Hoàn thiện và đổi mới quy trình về bảo đảm tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 71 - 72)

Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp

3.2.2. Hoàn thiện và đổi mới quy trình về bảo đảm tiền vay

Hiện nay, NHNo&PTNT Việt Nam đã ban hành khá đầy đủ các quy định liên quan đến quy trình thẩm định TSBĐ, nhận và quản lý, xử lý TSBĐ. Tuy nhiên trong điều kiện nền kinh tế còn nhiều khó khăn thách thức, sản xuất kinh doanh còn chưa phục hồi, để đạt được mục tiêu tăng trưởng tín dụng đồng thời bảo đảm an toàn vốn thì Chi nhánh cần tiếp tục cụ thể hóa các quy định, hướng dẫn về quy tắc tác nghiệp trong cho vay có TSBĐ, quy trình thẩm định, ký hợp đồng bảo đảm, công chứng và đăng ký giao dịch bảo đảm.

• Đối với bước tiếp nhận và xem xét hồ sơ TSBĐ, ngân hàng đã quy định rõ các loại giấy tờ cụ thể trong bộ hồ sơ TSBĐ và các yếu tố mà cán bộ tín dụng cần kiểm tra để tránh tình trạng khách hàng phải bổ sung và sửa chữa nhiều lần. Tuy nhiên, với những khách hàng thường xuyên thì đôi khi việc xem xét tính đầy đủ của bộ hồ sơ còn bị xem nhẹ. Chi nhánh cần quy định cán bộ tín dụng phải luôn tuân thủ đúng quy trình trong mọi trường hợp nhằm tránh rủi ro sau này.

• Đối với khâu thẩm định, định giá TSBĐ, Chi nhánh nên quy định cụ thể đối với loại TSBĐ nào thì cán bộ tín dụng có thể trực tiếp định giá và loại TSBĐ nào thì cần thuê chuyên gia định giá nhằm đảm bảo tính chính xác trong việc định giá TSBĐ. Bên cạnh đó, Chi nhánh cần xây dựng cụ thể những điều kiện phải thẩm

định đối với từng loại TSBĐ như BĐS, động sản hay GTCG bởi mỗi loại tài sản có tính đặc thù riêng. Ví dụ đối với tài sản là nhà ở, quyền sử dụng đất thì Chi nhánh cần quy định đầu tiên phải kiểm tra những giấy tờ liên quan đến tài sản đó như giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đỏ..., xem xét tài sản đó có bị kê biên hay không, có tranh chấp hay không, đánh giá về vị trí địa lý, kiến trúc và giá cả. Đối với tài sản là động sản như máy móc thiết bị, dây chuyền sản xuất thì Chi nhánh cần thẩm định kĩ các yếu tố liên quan đến chủng loại, tính hiện đại, tính phổ biến của tài sản đó. Còn đối với GTCG thì Chi nhánh phải kiểm tra về số lượng, tính hợp pháp của giấy tờ có giá thông qua các yếu tố như tổ chức phát hành, mệnh giá.

Ngoài ra Chi nhánh cũng nên quy định những nguồn thông tin bắt buộc mà cán bộ tín dụng cần thu thập khi thẩm định TSBĐ cũng như những nguồn thông tin có thể thu thập bổ sung nhằm đảm bảo tính khách quan và chính xác trong quá trình thẩm định TSBĐ.

• Đối với khâu quản lý TSBĐ, NHNo&PTNT Việt Nam quy định giá trị tài sản định kì ít nhất là 6 tháng phải được đánh giá lại 1 lần. Tuy nhiên, trong thời điểm tình hình kinh tế có nhiều diễn biến phức tạp như hiện nay, Chi nhánh có thể linh hoạt quy định giảm thời gian quy định định kì này xuống cho phù hợp với tình hình thực tế cũng như phù hợp với từng loại TSBĐ. Chi nhánh cũng nên quy định những tiêu chí cụ thể hơn trong việc kiểm tra, quản lý TSBĐ như tài sản có đủ số lượng không, tình trạng tài sản hiện tại thay đổi như thế nào so với ban đầu, nơi bảo quản tài sản có đáp ứng được các điều kiện hay không hay tài sản có được sử dụng đúng công suất kĩ thuật hay không.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 71 - 72)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w