Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 64 - 66)

Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.3.2.1. Hạn chế

Việc thực hiện công tác BĐTV tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội mặc dù đã đạt được những kết quả khả quan nhưng vẫn còn một số hạn chế sau:

Thứ nhất: Các hình thức BĐTV chưa thực sự được sử dụng đồng bộ.

Thực tế hiện nay ở ngân hàng mới chỉ chủ yếu thực hiện hình thức bảo đảm cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, chiếm trên 50% dư nợ cho vay có TSBĐ của Chi nhánh. Trong khi đó hình thức bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba lại chưa thật sự được khuyến khích, gây nên những khó khăn cho những khách hàng có nhu cầu vốn lớn nhưng không đáp ứng được yêu cầu về TSBĐ. Điều này hạn chế việc phát huy tác dụng của các biện pháp bảo đảm tiền vay vào việc nâng cao chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Thứ hai: Danh mục TSBĐ chưa phong phú.

Chi nhánh mới chỉ chú trọng các TSBĐ thông dụng như Quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền trên đất, sổ tiết kiệm, trái phiếu kho bạc... Ngân hàng rất ít chấp nhận các tài sản khác như Quyền phát sinh từ các hợp đồng kinh tế, Hợp đồng thi công, quyền tài sản. Máy móc và dây chuyền thiết bị cũng không phải là TSBĐ ưa thích của ngân hàng trong khi các tài sản này có thể chiếm tỷ trọng rất lớn trong tổng tài sản của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, tỷ trọng của các loại TSBĐ tại Chi nhánh có sự chênh lệch khá lớn, phần lớn vẫn là BĐS trong khi GTCG là loại tài sản có độ rủi ro thấp thì mới chỉ chiếm một tỷ trọng khiêm tốn. Việc duy trì tỷ trọng BĐS lớn tiềm ẩn nhiều rủi

ro khi mà thị trường bất động sản vẫn đang rất trầm lắng cũng như quy định của nhà nước về quản lý, quy hoạch còn chưa thống nhất.

Thứ ba: Việc định giá, đánh giá lại giá trị TSBĐ còn nhiều hạn chế.

Việc định giá TSBĐ chưa theo sát với giá thị trường. Cán bộ tín dụng và thẩm định phần lớn là tốt nghiệp từ các trường thuộc khối kinh tế nên kiến thức trong một số lĩnh vực và ngành nghề như kiến trúc, xây dựng, bất động sản, máy móc kĩ thuật... không cao. Do đó mà khả năng định giá TSBĐ cũng như đánh giá các rủi ro tiềm ẩn còn hạn chế. TSBĐ thường bị định giá thấp, không đáp ứng được nhu cầu vay vốn của khách hàng, gây khó khăn trong việc mở rộng sản xuất của khách hàng, từ đó không thu hút được khách hàng, làm giảm khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

Công tác định giá lại đôi khi vẫn chưa được quan tâm đúng mức. Cán bộ tín dụng chủ quan với sự biến động của thị trường, phản ánh không đúng giá trị thực của TSBĐ, ảnh hưởng đến chất lượng công tác BĐTV.

Thứ tư: Xử lý TSBĐ còn nhiều hạn chế.

Việc xử lý TSBĐ còn mất nhiều thời gian, làm tăng chi phí xử lý và giảm giá trị bù đắp khoản vốn vay. Nhiều loại TSBĐ gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thị trường bán, thủ tục giải quyết tài sản còn rườm rà, phức tạp. Chi nhánh thường tạo điều kiện cho khách hàng tự bán TSBĐ, muốn tạo sự chủ động cao nhất cho khách hàng, tuy nhiên khách hàng thường có thái độ bất hợp tác, cố tình kéo dài thời gian xử lý TSBĐ, gây khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ.

Thứ năm: Nợ xấu của hình thức cho vay không có TSBĐ còn cao.

Có thể thấy tỷ lệ nợ xấu của cho vay không có bảo đảm bằng tài sản tại Chi nhánh là khá cao, năm 2011 là 4.03%. Đây là hình thức cho vay tiềm ẩn rất nhiều rủi ro, tuy nhiên cán bộ tín dụng còn chưa thực sự đánh giá, thẩm định một cách chính xác khách hàng để quyết định cho vay theo hình thức này mà việc thẩm định cho vay nhiều khi chỉ được tiến hành qua loa do chỉ căn cứ vào uy tín của khách hàng. Ngoài ra còn có những món vay theo chỉ định của Chính phủ nên ngân hàng còn bị động trong việc phán quyết cho vay.

Bên cạnh đó, với những khoản cho vay không có TSBĐ, công tác giám sát việc sử dụng vốn của khách hàng cần được tiến hành thường xuyên hơn những khoản cho vay thông thường (có TSBĐ) thì cán bộ tín dụng nhiều khi còn chủ quan, chưa thực sự quan tâm đến việc giám sát khoản vay, dẫn đến nhiều trường hợp

không phát hiện kịp thời những sai phạm trong sử dụng vốn hay suy giảm trong sản xuất kinh doanh của khách hàng, làm cho chất lượng tín dụng giảm sút.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 64 - 66)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w