NVHĐ tăng trưởng qua các năm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 79)

Với nhiều biện pháp gia tăng NVHĐ như đa dạng loại kỳ hạn, hình thức trả lãi, huy động tiết kiệm dự thưởng, cùng việc tận dụng tốt cơ chế quản lý vốn tập trung đã giúp Chi nhánh phát huy được những thế mạnh của mình trong hoạt động huy động vốn. Vì thế, NVHĐ không ngừng mở rộng về quy mô, duy trì được xu hướng tăng trưởng qua các năm, ngoài ra còn có một lượng lớn vốn huy động dư thừa bán cho HSC để góp phần điều hòa vốn trong hệ thống. Cụ thể số lượng huy động được các năm từ 2010 lần lượt là 2015tỷ đồng, 2460 tỷ đồng và 3040 tỷ đồng.

Trước tình hình lãi suất được nhận định có xu hướng giảm, nguồn tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng cũng có những bước phát triển lớn. Năm 2012, lượng tiền gửi này đạt 554 tỷ đồng, tăng 49,33% so với 371 tỷ đồng của năm 2011. Trong khi đó, tỷ trọng nguồn tiền gửi kỳ hạn dưới 12 tháng tuy có xu hướng giảm nhưng vẫn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu NHVĐ. Việc hai loại nguồn vốn này vẫn giữ được sự tăng trưởng đều và tỷ trọng cao qua từng năm góp phần làm tăng tính an toàn, ổn định cho NVHĐ và tạo ra nguồn thu nhập lớn cho chi nhánh.

2.3.1.2. Chính sách huy động linh hoạt với biến đổi của thị trường

Với mục tiêu cao nhất là liên tục mở rộng quy mô huy động vốn với chi phí huy động hợp lý, Chi nhánh đã vận dụng một cách linh hoạt chính sách lãi suất để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Năm 2011 là năm khó khăn với cả thị trường nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng khi lãi suất huy động và cho vay đều tăng lên rất cao. Tuy nhiên, dựa trên nhận định lãi suất tăng lên chỉ là hiện tượng tạm thời nên Ban giám đốc đã tập trung huy động nguồn vốn ngắn hạn, đặt ra mức lãi suất hợp lý dựa trên chỉ đạo của Hội sở. Sự đổi mới trong nhận thức về cơ chế quản lý vốn đã góp phần không nhỏ trong việc nâng cao hiệu quả huy động vốn của Chi nhánh.

2.3.1.3. Đa dạng hóa các hình thức huy động

Năm 2011, thực thi nghiêm túc Chỉ thị 02 của NHNN về việc thực hiện quy định về mức lãi suất huy động nội tệ và ngoại tệ, Chi nhánh đã chủ trương không chạy đua lãi suất, quản lý tốt mức lãi suất dưới 14% và bước sang năm 2012 tuân thủ theo các đợt giảm lãi suất của NHNN, đồng thời phát huy lợi thế thương hiệu và đa dạng hóa các hình thức huy động, thường xuyên có các đợt khuyến mại hấp dẫn để thu hút nguồn vốn ổn định từ dân cư. Các sản phẩm huy động mới được ban hành, phần nào

Khóa luận tốt nghiệp 63 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

giúp khai thác tốt lợi thế và tiết kiệm một phần chi phí huy động như: Tiết kiệm năng động (áp dụng từ 7/2010, theo đó lãi suất của sản phẩm linh hoạt theo lãi suất thị trường, điều chỉnh 1 quý 1 lần, phù hợp với nhu cầu tiết kiệm trung và dài hạn), Tiết kiệm Lộc xuân may mắn, May mắn nhân Ba - Sung túc mọi nhà, May mắn ngập tràn - Muôn vàn tiền gửi ...

2.3.1.4. Công nghệ ngày càng được cải tiến

Chi nhánh đã đưa vào nhiều ứng dụng mới như Internet Banking, Mobile Banking theo tiêu chuẩn quốc tế, tạo tiền đề quan trọng để phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ và ngân hàng điện tử cho Chi nhánh. Chi nhánh cũng đã phát triển và kiện toàn mạng lưới hoạt động, nâng cao khả năng phục vụ khách hàng mọi lúc mọi nơi, nâng cao đáng kể khả năng cạnh tranh của Chi nhánh.

2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân chủ yếu

2.3.2.1. Những tồn tại chủ yếu

a. Cơ cấu NVHĐ chưa phù hợp với cơ cấu tín dụng của Chi nhánh

Tỷ lệ sử dụng vốn ở mức thấp, khoảng trên 40%, trong đó tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn chỉ khoảng từ 20-30%, nguồn trung và dài hạn không đủ để cho vay. Mặc dù Chi nhánh đã đa dạng hóa các hình thức huy động vốn, nhưng tiền gửi có kỳ hạn trên 12 tháng vẫn còn chiếm tỷ trọng khá thấp trong tổng NVHĐ, mà đây lại là nguồn có tính ổn định rất cao, khả năng sinh lời lớn cho Chi nhánh. Mặc dù có thể thông qua cơ chế mua - bán vốn với Hội sở để giải quyết thực trạng này nhưng cũng ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của ngân hàng.

b. Tính chất nguồn vốn chưa ổn định

Cơ cấu vốn của Chi nhánh phụ thuộc khá nhiều vào một số khách hàng lớn nên khi các khách hàng này gặp khó khăn về dòng tiền dẫn đến lượng tiền gửi biến động thì ảnh hưởng mạnh đến nguồn vốn huy động của Chi nhánh, đó là lý do mà tốc độ tăng nguồn vốn huy động hai năm 2011 và 2012 thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng năm 2010.

c. Chi nhánh chưa được tự chủ về hoạt động

Chi nhánh phải chịu ràng buộc bởi những quy định của Ngân hàng mẹ BIDV đặc biệt là vấn đề lãi suất, Chi nhánh không được tự đưa ra mức lãi suất huy động cũng như cho vay cạnh tranh trên địa bàn cũng như thị trường nên thường ở thế kém

cạnh tranh hơn về mặt lãi suất so với các NHTM khác cùng địa bàn. Bên cạnh đó, ngoài các sản phẩm, dịch vụ mới do Ngân hàng mẹ BIDV triển khai thì chi nhánh chưa phát triển được sản phẩm mới riêng biệt, do chi nhánh chưa có bộ phận chuyên trách nghiên cứu phát triển sản phẩm mới.

d. Chính sách khách hàng

Chi nhánh chưa thực hiện phân loại khách hàng VIP, khách hàng truyền thống với những khách hàng đại trà để có được những chăm sóc, những ưu đãi cụ thể với từng đối tượng khách hàng. Đây là một điểm yếu của Chi nhánh so với các NHTM khác cùng địa bàn, có thể kể đến như Đông Á hay Vietinbank. Trong giai đoạn hiện nay, mức lãi suất huy động của các ngân hàng hầu như đều kịch trần lãi suất huy động, biểu lãi suất có chênh lệch thì cũng không nhiều nên việc chăm sóc khách hàng là yếu tố vô cùng quan trọng để có thể giữ chân những khách hàng mang lại lợi nhuận lớn cho ngân hàng.

e. Hoạt động marketing các dịch vụ ngân hàng chưa sâu rộng đến các đối tượng khách hàng

Mỗi đợt huy động vốn được triển khai thì chủ yếu là lượng khách hàng cũ, truyền thống của Chi nhánh tham gia và cũng thường là chỉ khi khách hàng đến giao dịch tại ngân hàng hoặc thông qua các trang web của hệ thống thì mới được biết; còn lại, nhiều khách hàng mới, tiềm năng không hề biết đến. Nguyên nhân của việc này là do thông tin về sản phẩm, dịch vụ mới chưa được truyền tải rộng rãi đến họ. Chi nhánh chưa khai thác triệt để các kênh truyền thông hiện có, nguồn nhân lực của Chi nhánh cũng không được tận dụng một cách triệt để để giới thiệu đến các khách hàng mới. Các dịch vụ ngân hàng chưa thực sự trở nên quen thuộc với người dân do hoạt động quảng cáo, tìm hiểu khách hàng chưa được mở rộng. Việc đầu tư vật chất, trí tuệ cho công tác tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu thị trường chưa thỏa đáng.

f. về công nghệ

Hiện nay các phòng giao dịch đều đã được trang bị các máy in chứng từ phục vụ cho các giao dịch gửi, rút tiền, in sao kê... Cán bộ ngân hàng sẽ thực hiện thao tác trên phần mềm của hệ thống, điền đầy đủ thông tin và in ra để khách hàng chỉ việc ký xác nhận. Tuy nhiên, tình trạng máy hỏng hóc, sai sót, lỗi phần mềm thường xuyên

Khóa luận tốt nghiệp 6 5 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

xảy ra, dẫn đến khi khách hàng đến giao dịch vẫn còn phải chờ đợi hay tự khai báo thông tin vào chứng từ, đôi khi gây nhầm lẫn, tốn thời gian giao dịch.

2.3.2.2. Những nguyên nhân chủ yếu

a. Nguyên nhân khách quan

Thứ nhất là ảnh hưởng bất lợi của nền kinh tế: Nen kinh tế trong vài năm vừa qua chứng kiến nhiều biến động lớn, một số chính sách phát triển chưa đồng bộ làm ảnh hưởng đến quá trình hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Do sự ảnh hưởng của tỷ lệ lạm phát cao vượt xa mức dự báo của các cơ quan chức năng, tỷ lệ thất nghiệp lớn, tốc độ tăng trưởng nền kinh tế giảm ... nên lượng tiền huy động từ dân cư của Chi nhánh bị hạn chế khá nhiều do người dân không yên tâm gửi tiền vào ngân hàng mà tìm đến những kênh đầu tư khác có lợi nhuận dự kiến hấp dẫn hơn như vàng. Thêm vào đó, NHNN thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm ổn định lạm phát, tín dụng bị thu hẹp, doanh nghiệp sản xuất khó khăn, phải thu hẹp quy mô sản xuất, thậm chí còn phá sản. Mặt khác, lãi suất diễn biến thất thường nên người dân chỉ gửi tiền với thời hạn ngắn nên đã ảnh hưởng không tốt đến cơ cấu vốn huy động của ngân hàng.

Thứ hai là sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng trong và ngoài nước: Trên thị trường ngày càng xuất hiện thêm nhiều ngân hàng và các tổ chức phi ngân hàng có chức năng huy động tiền gửi làm cho thị phần của mỗi ngân hàng có nguy cơ bị thu nhỏ lại. Địa bàn Hà Nội, đặc biệt là tại quận Ba Đình, là một thị trường có nhiều tiềm năng nhưng đồng thời mức độ cạnh tranh cũng rất cao. Do vậy, khách hàng có rất nhiều sự lựa chọn, còn các ngân hàng thì đua nhau tăng lãi suất huy động không dựa trên cơ sở cung - cầu vốn, làm cho mặt bằng lãi suất trên thị trường tăng lên, gây khó khăn cho công tác tìm kiếm NVHĐ giá rẻ của các ngân hàng.

Thứ ba là ảnh hưởng từ tâm lý, thói quen của người dân: Công tác triển khai huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn do người dân vẫn chưa hoàn toàn đặt niềm tin vào hệ thống ngân hàng và các dịch vụ mà ngân hàng cung cấp, đặc biệt là trong giai đoạn lãi suất tiền gửi xuống thấp như hiện nay. Hơn nữa, họ chưa có thói quen sử dụng hết các tiện ích mà ngân hàng cung cấp hay nói đúng hơn là họ chưa hiểu hết được những lợi ích mà dịch vụ đó mang lại. Đặc biệt, người dân Việt Nam vẫn có thói quen

thanh toán dùng tiền mặt, chỉ một bộ phận nhỏ dân cư sử dụng các sản phẩm thể ngân hàng hay thanh toán qua tài khoản ngân hàng. Chính điều này làm giảm lượng tiền gửi thanh toán, tiền gửi không kỳ hạn của Chi nhánh, qua đó ảnh hưởng trực tiếp đến tổng NVHĐ của toàn hệ thống.

Thứ tư là dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt ở Việt Nam còn chưa

phát triển, người dân chưa có thói quen giao dịch qua ngân hàng nhiều. Đại đa số

người dân Việt Nam vẫn còn thanh toán bằng tiền mặt. Những tiện ích về dịch vụ ngân hàng bán lẻ, nhất là dịch vụ thẻ thanh toán hầu như còn xa lạ đối với tầng lớp dân cư. Vì vậy, khi dân số ngày càng gia tăng, các giao dịch thanh toán và khối lượng thanh toán ngày càng lớn, sự gia tăng cung ứng các dịch vụ không dùng tiền mặt của các NHTM là hết sức cần thiết. Do đó, cần tuyên truyền, giới thiệu những tiện ích thanh toán không dùng tiền mặt trong dân cư. Giữa các khách hàng và các NHTM còn một khoảng cách bởi NHTM có nhiều loại hình dịch vụ nhưng khách hàng lại thiếu hiểu biết về sản phẩm, về các văn bản, quy định hiện hành, quyền và nghĩa vụ khi sử dụng dịch vụ, từ đó tạo nên tâm lý e ngại tìm hiểu, tiếp cận và sử dụng dịch vụ của sản phẩm ngân hàng.

Thứ năm là hệ thống pháp luật còn chưa đầy đủ, chưa đồng bộ và thiếu

nhất quán, chưa theo kịp với thực tế đầy sinh động trong hoạt động kinh tế, còn nhiều

bất cập với yêu cầu hội nhập kinh tế về ngân hàng. Các chính sách NHNN ban hành còn chưa hợp lý, còn nhiều điểm chưa chặt chẽ, các ngân hàng lợi dụng những kẽ hở để lách luật. Như việc quy định trần lãi suất huy động là 14%/ năm, nhưng không quy định cụ thể cho loại hình huy động nào nên các ngân hàng đã cào bằng mức lãi suất đó cho tất cả các kỳ hạn. Vì vậy, quy định trên được triển khai nhưng hiệu quả không được như mong muốn. Các văn bản của NHNN vừa mới được ban hành nhưng trong thời gian ngắn đã phải sửa đổi, bổ sung. Tính thiếu minh bạch của thông tin, đặc biệt là các quy định về tài chính, kế toán, hợp đồng lao động, hợp đồng tín dụng và các chế tài kinh tế khác gây rất nhiều khó khăn cho các ngân hàng, nhất là khi khả năng thực thi của pháp luật còn chưa cao.

Khóa luận tốt nghiệp 6 7 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

Thứ nhất là việc thu thập thông tin diễn biến lãi suất, nhu cầu gửi tiền của

cán bộ làm công tác huy động vốn từ dân cư còn thụ động. Hầu hết các khách hàng

có nhu cầu mở và sử dụng tài khoản tiền gửi đều tự tìm đến ngân hàng, cán bộ huy động vốn chưa thực sự tìm hiểu sâu sắc các nhu cầu của từng khách hàng cũng như chưa chủ động thu hút khách hàng về giao dịch tại chi nhánh.

Thứ hai là công tác tuyên truyền, thông tin quảng cáo chưa đạt hiệu quả

cao. Chi nhánh chưa có bộ phận Marketing về huy động vốn, bộ phận này để chuyên

nghiên cứu về thị trường huy động vốn, tiến hành các biện pháp marketing về huy động vốn như các đợt khuyến mại, các chiến dịch quảng cáo, phát tờ rơi, nghiên cứu các chính sách lãi suất và mạng lưới của các ngân hàng trên địa bàn, đề ra các biện pháp nâng cao trình độ của đội ngũ nhân viên làm công tác huy động vốn. Vì vậy mà hoạt động Marketing hiệu quả chưa cao, khách hàng chỉ biết đến các hình thức huy động của Chi nhánh chỉ khi đến giao dịch với Chi nhánh ngân hàng.

Bên cạnh đó, các sản phẩm của ngân hàng đã khá đa dạng nhưng vẫn chưa thu hút được nhiều khách hàng một phần do các tiện ích của sản phẩm vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu, chưa mang đến lợi ích cao nhất cho khách hàng.

Thứ ba là trình độ cán bộ, nhân viên, các nhân viên có ít điều kiện tìm hiểu về các hình thức huy động mới trên thị trường thế giới, chưa thích ứng được với những biến động của nền kinh tế thị trường, lại thêm tuổi đời còn trẻ, còn thiếu những kinh nghiệm trong tiếp xúc, giới thiệu sản phẩm đến khách hàng. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp, nhân viên không nhanh nhạy, cập nhật những chương trình khuyến mại dự thưởng về huy động tiền gửi để kịp thời tư vấn cho khách hàng, dẫn đến khách hàng tìm tới những địa chỉ khác để hưởng những ưu đãi lớn hơn.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Chương 2 đã khái quát được lịch sử hình thành, cơ cấu tổ chức cũng như những thực trạng về hiệu quả huy động vốn của Ngân hàng TMCP Đầu tư & Phát triển Việt Nam Chi nhánh Ba Đình trong 03 năm gần đây. Ngoài ra, chương này còn đi sâu nghiên cứu và phân tích, đánh giá những nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên. Qua đó đã hình thành nên cái nhìn khá toàn diện về tình hình huy động vốn và sử dụng vốn tại Chi nhánh. Bên cạnh những thành tích đạt được trong những năm vừa qua như duy trì tăng trưởng NVHĐ, đa dạng các sản phẩm tiết kiệm, Chi nhánh vẫn còn gặp một số hạn chế cần khắc phục như cơ cấu NVHĐ còn chưa hợp lý, tỷ trọng tiền gửi trung, dài hạn còn chiếm tỷ lệ thấp, marketing chưa hiệu quả.

Vì vậy, một số giải pháp và kiến nghị trong chương 3 phần nào sẽ góp phần giải quyết những khó khăn này để tiến tới mục tiêu nâng cao hiệu quả huy động vốn tại Chi nhánh.

Khóa luận tốt nghiệp 6 9 GVHD: TS. Hà Thị Sáu

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 79)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w