Học viện Ngân hàng 18 Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 28)

dụng nói chung mới được nâng cao, khả năng cạnh tranh và tiềm lực phát triển của ngân hàng mới càng vững mạnh.

1.3. CHẤT LƯỢNG BẢO ĐẢM TIỀN VAY1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo đảm tiền vay 1.3.1. Quan điểm về chất lượng bảo đảm tiền vay

Chất lượng bảo đảm tiền vay được hiểu là khả năng thực hiện chức năng nguồn thu nợ thứ hai của ngân hàng, giúp ngân hàng bảo toàn được vốn khi rủi ro tín dụng xảy ra, được xác định dựa trên các chỉ tiêu định tính và định lượng.

Dựa trên góc độ của các nhà quản trị, một công việc được đánh giá là đạt hiệu quả khi nó được thực hiện đúng nội dung, hay làm đúng việc và đạt được những mục tiêu đã đề ra. Theo quan điểm đó, công tác bảo đảm tiền vay được đánh giá là đạt hiệu quả khi mà việc thực hiện các biện pháp bảo đảm tiền vay bảo đảm thu hồi được các khoản tín dụng đã cấp đối với khách hàng vay vốn. Đó là thu hồi được đầy đủ được khoản nợ bao gồm nợ gốc và lãi vay đúng thời hạn cam kết, hay trong trường hợp khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng sẽ tiến hành xử lý các TSBĐ để thu hồi giá trị khoản vay đó.

Chất lượng bảo đảm tiền vay không chỉ phản ánh về tài sản bảo đảm mà còn được thể hiện ở chỗ công tác bảo đảm tiền vay được thực hiện hợp lý, tiết kiệm chi

phí và

nguồn lực cho ngân hàng, các khoản cho vay được bảo đảm bằng các hình thức thích hợp, đảm bảo sự linh hoạt và thuận tiện cho khách hàng vay vốn.

1.3.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng bảo đảm tiền vay

1.3.2.1. Các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ

Công thức:

Tỷ lệ dư nợ có TSBĐ trên tổng dư nợ = Dưnợ có. TSBĐ

x 100% Tổng dư nợ

Chỉ tiêu này cho biết có bao nhiêu phần trăm dư nợ của ngân hàng được bảo đảm bằng tài sản. Thông thường, tỷ lệ này càng cao thì chất lượng bảo đảm tiền vay càng tốt, rủi ro tín dụng càng ít xảy ra. Tuy nhiên, quyết định cho vay của ngân hàng không phải chỉ cần căn cứ vào TSBĐ mà phải quan tâm đến năng lực tài chính, phương án sản xuất kinh doanh của khách hàng. Nếu chỉ tiêu này quá cao cũng không tốt, có thể do chính sách tín dụng của ngân hàng quá khắt khe, làm cho khách hàng khó tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng, từ đó ảnh hưởng đến lợi nhuận và

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w