Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 32 - 34)

Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp

1.3.3.1. Các nhân tố thuộc về ngân hàng

Chiến lược kinh doanh, mục tiêu của ngân hàng trong từng thời kỳ:

Trong mỗi giai đoạn, ngân hàng đều có những chính sách cho vay cụ thể, có thể là mở rộng hay thắt chặt. Hơn nữa mỗi ngân hàng đều xây dựng cho mình danh mục những ngành được ưu tiên và khuyến khích vay vốn trong từng thời kỳ. Đây là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động bảo đảm tiền vay. Nếu ngân hàng muốn đẩy mạnh hoạt động tín dụng thì sẽ mở rộng danh mục TSBĐ cũng như linh hoạt hơn trong công tác BĐTV nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Ngược lại, khi ngân hàng muốn thu hẹp quy mô tín dụng thì ngoài công cụ là chính sách lãi suất, việc áp dụng những quy định khắt khe về TSBĐ cũng là một công cụ hiệu quả.

Chất lượng của cán bộ tín dụng:

Con người được coi là yếu tố quyết định thành bại trong mọi công việc. Vì vậy, để hoạt động tín dụng nói chung và hoạt động BĐTV nói riêng đạt hiệu quả thì đòi hỏi ngân hàng có một đội ngũ cán bộ tín dụng giỏi chuyên môn, có kinh nghiệm và kiến thức tổng hợp, am hiểu về khách hàng cũng như lĩnh vực mà khách hàng kinh doanh, đồng thời nắm vững luật pháp. Bởi công tác thẩm định khách hàng, thẩm định TSBĐ... hết sức khó khăn, phức tạp với nhiều diễn biến khôn lường; nếu cán bộ tín dụng không có kiến thức chuyên sâu, am hiểu thị trường, có óc phán đoán. thì không thể thực hiện tốt công tác phân tích, định giá TSBĐ cũng như dễ bị khách hàng lừa đảo.

giá, quản lý và xử lý TSBĐ. Vì thế mà rất dễ xảy ra trường hợp cán bộ tín dụng câu kết với khách hàng, cố tình làm sai các nguyên tắc trong quy trình cho vay để tiếp tay cho khách hàng lừa đảo rút tiền ngân hàng, gây ra nhiều tổn thất cho ngân hàng. Như vậy chất lượng công tác bảo đảm tiền vay chịu ảnh hưởng lớn bởi đội ngũ cán bộ tín dụng, những người phải vừa giỏi chuyên môn nghiệp vụ vừa có đạo đức nghề nghiệp.

Công tác thẩm định:

Công tác thẩm định là khâu đầu tiên của quá trình xét duyệt khoản vay và là bước quan trọng nhất, làm cơ sở cho các quyết định về số tiền cho vay, thời hạn cho vay, hình thức BĐTV. Nếu khâu này thực hiện không tốt sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến công tác cho vay nói chung và hoạt động BĐTV nói riêng. Vì vậy công tác thẩm định cần phải được thực hiện chặt chẽ đúng theo quy trình, điều đó sẽ giúp ngân hàng nâng cao chất lượng cho vay.

Công tác thu thập và xử lý thông tin:

Ngân hàng cần phải có một hệ thống thu thập thông tin một cách hiệu quả. Nguồn thu thập thông tin có thể là từ hồ sơ vay vốn của khách hàng, từ trung tâm thông tin tín dụng, các bạn hàng của khách hàng, các tổ chức tín dụng khác, các cơ quan hữu quan. Không chỉ thu thập thông tin về khách hàng mà còn phải thu thập thông tin về TSBĐ một cách kỹ lưỡng như tình trạng tài sản, về pháp lý, về khả năng thanh khoản. để làm nguồn chất lượng cho việc thực hiện tốt công tác thẩm định TSBĐ. Thông tin có đầy đủ, chính xác thì ngân hàng mới biết được toàn diện về khách hàng cũng như TSBĐ, hỗ trợ tốt cho công tác thẩm định cũng như công tác dự báo, từ đó ngân hàng mới lựa chọn được khách hàng tốt, TSBĐ đạt yêu cấu, nâng cao chất lượng tín dụng.

Công tác quản lý, giám sát TSBĐ:

TSBĐ ngày càng đa dạng và phong phú, mỗi loại có những đặc thù riêng, những thay đổi trong các biến số kinh tế vĩ mô cũng như những thay đổi trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng có thể làm thay đổi giá trị TSBĐ. Vì vậy, để bảo đảm những tài sản luôn nằm trong tình trạng bình thường và phát hiện kịp thời những sự cố liên quan làm giảm giá trị TSBĐ, ngân hàng cần thực hiện tốt khâu quản lý TSBĐ. Nếu công tác này không được thực hiện định kỳ và thường xuyên thì ngân hàng sẽ không thể phản ứng kịp khi có sự cố xảy ra liên quan đến TSBĐ dẫn đến những rủi ro khi phải xử lý TSBĐ.

Công tác xử lý TSBĐ:

Phải xử lý TSBĐ tiền vay là điều không mong muốn đối với ngân hàng, tuy nhiên khi khách hàng không có khả năng thực hiện nghĩa vụ trả nợ thì buộc ngân hàng phải áp dụng biện pháp cuối cùng là xử lý TSBĐ. Xử lý TSBĐ nế u được thực hiện một cách đơn giản, thuận tiện, nhanh chóng, đảm bảo được quyền và lợi ích giữa các bên sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng thu hồi được nợ mà tiết kiệm thời gian và chi phí. Ngược lại, nếu xử lý TSBĐ không tốt sẽ dẫn đến xung đột về lợi ích và gây ra tranh chấp, trong trường hợp các bên không thể giải quyết được thì phải nhờ đến sự can thiệp của tòa án, gây tổn thất rất nhiều cho ngân hàng cả về thời gian và chi phí. Vì vậy thực hiện tốt khâu xử lý TSBĐ là điều kiện cần để thực hiện tốt hoạt động bảo đảm tiền vay.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w