Nâng cao chất lượng quản lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 76 - 77)

Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp

3.2.6. Nâng cao chất lượng quản lý tài sản bảo đảm

TSBĐ càng đa dạng phong phú thì càng khó khăn trong công tác quản lý. Vì thế song song với việc đa dạng hóa danh mục TSBĐ thì quản lý TSBĐ luôn phải được chú trọng và quan tâm. Để đảm bảo TSBĐ vẫn ở trong tình trạng bình thường và không bị sử dụng sai mục đích, không bị giảm sút về số lượng cũng như chất lượng, ngân hàng cần nâng cao công tác kiểm tra quản lý. Công tác này cần được thực hiện một cách liên tục, thường xuyên, hoặc bất thường khi phát hiện có dấu hiệu bất ổn xảy ra.

Với chính sách đa dạng hóa TSBĐ, mỗi TSBĐ lại khác nhau về đặc tính kĩ thuật, tính thanh khoản, tính ổn định cũng như những quy định pháp luật có liên quan đến tài sản. Vì thế Chi nhánh cần đưa ra chính sách kiểm tra, quản lý cụ thể đối với từng loại TSBĐ khác nhau. Đối với tài sản là BĐS, Chi nhánh chỉ cần nắm giữ các giấy tờ gốc chứng nhận quyền sử dụng, quyền sở hữu; kiểm tra, giám sát quá trình sử dụng tài sản của khách hàng, đồng thời cập nhật thông tin của thị trường bất động sản và diễn biến của những thị trường khác liên quan để phục vụ cho công tác quản lý tốt hơn. Đối với những tài sản cầm cố như sổ tiết kiệm, kỳ phiếu, trái phiếu thì việc quản lý, bảo quản đơn giản hơn; tuy nhiên với những TSBĐ như máy móc thiết bị, nguyên vật liệu được bảo quản tại kho thì ngân hàng cần đảm bảo hệ thống kho có vị trí an ninh tốt, có hệ thống chống trộm, hệ thống phòng cháy chữa cháy,... và phải thường xuyên kiểm tra vì những tài sản này dễ bị sụt giá do hao mòn vô hình hay biến động thị trường.

Khó khăn nhất trong công tác quản lý TSBĐ là khó kiểm soát những TSBĐ do khách hàng nắm giữ và sử dụng, nhất là những máy móc có giá trị lớn đang thi công ở công trường. Đối với những tài sản này, ngoài việc giám sát kiểm tra theo định kì thì ngân hàng cần tiến hành những đợt kiểm tra đột xuất nhằm đảm bảo tài sản vẫn đang trong tình trạng sử dụng tốt.

Bên cạnh đó, Chi nhánh còn cần chú trọng công tác định giá lại TSBĐ. Theo thời gian, tài sản có thể bị hao mòn hữu hình và hao mòn vô hình, đặc biệt là máy móc thiết bị chịu ảnh hưởng của tiến bộ khoa học kĩ thuật nên hao mòn vô hình là rất lớn, cộng thêm những biến động bất ổn của nền kinh tế, làm cho giá trị TSBĐ giảm so với giá trị định giá ban đầu, không đủ bù đắp vốn vay trong trường hợp rủi ro tín dụng xảy ra. Trong khi đó, Chi nhánh chưa thực hiện thường xuyên hoặc thực hiện chưa nghiêm túc công tác định giá lại TSBĐ, ảnh hưởng đến chất lượng TSBĐ khi phải xử lý để thu hồi nợ. Cán bộ định giá cần dựa trên các tiêu chí về thực trạng tài sản và tham khảo các thông tin trên thị trường để làm cơ sở đánh giá lại TSBĐ. Đặc biệt với các TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay, ngân hàng cần quan tâm theo dõi tiến trình hình thành tài sản một cách chặt chẽ bởi đây là loại tài sản tiềm ẩn nhiều rủi ro. Trong trường hợp giá trị TSBĐ bị sụt giảm quá mạnh, ngân hàng có thể yêu cầu khách hàng bổ sung thêm TSBĐ nhằm đảm bảo an toàn cho khoản vay.

Ngoài ra Chi nhánh cần phối hợp với chính quyền địa phương để quản lý TSBĐ một cách hiệu quả nhất.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 76 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w