Hoạt động chovay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 43 - 48)

Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp

2.1.3.2. Hoạt động chovay

Trên cơ sở nguồn vốn huy độ ng ổn định, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã quản lý điều hành cân đối, linh hoạt, sử dụng tối đa nguồn vốn đã có, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Vì vậy hoạt động tín dụng tăng trưởng khá ổn định và hiệu quả.

Bảng 2: Tình hình cho vay tại NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2011-2012

Dư nợ nội tệ 378 7 77.55 355 0 80.5 5 -6.26 358 4 80. 7 0.96 Dư nợ ngoại tệ 109 6 22.45 857 19.4 5 -21.8 857 19. 3 0 Phân theo TPKT_________ DNNN 498 10.2 481 10.9 1 -3.41 468 10.5 4 2.7 Doanh nghiệp khác__________ 8370 75.94 4314 4 71.3 -15.2 1364 981.9 15.81 HTX, Hộ gia đình, cá nhân 677 13.86 782 5 17.7 15.51 332 7 7.4 -57.5

Phân theo thời hạn___________ Ngắn hạn 286 9 58.75 271 6 61.6 3 -5.33 294 2 66.2 5 8.32 Trung hạn 410 8.4 230 5.22 -43.9 299 6.73 30 Dài hạn 160 4 32.85 1146 5 33.1 -8.92 0120 227.0 -17.9

Bảng 2 cho thấy tổng dư nợ cho vay của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội năm 2011 và 2012 có xu hướng giảm so với năm 2010. Cụ thể năm 2010 tổng dư nợ là 4883 tỷ đồng, sang năm 2011 là 4407 tỷ đồng, giảm 476 tỷ đồng tương ứng với tốc độ giảm 9.75% so với năm 2010. Điều này có thể lý giải do trong năm 2011, thực hiện giảm dư nợ phi sản xuất theo chỉ thị số 01/CT-NHNN ngày 01/03/2011 của Ngân hàng Nhà nước nhằm thắt chặt tín dụng kiềm chế lạm phát, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã chủ trương tăng trưởng tín dụng một cách an toàn, có chọn lọc khách hàng. Năm 2012, tổng dư nợ đạt 4441 tỷ đồng, có xu hướng tăng nhẹ so với năm 2011, cụ thể tăng 34 tỷ đồng, tương ứng tốc độ tăng trưởng là 0.77%. Kết quả này thể hiện nỗ lực của Chi nhánh trong việc kiểm soát hoạt động tín dụng, hoàn thành kế hoạch dư nợ mặc dù trong năm 2012, sức mua hàng hóa trên thị trường giảm sút, hàng tồn kho tăng cao, giao dịch bất động sản trầm lắng...

Xét về dư nợ theo đồng tiền:

Qua các số liệu thống kê trong bảng 2 ta thấy dư nợ nội tệ vẫn chiếm chủ yếu so với dư nợ ngoại tệ. Bên cạnh đó tỷ trọng cho vay bằng nội tệ năm 2011 và 2012 có xu hướng tăng so với năm 2010. Cụ thể, dư nợ nội tệ năm 2010 là 3787 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 77.55%, năm 2011 là 3550 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80.55%, năm 2012 là 3584 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 80.7%. Ngược lại, dư nợ ngoại tệ năm 2011 và 2012 có sự giảm sút rõ ràng về tỷ trọng so với năm 2010, điều này là do Chi nhánh đã thực hiện theo đúng chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước về việc giảm cho vay ngoại tệ và dần chuyển quan hệ tín dụng sang quan hệ mua bán ngoại tệ.

Xét theo TPKT:

Từ năm 2010 đến năm 2012, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh (doanh nghiệp khác) chính là khách hàng lớn nhất của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội. Năm 2010 tổng dư nợ cho vay của Chi nhánh với doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 3708 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 75.94%, sang năm 2011 là 3144 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 71.34%, đến năm 2012 con số này là 3641 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 81.99%. Tỷ trọng cho vay của Chi nhánh đối với DNNN có xu hướng ổn định, luôn giữ ở mức xấp xỉ 10%. Trong khi đó dư nợ HTX, hộ gia đình, cá nhân năm 2012 có xu hướng giảm mạnh, chỉ đạt 332 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 7.47% so với 782 tỷ đồng tương ứng 17.75% của năm 2011. Dư nợ HTX, hộ gia đình, cá nhân giảm mạnh là do nhu cầu vay vốn dưới hình thức cầm cố giấy tờ có giá giảm. Nhìn chung, các doanh nghiệp ngoài quốc doanh kinh doanh hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp nhà

nước nên đảm bảo được việc trả nợ đầy đủ và đúng hạn, do vậy trong những năm vừa qua ngân hàng ngày càng chú trọng hơn trong việc thiết lập mối quan hệ và cho vay các doanh nghiệp này.

Xét theo thời hạn:

Hiện nay, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đang cố gắng dịch chuyển cơ cấu vốn một cách hợp lý, từ cơ cấu vốn có độ rủi ro cao sang cơ cấu vốn an toàn và hiệu quả hơn. Điều này được thể hiện ở tỷ trọng cho vay ngắn hạn có xu hướng ngày càng tăng trong khi ngân hàng giảm tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn năm 2010 là 2869 tỷ đồng, mới chỉ chiếm tỷ trọng 58.75% thì năm 2011 là 2716 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 61.63% và năm 2012 là 2942 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng 66.25%. Do nguồn vốn mà ngân hàng huy động được chủ yếu là nguồn vốn ngắn hạn nên việc dịch chuyển tỷ trọng này là hợp lý, nhằm đảm bảo khả năng thanh khoản cho ngân hàng, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.

Biểu đồ 3: Tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2010-2012

4.00% 2.45% 2.90% 2.30% 2.45% 2.90% 2.30% 2.00% 0.00% 2010 2011 2012 Năm

(Nguồn: Báo cáo KQKD của NHNo&PTNT Hà Nội)

Về nợ xấu, tỷ lệ nợ xấu của NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội tương đối thấp. Năm 2010 tỷ lệ nợ xấu là 2.45%, đến năm 2011 con số này tăng lên 2.9%. Điều này là do năm 2011 tình hình kinh tế trong nước và trên thế giới vẫn còn nhiều khó khăn, thêm vào đó lãi suất cho vay cả năm 2011 luôn ở mức cao, do đó đã ảnh hưởng lớn đến tình hình tài chính của rất nhiều doanh nghiệp. Mặc dù tỷ lệ nợ xấu năm 2011 tăng so với năm 2010 nhưng vẫn đảm bảo dưới mức 3% và nhìn chung thì những khoản nợ xấu tại Chi nhánh đều có khả năng thu hồi nợ. Sang năm 2012, tăng trưởng kinh tế suy giảm, nợ xấu tăng mạnh tại các TCTD, hàng chục nghìn doanh nghiệp phá sản, sức mua trên thị trường giảm sút..., tuy nhiên do dự báo được những khó khăn của kinh tế Việt Nam năm 2012 nên Chi nhánh đã có những giải pháp hiệu quả nhằm đảm bảo nợ xấu ở mức cho phép với con số 2.3%.

Như vậy, NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã duy trì cơ cấu sử dụng vốn hợp lý góp phần cân đối vốn, tăng tính thanh khoản, đảm bảo an toàn hoạt động tín dụng. Dư nợ cho vay tăng trưởng vững chắc qua các năm, phù hợp với định hướng phát triển của Chi nhánh.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 43 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w