Quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 25 - 28)

Quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay thực chất là quy trình cho vay có bảo đảm bằng tài sản và không có bảo đảm bằng tài sản. Nhìn chung, chúng đều có những điểm thống nhất trong quy trình tín dụng bao gồm các bước: thiết lập hồ sơ, phân tích tín dụng, quyết định tín dụng, giải ngân, giám sát tín dụng và thanh lý tín dụng.

Có thể nói 6 bước trong quy trình trên chính là kim chỉ nam, là định hướng cho hoạt động cấp tín dụng của các ngân hàng thương mại. Trên cơ sở đó quy trình thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận và xem xét các điều kiện để ra quyết định áp dụng các biện pháp bảo đảm tiền vay phù hợp.

Trong quá trình hoạt động tín dụng ngân hàng luôn phải xem xét một cách thận trọng từ hồ sơ, giấy tờ vay vốn hợp lệ đến uy tín, năng lực tài chính của khách hàng, từ đó mà áp dụng những phương thức cho vay thích hợp để có thể thu hồi được nợ vay.

Nếu khách hàng được xếp hàng tín nhiệm cao như hoạt động kinh doanh tốt, năng lực tài chính vững mạnh, phương án kinh doanh có tính khả thi cao thì ngân hàng có thể linh hoạt cho vay không có bảo đảm. Ngược lại đối với các khách hàng có chất lượng tín dụng ở mức trung bình - khách hàng có rủi ro cao, do khả năng tự chủ tài chính thấp; ngân hàng chưa có nguy cơ mất vốn ngay nhưng về lâu dài sẽ khó khăn nếu tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng không được cải thiện; để hạn chế rủi ro thì buộc ngân hàng khi cho vay phải có bảo đảm bằng tài sản của bản thân khách hàng hoặc bên thứ ba bảo lãnh.

Ngân hàng sẽ phải thẩm định đánh giá tài sản khi ngân hàng áp dụng cho vay có bảo đảm bằng tài sản đối với khách hàng.Việc thẩm định đánh giá là hết sức quan trọng nhằm xem xét các điều kiện của tài sản và định giá chúng.

Thẩm định: Thẩm định các điều kiện của tài sản gồm: tính hợp pháp, tính

lưu thông, quyền sở hữu. Hiện nay, ở nước ta tài sản được chia làm hai loại: một

loại phải đăng ký quyền sở hữu, một loại không. Đối với loại có đăng ký

quyền sở

hữu thì việc thẩm định tính sở hữu đơn giản chỉ là kiểm tra giấy tờ, nhưng với loại

không đăng ký thì ngân hàng phải xem xét từ nhiều nguồn thông tin khác nhau

nhằm tránh những rủi ro không đáng có. Riêng với loại tài sản mà pháp luật quy

định phải mua bảo hiểm thì ngân hàng phải kiểm tra khách hàng đã mua bảo hiểm

hay chưa. Đối với tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất thì đầu tiên ngân hàng cần

kiểm tra những giấy tờ liên quan đến tài sản đó như giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất, sổ đỏ..., xem xét tài sản đó có bị kê biên hay không, đánh giá về vị

trí địa

lý, kiến trúc và giá cả. Đối với tài sản là động sản như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì ngân hàng cần quan tâm đến chủng loại, tính hiện đại,

tính phổ

biến của tài sản đó. Ngoài ra, đối với các tài sản là giấy tờ có giá thì ngân

hàng phải

kiểm tra về số lượng, tính hợp pháp của giấy tờ có giá thông qua các yếu tố

như tổ

chức phát hành, mệnh giá.

Việc thẩm định tài sản bảo đảm được ngân hàng tiến hành trên cơ sở 3 nguồn thông tin chủ yếu: hồ sơ tài liệu và thông tin do khách hàng cung cấp, khảo sát thực tế và từ các nguồn khác (như chính quyền địa phương, công an, toà án, cơ quan

thuật chuyên môn cao thì ngân hàng cần phải lập tổ thẩm định hoặc thuê chuyên gia, công ty thẩm định chuyên nghiệp tiến hành.

Bước 3: Xác định mức cho vay thích hợp nhằm đảm bảo thu hồi nợ.

Mọi tài sản đều có sự biến động giá theo thời gian vì vậy việc cấp tín dụng và quản lý tín dụng đối với khoản cho vay có bảo đảm phải căn cứ vào giá cả thực tế của tài sản và mức biến động giá của tài sản đó trên thị trường. Thông thường các ngân hàng có xu hướng cho vay ít hơn giá trị tài sản bảo đảm, thường ở tỷ lệ từ 50% - 70%. Tuy nhiên để xác định được mức cho vay tương đối an toàn, ngân hàng còn phải căn cứ vào nhiều khía cạnh như đặc điểm, tính chất và chu kỳ kinh tế, chu kỳ hoạt động của tài sản bảo đảm.

Bước 4: Ký hợp đồng và quản lý tài sản bảo đảm.

Hợp đồng bảo đảm thường được ký kết đồng thời với hợp đồng tín dụng sau khi hoàn tất các thủ tục cần thiết. Tùy theo hình thức bảo đảm và loại tài sản mà hợp đồng bảo đảm có thể lập riêng hoặc nằm trong hợp đồng tín dụng và cũng tùy theo từng loại tài sản bảo đảm theo quy định của pháp luật mà phải công chứng, đăng kí giao dịch bảo đảm với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.

Việc quản lý tài sản bảo đảm bao gồm cả việc bảo quản, đánh giá lại tài sản và xử lý tài sản sau đánh giá. Hiệu quả của việc quản lý phụ thuộc vào cơ sở vật chất, trình độ của cán bộ ngân hàng trong việc định giá tài sản, đưa ra những biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp, đảm bảo an toàn vốn cho hoạt động kinh doanh của ngân hàng.

Bước 5: Xử lý tài sản bảo đảm.

Khi đến hạn thanh toán, nếu khách hàng thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trả nợ thì ngân hàng tiến hành giải chấp, hợp đồng tín dụng và hợp đồng bảo đảm được thanh lý hoàn toàn. Còn trong trường hợp khách hàng không thanh toán tiền vay đúng hạn, lơ là nghĩa vụ trả nợ hoặc có hành vi bất hợp tác trong việc thanh toán nợ thì ngân hàng buộc phải xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Tuy nhiên công tác xử lý tài sản bảo đảm ở nước ta hiện nay thường gặp nhiều khó khăn khi mà thủ tục hành chính còn rườm rà, hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện, nhiều văn bản quy định còn chồng chéo. Điều này buộc mỗi ngân hàng phải linh hoạt trong việc xử lý TSBĐ.

Tóm lại việc hoàn thiện quy trình bảo đảm tiền vay và tuân thủ nghiêm túc quy trình đó là một yêu cầu tất yếu khách quan cho sự tồn tại và phát triển của hoạt động tín dụng. Chỉ khi mỗi cán bộ tín dụng coi quy trình đó như định hướng soi đường thi khi ấy hiệu quả của công tác bảo đảm tiền vay nói riêng và công tác tín

Dư nợ cho vay có TSBĐ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w