Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh Ba Đình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 88 - 90)

3.2.1. Chính sách huy động vốn

Thứ nhất là đảm bảo lượng vốn huy động được tăng trưởng cao và ổn định

hàng năm, vì chỉ với tốc độ tăng trưởng được duy trì và đảm bảo mới có thể thực hiện được mục tiêu đã định. Tức là, kế hoạch huy động vốn phải được thực hiện thành công, mức vốn đạt được phải được phải bằng hoặc vượt kế hoạch. Việc đạt tốc độ tăng trưởng huy động vốn thực hiện song song với việc xây dựng chi phí huy động vốn ở

Khóa luận tốt nghiệp 7 1

GVHD: TS. Hà Thị Sáu

mức có thể chấp nhận được, lãi suất huy động phải được xác định dựa trên mối quan hệ với lãi suất cho vay để đảm bảo lợi nhuận của ngân hàng.

Thứ hai là Chi nhánh cần xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý hơn, cụ thể là đẩy mạnh huy động nguồn vốn trung, dài hạn để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn cho vay các dự án. Muốn vậy, Chi nhánh cần đẩy mạnh huy động tiết kiệm từ dân cư, vì đây là nguồn có thời gian ổn định, người gửi tiền chủ yếu là vì mục đích lãi suất chứ không vì mục tiêu thanh toán trong ngắn hạn. Vì vậy, Chi nhánh nên đặt trọng tâm tìm kiếm và mở rộng thị phần đối với đối tượng khách hàng là dân cư.

Thứ ba là Chi nhánh cần phân tích thị trường huy động vốn, bởi đây là nơi có sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Việc phân tích là nhằm xác định nhu cầu thị trường, xác định sản phẩm huy động phù hợp với từng đối tượng khách hàng, từng địa bàn cụ thể, từ đó thay đổi phương hướng hoạt động, phù hợp với sự biến động của thị trường. Thật vậy, ngày nay các chi nhánh không ngừng cạnh tranh với nhau về các sản phẩm dịch vụ, các chương trình khuyến mại, dự thưởng ngày càng đa dạng, phong phú, không ngừng chạy đua về chất lượng phục vụ và chăm sóc khách hàng. Vì thế, trước khi phát triển một sản phẩm huy động mới thì Chi nhánh cần thực hiện tốt hoạt động phân tích thị trường huy động vốn. Để phân tích có hiệu quả thì cần nghiên cứu cả cung - cầu của thị trường.

Về nghiên cứu cầu của thị trường: đây là bước phân tích quy mô, cơ cấu và sự vận động của thị trường để xác định những tiềm năng thị trường với Chi nhánh, trên cơ sở đó đưa ra quyết định về các sản phẩm mới sẽ triển khai. Cụ thể là cần nghiên cứu thói quen, nhu cầu của khách hàng đối với những sản phẩm của ngân hàng thông qua phân loại khách hàng theo nhóm và điều tra nhu cầu của khách hàng trên địa bàn, từ đó tìm ra nhóm khách hàng có triển vọng nhất của sản phẩm, phù hợp với cơ cấu vốn mà Chi nhánh muốn đạt được.

Về nghiên cứu cung của thị trường, tức là khả năng đáp ứng với cầu của thị trường: đây là bước nghiên cứu khả năng cung ứng các loại sản phẩm huy động vốn của Chi nhánh và của đối thủ cạnh tranh. Trước hết, Chi nhánh cần tập trung xem xét cơ cấu nguồn vốn của Chi nhánh để đáp ứng nhu cầu sử dụng vốn, từ đó tập trung vào các sản phẩm huy động phù hợp với cơ cấu vốn mong đợi. Hiện nay, sự cạnh tranh về sản phẩm huy động vốn của các ngân hàng trên địa bàn là rất gay gắt, các sản phẩm

tiết kiệm đa dạng cùng các hình thức dự thưởng, tặng quà để lội kéo khách hàng gửi tiền. Để có thể hấp dẫn, thu hút khách hàng hơn nữa, Chi nhánh cũng cần có kế hoạch phát triển sản phẩm mới cho riêng mình dựa trên những phân tích về cung - cầu đối với các sản phẩm của Chi nhánh, ưu thế của các ngân hàng trên địa bàn để triển khai các chiến lược hợp lý. Ví dụ như để khuyến khích tiết kiệm trung, dài hạn, Chi nhánh cần đưa ra các chương trình khuyến mại hấp dẫn, tính cạnh tranh cao như bốc thăm trúng thưởng, phát thẻ cào để tặng quà ngay khi gửi tiền và quay thưởng vào cuối kỳ khuyến mại, tiết kiệm trả lãi trước với những khoản tiền gửi có số dư lớn ... Qua đó, làm tăng lượng vốn tiền gửi dài hạn, tăng tính ổn định cho NVHĐ của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 88 - 90)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w