Gắn liền huy động vốn với sử dụng vốn có hiệu quả

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 97 - 98)

Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng, giữa nguồn và sử dụng nguồn vốn có mối liên hệ thường xuyên, chặt chẽ, hỗ trợ lẫn nhau. Nguồn vốn là cơ sở, tiền đề để ngân hàng thực hiện đầu tư, cho vay. Chỉ khi ngân hàng tiến hành đầu tư, cho vay thì đồng vốn mới sinh lời. Do đó, sử dụng vốn là căn cứ quan trọng để ngân hàng quyết định khối lượng, cơ cấu nguồn vốn cần huy động. Quản lý và sử dụng vốn có hiệu quả chính là một cách tạo vốn và phát triển vốn một cách vững chắc nhất, vì khi đồng vốn đầu tư, cho vay phát huy hiệu quả làm cho kinh tế phát triển, thu nhập của người dân tăng lên tạo điều kiện thu hút nguồn vốn ngày càng lớn.

Quản lý và sử dụng vốn phải theo nguyên tắc: mở rộng tín dụng phải đi đôi với nâng cao chất lượng tín dụng, phù hợp với tăng trưởng vốn. Để thực hiện được điều đó, Chi nhánh cần:

Thứ nhất là cán bộ ngân hàng phải đi sâu vào tìm hiểu phương án, dự án

sản xuất kinh doanh, mong muốn của doanh nghiệp để tư vấn giúp trên phương diện

tài chính kế toán, phương hướng thị trường ...; thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với khách hàng, lắng nghe ý kiến đề xuất từ các đơn vị, nắm bắt chính sách khách hàng của các TCTD khác trên địa bàn, từ đó chỉnh sửa kịp thời những kiến nghị của khách hàng trên quan điểm bình đẳng, an toàn và hiệu quả.

Thứ hai là thường xuyên tăng cường kiểm tra, kiểm soát và bồi dưỡng

nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ tín dụng cũng như giáo dục phẩm chất đạo đức,

phong cách cán bộ, đồng thời tái bố trí sử dụng cán bộ phù hợp với năng lực chuyên môn, quán triệt nguyên tắc an toàn trong kinh doanh. Mặt khác, cần đổi mới, nâng cao trang thiết bị hoạt động ngân hàng, hiện đại hóa hệ thống thông tin quản lý sao cho có khả năng cung cấp kịp thời, chính xác các tín hiệu của thị trường để từ đó phòng kinh doanh đưa ra chiến lược sử dụng vốn phù hợp, đáp ứng mục tiêu kinh doanh.

Thứ ba là thực hiện tổng hợp các biện pháp: nghiêm túc thực hiện các cơ chế chính sách của Nhà nước về tiền tệ, tín dụng; triển khai thực hiện các biện pháp tiết kiệm chi phí hoạt động, giảm lãi suất cho vay đến mức thị trường chấp nhận được

nhằm tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân vay được vốn để phát triển sản xuất, kinh doanh; thêm vào đó, thực hiện niêm yết công khai các mức lãi suất huy động, cho vay và các loại phí được phép áp dụng để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp lựa chọn và ngăn chặn rủi ro đạo đức; chú trọng phát triển mạng lưới phòng giao dịch trên địa bàn đồng thời tiếp tục mở rộng tín dụng trên cơ sở khả năng huy động vốn và dự án sản xuất, kinh doanh có hiệu quả; thực hiện cơ cấu lại thời hạn trả nợ cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong quá trình sản xuất kinh doanh.

Thứ tư là bên cạnh hoạt động cho vay, Chi nhánh cần sử dụng vốn vào chiết

khấu thương phiếu, cho thuê, bảo lãnh để tăng thêm uy tín, lợi nhuận cho ngân

hàng. Khi có lượng tiền nhàn rỗi chưa sử dụng đến, Chi nhánh có thể tham gia các phiên đấu thầu vàng, tín phiếu, trái phiếu để có được những tài sản lỏng, vừa có lợi nhuận, vừa đảm bảo khả năng thanh khoản.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHTMCP đầu tư và phát triển việt nam chi nhánh ba đình khoá luận tốt nghiệp 159 (Trang 97 - 98)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(107 trang)
w