Ngân hàng mẹ BIDV triển khai thì chi nhánh chưa phát triển được sản phẩm mới riêng biệt, do chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

d. Chính sách khách hàng

Chi nhánh chưa thực hiện phân loại khách hàng VIP, khách hàng truyền thống với những khách hàng đại trà để có được những chăm sóc, những ưu đãi cụ thể với

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w