Hoạt động huy động vốn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 39 - 43)

Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp

2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn

Huy động vốn luôn được đánh giá là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng của ngân hàng. Vi ệc huy động được nguồn vốn lớn, ổn định với chi phí hợp lý là cơ sở để ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh, quyết định đến quy mô hoạt động tín dụng, lợi nhuận kinh doanh, quyết định đến khả năng cạnh tranh c ủa mỗi ngân hàng. Sau đây là bảng kết quả tình hình huy động v ốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội trong các năm 2010, 2011 và 2012:

Bảng 1: Tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2010-2011

Nguồn nội tệ 15703 90.41 10910 90.02 -30.52 13180 91.74 20.81 Nguồn ngoại tệ 1665 9.59 1210 9.98 -27.33 1187 8.26 -1.90 Theo thời hạn huy động_______ Tiền gửi KKH 9386 54.05 5856 48.31 -37.61 6097 42.44 4.12 Tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng__________ 4591 26.43 2278 18.80 -50.38 3976 27.67 74.54 Tiền gửi có kì hạn từ 12 tháng đến 24 tháng 1032 5.94 502 4.14 -51.36 812 5.65 61.75 Tiền gửi có kì hạn trên 24 tháng__________ 2359 13.58 3484 28.75 47.69 3482 24.24 -0.06 Theo TPKT

Tiền gửi dân cư 4043 23.28 3306 27.28 -18.23 4394 30.58 32.91

Tiền gửi của

TCKT 4319 24.87 3989 32.91 -7.64 4668 32.50 17.02

Tiền gửi của

TCTD_________ 1574 9.06 625 5.16 -60.29 1960 13.64 0213.6

Biểu đồ 1: Tổng nguồn vốn huy động của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn

Nhìn vào bảng 1 và biểu đồ 1 có thể thấy tình hình huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội trong ba năm qua đạt kết quả tương đối khả quan. Năm 2010, tổng số vốn ngân hàng huy động được là 17368 tỷ đồng, đến năm 2011 giảm còn 12120 tỷ đồng, tương ứng tốc độ giảm 30.22%. Sở dĩ tổng số vốn ngân hàng huy động được năm 2011 giảm như vậy là do năm 2011 nền kinh tế có nhiều biến động phức tạp khó lường, lạm phát tuy có giảm vào những tháng cuối năm nhưng vẫn ở mức cao, sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng đạt thấp ảnh hưởng đến việc làm và giảm thu nhập, vì vậy việc huy động gặp nhiều khó khăn. Tuy nhiên đến năm 2012 nguồn vốn huy động đã có dấu hiệu tích cực, đạt 14367 tỷ đồng, tăng 2247 tỷ tương ứng tốc độ tăng 18.54% so với năm 2011. Đây là một kết quả rất đáng mừng cho thấy ngân hàng đã có những chính sách đúng đắn trong việc thu hút vốn nhất là trong thời điểm tình hình kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn và thách thức.

Trong tổng số vốn huy động, nguồn vốn nội tệ vẫn chiếm tỷ trọng chủ yếu và duy trì khá ổn định ở mức khoảng 90% tổng số vốn huy động trong ba năm qua, trong khi nguồn vốn ngoại tệ chỉ chiếm một tỷ trọng nhỏ.

Xét theo thời hạn huy động thì tiền gửi KKH luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng nguồn vốn, tuy nhiên tỷ trọng có xu hướng giảm trong 3 năm gần đây. Cụ thể, năm 2010 tiền gửi KKH đạt 9386 tỷ đồng, chiếm 54.05% tổng nguồn vốn, sang năm 2011 là 5856 tỷ đồng, chiếm 48.31% tổng nguồn vốn và đến năm 2012 là

Chỉ tiêu SốNăm 2010 ________Năm 2011_______ ________Năm 2012 tiền trọngTỷ (%) Số tiền trọngTỷ (%) Tốc độ tăng/ giảm Số tiền trọngTỷ (%) Tốc độ tăng/ giảm

6097 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng chỉ còn 42.44%. Nguồn vốn chiếm tỷ trọng cao thứ hai là tiền gửi có kì hạn dưới 12 tháng, năm 2010 nguồn vốn này chiếm 26.43% tổng nguồn vốn, năm 2011 tỷ trọng giảm chỉ còn 18.8% và năm 2012 lại quay về duy trì ở mức 27.67% tổng nguồn vốn. Trong khi đó, tiền gửi có kì hạn trên 24 tháng năm 2011 và 2012 có xu hướng tăng tỷ trọng so với năm 2010 còn tiền gửi có kì hạn từ 12 đến 24 tháng chiếm tỷ trọng ít nhất và duy trì khá ổn định ở mức khoảng 5% tổng nguồn vốn. Như vậy có thể thấy nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn, ngân hàng tập trung thu hút được nhiều nguồn vốn KKH và kì hạn ngắn dưới 12 tháng với chi phí huy động rẻ hơn. Tuy nhiên ngân hàng cũng chú ý tăng huy động nguồn vốn trên 24 tháng để tạo được sự ổn định trong tổng nguồn vốn, đáp ứng nhu cầu đầu tư cho vay các dự án.

Xét theo TPKT, tiền gửi dân cư và tiền gửi của các TCKT có tỷ trọng tăng dần từ năm 2010 đến năm 2012 trong khi tiền gửi KBNN có xu hướng giảm mạnh về tỷ trọng, từ 42.79% năm 2010 giảm xuống còn 23.28% năm 2012. Điều này chứng tỏ Chi nhánh vẫn luôn khẳng định được vị thế của mình trên thị trường, ngày càng tạo được lòng tin với bộ phận dân cư cũng như doanh nghiệp.

Đạt được kết quả huy động vốn trên là do NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã luôn theo sát biến động thị trường vốn để có cơ chế lãi suất cạnh tranh và nghiên cứu đưa ra các sản phẩm huy động vốn mới thu hút khách hàng. Bên cạnh đó cơ chế thưởng huy động vốn không chỉ chú trọng đến nguồn vốn huy động từ dân cư mà còn khuyến khích duy trì và tăng trưởng các loại nguồn khác (như nguồn TCKT, Định chế tài chính...) đã tạo động lực cạnh tranh giữa các bộ phận và các phòng giao dịch.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w