Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 59 - 70)

Số liệu về tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn thể hiện hiệu quả hoạt động của chi nhánh trong việc hoàn thành chỉ tiêu huy động vốn được cấp trên giao cho.

Bảng 2.5: Tỷ lệ hoàn thành kế hoạch huy động vốn

Chỉ tiêu 2010 2011

2012

2011/2010 2012/2011

Tỷ lệ tăng trưởng vốn ở hai năm 2009 và 2010 đều rất cao, trên 100%, do Chi nhánh mới thành lập và chiến lược khi đó là tập trung vào các tập đoàn, các công ty lớn trên địa bàn. Điều đó góp phần giúp nguồn vốn huy động tăng đáng kể và vượt mức so với kế hoạch được giao. Ngoài ra, năm 2010 chi nhánh vượt mức kế hoạch huy động 6% còn là nhờ đà phục hồi của nền kinh tế cùng với việc Chi nhánh tích cực thu hút vốn thông qua đa dạng các hình thức tiền gửi.

Năm 2011 số dư vốn huy động là 2.460 tỷ đồng, đạt 98,4% kế hoạch đặt ra là do nhiều nguyên nhân. Trước hết là do cuộc chạy đua lãi suất bắt đầu từ cuối năm 2010 mà mở đầu là từ ngân hàng Techcombank huy động với lãi suất 18% khiến cho NHNN sau đó phải vào cuộc với Thông tư số 02/2011/TT-NHNN áp trần lãi suất huy động là 14%/năm nhưng các ngân hàng liên tục “vượt rào” để thu hút tiền gửi. Sự cạnh tranh không lành mạnh đó đã ảnh hưởng lớn đến số vốn huy động của Chi nhánh bởi khách hàng đều tìm đến nơi đầu tư với lợi ích cao hơn. Sau đó, NHNN đã kịp thời can thiệp, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm thì dân cư lại tìm đến nguồn đầu tư khác sinh lời cao hơn, thay vì gửi tiền vào ngân hàng. Điều này dẫn đến cạnh tranh giữa các ngân hàng càng trở nên gay gắt hơn, hệ thống càng khó khăn hơn trong huy động vốn. Ngoài ra, đây là năm giá vàng tiếp tục biến động mạnh, lạm phát lên đến 18,58% khiến cho tiền gửi kém hấp dẫn so với các kênh đầu tư khác. Bị ảnh hưởng nhiều nhưng với ưu thế của ngân hàng lớn, uy tín cao với người dân và các chương trình khuyến mãi hấp dẫn được đưa ra thường xuyên đã giúp NVHĐ của Chi nhánh vẫn tăng so với năm 2010.

2012 tiếp tục là một năm khó khăn cho toàn bộ nền kinh tế, hoạt động huy động vốn của Chi nhánh cũng không như mong đợi, huy động vốn thực tế bình quân là 3.040 tỷ đồng, tỷ lệ hoàn thành 95%. Nền kinh tế rơi vào suy thoái sâu, mặt bằng lãi suất liên tục giảm, với 06 lần giảm liên tiếp, trần lãi suất huy động 14% xuống còn 8%, điều này đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền. Ngoài ra, việc thực hiện kế hoạch huy động vốn không đạt hiệu quả còn do cơ cấu vốn từ huy động của chi nhánh chưa ổn định, phụ thuộc nhiều vào TCKT nên rất nhạy cảm với biến động kinh tế.

2.2.2.2.Tính ổn định của nguồn vôn huy động

a. Cơ cấu theo loại tiền

Bảng 2.6: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền

VND 1.70

6 82.15 2.718 452 26,49 560 25,95

Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 2.015 2.46 0 3.040 445 22,08 580 23,58 Dân cư 917 1.27 5 1.767 358 39,04 492 38,59 TCKT 1.09 8 51.18 1.273 87 7,92 88 7,43

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Biểu đồ 2.2: Tỷ trọng huy động vốn theo loại tiền

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Tỷ trọng nguồn vốn huy động bằng ngoại tệ giảm đáng kể và thay vào đó là vốn huy động bằng VND đã dần chiếm ưu thế hơn là do một số nguyên nhân: thứ nhất là cuối năm 2010 và năm 2011, lãi suất VND tăng cao hơn rất nhiều so với lãi suất huy động ngoại tệ nên khách hàng có xu hướng chuyển từ ngoại tệ sang gửi có kỳ hạn VND. Thứ hai là lãi suất huy động ngoại tệ được cào bằng 2% nên giữa các Chi nhánh không có sự cạnh tranh về mặt lãi suất. Hơn nữa, từ khi Thống đốc Nguyễn Văn Bình điều hành chính sách, Thống đốc luôn đưa ra thông điệp quyết tâm ổn định thị trường ngoại hối như đặt ra các biên độ biến động tỷ giá không quá 1% (4 tháng cuối năm 2011) hay không quá 3% (năm 2012) nên đã củng cố được niềm tin của người dân khi nắm giữ VND.

Khóa luận tốt nghiệp 4 9 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

b. Cơ cấu theo đối tượng khách hàng

Bảng 2.7: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo đối tượng

Chỉ tiêu Tiền gửi của dân cư

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi tiết kiệm

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Năm 2010 917 100% 175 19,1% 742 80,9%

Năm 2011 1.275 100% 220 17,3% 1055 82,8%

Năm 2012 1.767 100% 333 18,9% 1434 81,2%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Dễ thấy là giữa năm 2010 và năm 2012 là sự hoán đổi vị trí của dòng tiền gửi từ dân cư và từ TCKT tại BIDV Ba Đình. Năm 2010, tiền gửi từ TCKT chiếm chủ yếu với 55% thì đến năm 2012 chỉ còn chiếm 42% trong tổng nguồn huy động. Ngược lại, nguồn vốn huy động từ dân cư đang gia tăng dần, tốc độ tăng còn lớn hơn tốc độ tăng của tiền gửi từ TCKT và từ năm 2011 đã chiếm tỷ trọng chủ yếu với 52%, năm 2012 con số này đã lên đến 58%. Nguyên nhân chủ yếu là do từ năm 2010 trở về trước, phần lớn khách hàng của ngân hàng đều là TCKT. Khi mới thành lập, Chi nhánh đã tập trung vào khai thác nguồn vốn từ nhóm này nhưng hai năm sau đó là 2011 và 2012 thì môi trường kinh tế chuyển biến theo hướng bất lợi cho các doanh nghiệp, khiến hoạt động sản xuất kinh doanh của họ gặp vô vàn khó khăn.

Đồng thời, Chi nhánh lại tích cực đa dạng hóa các sản phẩm tiết kiệm, tổ chức thường xuyên các chương trình dự thưởng nên đã ngày càng thu hút được nhiều tiền

Khóa luận tôt nghiệp 5

0

GVHD: TS. Hà Thị Sáu

gửi từ dân cư. Đặc biệt là trong cơ cấu năm 2012, tỷ trọng nguồn huy động từ dân cư có sự gia tăng đáng kể, một phần là nhờ những chính sách thu hút tiền nhàn rỗi của Chi nhánh phát huy hiệu quả, một phần là do khách hàng muốn tìm đến chỗ đầu tư an toàn. Năm 2012 chứng kiến sự bấp bênh của cả các kênh đầu tư vàng, chứng khoán, bất động sản nên mặc dù lãi suất huy động liên tục giảm nhưng khách hàng vẫn muốn gửi tiền vào ngân hàng để đảm bảo an toàn hơn cho đồng vốn.

i) Tiền gửi của dân cư

Bảng 2.8: Cơ cấu tiền gửi của dân cư

Tổng Tiền gửi KKH Tiền gửi có kỳ hạn

Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng Số dư Tỷ trọng

Năm 2010 1.098 100% 332 30,2% 766 69,8%

Năm 2011 1.185 100% 409 34,5% 776 65,5%

Năm 2012 1.273 100% 555 43,6% 718 56,4%

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Tiền gửi từ dân cư có xu hướng tăng dần và tốc độ tăng lớn cho thấy Chi nhánh đã và đang tập trung thu hút từ nguồn này, là nguồn tiềm năng dồi dào để ngân hàng khai thác, đặc biệt trong thời điểm huy động từ doanh nghiệp gặp khó khăn.

Dễ thấy là tiền gửi tiết kiệm là chiếm tỷ trọng lớn hơn và dao động trong khoảng 80%-82%. Đặc biệt là con số 82,8% của năm 2011, cho thấy sự nỗ lực và linh hoạt của Chi nhánh trong hoạt động thu hút tiền gửi. 2011 là năm mà toàn hệ thống ngân hàng Việt Nam gặp khó khăn về thanh khoản, các ngân hàng đua nhau tăng lãi suất nhưng với lợi thế là một trong những ngân hàng tốp đầu, uy tín lớn và liên tục thực hiện các đợt khuyến mại, dự thưởng nên thu hút được 1055 tỷ đồng tiền gửi tiết kiệm.

Sang năm 2012, tiền gửi tiết kiệm thu hút được là 1434 tỷ đồng, chiếm 81,2% tổng vốn huy động từ dân cư. Trong năm này, NHNN đã thực hiện 06 lần giảm trần lãi

Khóa luận tốt nghiệp 5 1 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

suất huy động nhưng người dân vẫn ưa thích gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hơn vì các kênh đầu tư khác kém hấp dẫn và tiềm ẩn rủi ro cao.

ii) Tiền gửi của TCKT

Đây thực sự là nguồn vốn quan trọng của ngân hàng, là một bộ phận tiền tệ tạm thời chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được gửi vào ngân hàng nhằm mục đích chủ yếu là thanh toán và đảm bảo an toàn.

Bảng 2.9: Cơ cấu tiền gửi của TCKT

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2011/2010 2012/2011 Giá trị % Giá trị % Tổng NVHĐ 2.015 2.460 3.040 445 22,08 580 23,58 TG KKH 507 629 888 122 24,06 259 41,18 TG CKH <12T 1150 146 0 1598 310 26,96 138 9,45 TG CKH ≥12T 358 371 554 13 363 183 49,33

Nguôn: Báo cáo tông kêt hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Tỷ trọng tiền gửi có kỳ hạn vẫn chiếm tỷ trọng cao trong tổng nguồn huy động từ TCKT nhưng đang có xu hướng giảm, lần lượt là 69,8%, 65,5% và 56,4% tương ứng với năm 2010, năm 2011 và năm 2012. Năm 2010 chứng kiến tỷ trọng cao nhất của tiền gửi có kỳ hạn bởi đây là năm nền kinh tế có dấu hiệu phục hồi, sau những gói hỗ trợ tín dụng năm 2009, các doanh nghiệp có vốn sản xuất kinh doanh và có nguồn tiền nhàn rỗi đáng kể để gửi vào ngân hàng.

Tuy nhiên, từ năm 2011, hoạt động sản xuất kinh doanh ngày một khó khăn, tiếp cận vốn ngân hàng cũng không được dễ dàng nên lượng tiền gửi vào ngân hàng không tăng nhiều, đặc biệt, tiền gửi có kỳ hạn còn giảm vào năm 2012. Thời kỳ này, doanh nghiệp ưu tiên hơn vào gửi tiền không kỳ hạn để phục vụ cho những nhu cầu thanh toán và dự phòng những trường hợp thanh khoản khẩn cấp nên tỷ trọng tiền gửi không kỳ hạn gia tăng đáng kể từ 34,5% năm 2011 lên 43,6% năm 2012.

Khóa luận tốt nghiệp 52 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Những con số trên cho thấy nguồn tiền gửi từ TCKT của Chi nhánh là không ổn định, Chi nhánh cần có những giải pháp quản lý tốt nguồn tiền này.

c. về cơ cấu theo kỳ hạn

Bảng 2.10: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Biểu đồ 2.4: cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh năm 2010-2012

Có thể nói 2 loại hình thức huy động truyền thống: tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn vẫn có sức thu hút mạnh mẽ người dân và các tổ chức. Điều này cũng cho thấy uy tín chi nhánh trên địa bàn quận Ba Đình ngày càng tăng lên. Nhìn chung, tuy còn chiếm tỷ trọng nhỏ nhưng tiền gửi không kỳ hạn và có kỳ hạn trên 12 tháng đang có sự tăng lên. Sự tăng trưởng của nguồn vốn dài hạn sẽ giúp cho hoạt động cho vay trung,

Khóa luận tốt nghiệp 5 3 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

dài hạn của ngân hàng có điều kiện phát triển hơn, đồng thời giảm bớt rủi ro thanh khoản khi phải dùng nguồn ngắn hạn cho vay.

Cuối năm 2010 giá trị tiền gửi KKH là 507 tỷ đồng, thì đến cuối năm 2011 con số này là 629 tỷ đồng, tăng 25,6% về tốc độ và cuối năm 2012, tiếp tục tăng lên đến 888 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 29,2%. Đây là dấu hiệu đáng mừng của Chi nhánh, cho thấy vốn huy động từ tiền gửi KKH vẫn tăng trưởng đều qua các năm. Tiền gửi KKH này chủ yếu là các khoản gửi vào nhằm mục đích thanh toán, các khoản ký quỹ tiền vay của khách hàng nhằm tránh tình trạng quá hạn đối với hoạt động tín dụng của Chi nhánh. Tuy nhiên, tốc độ tăng của nguồn này luôn cao nhất, kéo theo sự giảm dần của tỷ trọng hai nguồn còn lại dẫn đến độ ổn định của nguồn không cao.

Cơ cấu tiền gửi có kỳ hạn có sự biến động không đều trong giai đoạn 2010 - 2012: bảng 2.10 và biểu đồ 2.4 cho ta thấy rõ, năm 2011 TG CKH <12T tăng mạnh 310 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng 26,96%, đưa tỷ trọng nguồn này lên con số 59,3%. Trong khi đó TG CKH ≥12T chỉ tăng nhẹ 13 tỷ đồng (tăng 3,63%). Có sự biến động này là do cuối năm 2010, tình hình lãi suất bất ổn, lạm phát càng về cuối năm càng cao, giá vàng trong nước biến động mạnh khiến tâm lý người dân không muốn giữ tiền mặt mà chuyển sang các kênh đầu tư khác hiệu quả hơn. Do đó, các ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong huy động vốn nên phải chạy đua lãi suất. Trong bối cảnh đó, NHNN lại thắt chặt tiền tệ, thông tư 13 với 03 vấn đề quan trọng là quy định hệ số an toàn vốn tối thiểu lên 9%, quy định tổng cho vay không vượt quá 80% tổng vốn huy động, đồng thời nâng hệ số rủi ro đối với các khoản đầu tư bất động sản và chứng khoán từ 100% lên 250%. Cuộc chạy đua lãi suất nửa đầu năm 2011 diễn ra là tất yếu để đáp ứng những quy định trên, nên khách hàng có xu hướng gửi kỳ hạn ngắn để tìm kiếm lợi nhuận cao hơn.

Ngược lại, sang năm 2012, TG CKH <12T lại tăng thấp nhất trong ba loại, tăng 138 tỷ đồng (tăng 9,45%) trong khi đó TG CKH ≥12T lại đạt mức tăng trưởng cao nhất, tăng 183 tỷ đồng (49,33%). Điều này xảy ra vì trong năm 2012, các kênh đầu tư khác không còn hấp dẫn như trước, NHNN liên tục giảm trần lãi suất huy động nên khách hàng có nhu cầu lớn hơn với những kỳ hạn dài hơn trước.

Kỳ hạn Lãi suất FTP Tại BIDV Tại ABBANK

Nhìn chung thì TG CKH<12T, vẫn là loại giữ tỷ trọng cao nhất, nguyên nhân là do vị trí địa lý thuận lợi của Chi nhánh. Hội sở của Chi nhánh cùng các Phòng giao dịch và Quỹ tiết kiệm nằm trong khu vực quận Ba Đình, đây là một trong những khu vực phát triển nhất của Thủ đô, một mặt có nhiều cán bộ, công nhân viên chức về hưu muốn gửi lương hưu, một mặt là có nhiều cửa hàng kinh doanh, đặc biệt là các hiệu thuốc, cửa hàng ăn, uống ... Những đối tượng này thường muốn gửi tiền vào ngân hàng với kỳ hạn từ 12 tháng trở xuống để vừa sinh lời, vừa có thể rút tiền trong ngắn hạn để đáp ứng những chi tiêu thường xuyên cũng như nhu cầu kinh doanh.

Cũng chính vì lý do đó mà tỷ trọng tiền gửi trên 12 tháng không cao, nhưng đang có xu hướng tăng nhẹ qua các năm. Do vậy, Chi nhánh cần có những chính sách chăm sóc khách hàng tốt hơn nữa, đồng thời theo sát diễn biến thị trường nhằm điều chỉnh mức lãi suất cho hấp dẫn khách hàng, nâng cấp dịch vụ cung cấp để thu hút nhiều hơn nữa TG CKH vì đây là nguồn vốn có mức độ ổn định cao nhất, có khả năng sinh lời cao cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 59 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w