MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 81 - 85)

Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp

3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 1 Kiến nghị với Chính phủ

3.3.1. Kiến nghị với Chính phủ

Trên cương vị cơ quan quản lý vĩ mô của Nhà nước, Chính phủ cần có những biện pháp hữu hiệu để tạo điều kiện cho các NHTM trong việc nâng cao chất lượng BĐTV, từ đó đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh của các NHTM và tạo ra những hiệu ứng tích cực cho toàn bộ nền kinh tế.

Trước hết, Chính phủ cần trực tiếp ban hành hoặc chỉ đạo các Bộ, Ngành

Hiện nay hệ thống pháp luật Việt Nam có rất nhiều văn bản pháp luật thuộc nhiều ngành luật khác nhau quy định về biện pháp bảo đảm như các quy định về thế chấp quyền sử dụng đất của pháp luật về đất đai (Luật đất đai 2003); các quy định về thế chấp, cầm cố, bảo lãnh trên lĩnh vực kinh tế, tài chính, ngân hàng, hàng không, hàng hải (Luật các TCTD năm 1997, Luật hàng hải)... Tuy nhiên nội dung các quy định này có nhiều vấn đề không còn phù hợp và đôi khi lại có những quy định không thống nhất, chồng chéo giữa các luật, gây lúng túng cho các cơ quan, những người thực hiện. Mặt khác, trong xu thế hội nhập và ngày càng phát triển thì những văn bản, quy định, hướng dẫn về BĐTV chưa thực sự bắt nhịp được với những yêu cầu đa dạng, phong phú của thực tiễn cuộc sống, chưa đáp ứng được đòi hỏi của hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về BĐTV là rất cần thiết. Chính phủ cần chỉ đạo các Bộ, Ngành như Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên môi trường và Tòa án nhân dân tối cao ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành luật kịp thời, đồng bộ, rõ ràng, thống nhất và sát thực tế hơn, loại bỏ những bất cập và chồng chéo, tránh tình trạng Luật đã có hiệu lực thi hành mà chưa có văn bản hướng dẫn. Ví dụ như Chính phủ cần chỉ đạo Bộ tư pháp ban hành các văn bản hướng dẫn thực hiện các quy chế về BĐTV đã được ban hành, Bộ Tài chính xem xét bỏ quy định thu nhập từ việc bán TSBĐ phải chịu thuế thu nhập doanh nghiệp hay Tòa án nhân dân tối cao cải cách về thủ tục và thời gian thụ lý các vụ án kinh tế nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho các bên liên quan. Chính phủ cần thực hiện rà soát, tập hợp và thống nhất các quy định ban hành về cơ chế BĐTV, xử lý TSBĐ cho phù hợp với các bộ luật đã đề ra như Bộ luật dân sự, Luật đất đai, Luật các TCTD.

Một kiến nghị cho việc hoàn thiện các văn bản pháp luật liên quan đến BĐTV là Chính phủ cần ban hành Luật Giao dịch bảo đảm. Thực tiễn hiện nay cần thiết có một văn bản hướng dẫn cụ thể về TSBĐ và xử lý TSBĐ trong lĩnh vực ngân hàng để giúp cho các ngân hàng, các TCTD, các cơ quan nhà nước có cơ sở pháp lý và chủ động trong việc áp dụng pháp luật có liên quan đến TSBĐ và xử lý TSBĐ, đặc biệt là đối với TSBĐ là bất động sản. Để đáp ứng tốt yêu cầu của thực tiễn đời sống kinh tế - xã hội ở nước ta, cũng như những đòi hỏi của quá trình hội nhập thế giới, thiết nghĩ cần ban hành Luật Giao dịch bảo đảm. Thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm, cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm cũng phải được đơn giản hóa, thực

hiện một cách nhanh chóng, đặc biệt là các trường hợp sửa đổi, bổ sung thay thế giao dịch bảo đảm đã đăng ký.

Cũng nói về đăng kí giao dịch bảo đảm, hiện nay có 5 cơ quan để đăng ký giao dịch TSBĐ là Văn phòng Quản lý sử dụng đất cấp quận; Cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên; Cục Hàng không dân dụng; Trung tâm lưu ký chứng khoán và Trung tâm đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm (Bộ Tư pháp). Nhiều đầu mối khác nhau, dữ liệu thông tin khác nhau dẫn đến việc kiểm tra thông tin của các ngân hàng khi thực hiện giao dịch bảo đảm không chính xác. Vì vậy, cần một đầu mối duy nhất cung cấp thông tin giao dịch bảo đảm với dữ liệu chuẩn. Nếu không việc tranh chấp xử lý TSBĐ sẽ thường xuyên xảy ra, người chịu thiệt sẽ tiếp tục là các NHTM.

Việc hoàn thiện hệ thống pháp luật về BĐTV phải nâng cao hơn nữa tính tự chủ, quyền tự do cam kết giữa các bên, đề cao nguyên tắc tự chịu trách nhiệm của các bên về quyết định của mình trong quan hệ bảo đảm. Khi đó, các bên có thể chủ động, linh hoạt trong việc xử lý các tình huống phát sinh một cách nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian và chi phí.

Chính phủ cần có hướng dẫn, quy định cụ thể về quyền sở hữu tài sản.

Vấn đề quyền sở hữu tài sản có ảnh hưởng trực tiếp đến công tác quản lý và xử lý TSBĐ. Việc quy định rõ ràng quyền sở hữu tài sản giúp ngân hàng thuận tiện trong việc đưa ra cách thức để quản lý TSBĐ cũng như tạo thuận lợi cho ngân hàng khi phải xử lý TSBĐ.

Thực tế về thế chấp máy móc, thiết bị có thể cho ta thấy những hạn chế cần được khắc phục. Đối với khách hàng là doanh nghiệp khi cầm cố tài sản là máy móc, thiết bị... mà pháp luật chưa quy định phải có giấy chứng nhận quyền sở hữu thì chỉ cần giấy tờ chứng minh tài sản hợp pháp và cam kết với các TCTD là tài sản đó thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp, không có tranh chấp là đủ. Song thực tế việc xác định số lượng giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của doanh nghiệp là bao nhiêu, xác minh tính hợp pháp của giấy tờ đó như thế nào không hề đơn giản. Do đó trong trường hợp ngân hàng phải xử lý các TSBĐ này để thu hồi nợ thì sẽ gặp khó khăn do không đủ giấy tờ hợp lệ, thậm chí là mất vốn nếu khách hàng cố tình lừa đảo. Vì vậy Chính phủ cần triển khai chương trình cấp quyền sở hữu đối với những tài sản có giá trị như máy móc, thiết bị, dây chuyền sản xuất và cung cấp công khai các thông tin về quyền sở hữu đó.

Hay như việc một ngân hàng cho vay và nhận TSBĐ là sổ tiết kiệm do ngân hàng khác phát hành. Quy trình được thực hiện đầy đủ, ngân hàng phát hành xác nhận ưu tiên xử lý sổ tiết kiệm cho ngân hàng cho vay. Nhưng khi khoản nợ quá hạn, ngân hàng cho vay yêu cầu xử lý sổ tiết kiệm để thu hồi nợ thì ngân hàng phát hành thông báo rằng sổ tiết kiệm đã được xử lý để thu hồi khoản nợ khác mà khách hàng nợ ngân hàng phát hành. Thực tế ở đây, việc xác nhận và phong tỏa sổ tiết kiệm chỉ là thông lệ của giới ngân hàng và không xuất hiện trong các quy định pháp luật. Do đó trong trường hợp này, khi phát sinh tranh chấp, ngân hàng cho vay sẽ không được pháp luật bảo vệ và khả năng mất vốn là rất cao. Chính phủ cần đưa ra các văn bản pháp luật có liên quan để bảo vệ quyền lợi của các ngân hàng, góp phần mở rộng tín dụng cho nền kinh tế.

Chính phủ cần đưa ra chính sách về xử lý TSBĐ, tạo điều kiện thuận lợi cho ngân hàng khi phát mại tài sản.

Chính phủ cần ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể về xử lý TSBĐ nhằm hạn chế tổn thất cho ngân hàng trong công tác xử lý TSBĐ bao gồm các hình thức xử lý TSBĐ, thủ tục xử lý TSBĐ, đồng thời thành lập thêm nhiều trung tâm đấu giá mang tính chuyên nghiệp trong phạm vi cả nước nhằm tạo sự nhanh chóng thuận tiện cho các bên khi hình thức xử lý TSBĐ có sự tham gia của trung tâm bán đấu giá.

Quy định rõ ràng trách nhiệm của các cơ quan ban ngành trong việc xử lý TSBĐ để thu hồi nợ của ngân hàng. Thực tế hiện nay, các trường hợp xử lý TSBĐ qua Tòa án để thu hồi nợ của các ngân hàng gặp rất nhiều khó khăn và kéo dài do cơ chế nhiều thủ tục, làm cho khả năng thu hồi hết nợ vay càng khó khăn do sự biến động giá cả, lãi suất...

Pháp luật xử lý TSBĐ cần loại bỏ các quy định can thiệp quá sâu vào việc xử lý TSBĐ bằng các thủ tục hành chính và sự tham gia của các cơ quan hành chính vào quá trình xử lý tài sản của các NHTM. Đặc biệt là quy định về thủ tục giao tài sản và buộc bên giữ tài sản phải giao tài sản với sự tham gia của các cơ quan nhà nước, quy định về sự hỗ trợ của cơ quan nhà nước trong quá trình NHTM xử lý TSBĐ. Sự hỗ trợ của các cơ quan nhà nước đối với việc xử lý TSBĐ là cần thiết, song cần có quy định rõ thủ tục hỗ trợ dưới hình thức:

+ Giao chức năng, nhiệm vụ cho một cơ quan tư pháp thực hiện việc cưỡng chế buộc giao TSBĐ để xử lý.

+ Thành lập cơ quan gửi giữ tài sản để thực hiện nhiệm vụ bổ trợ cho hoạt động tư pháp.

+ Trong các trường hợp có tranh chấp về xử lý TSBĐ là bất động sản, việc giao tài sản, tranh chấp về định giá khi xử lý hoặc NHTM gặp khó khăn không xử lý được TSBĐ thì cần phải giải quyết theo con đường tòa án, không phải bằng thủ tục hành chính hoặc trao quyền cho NHTM tự quyết định thực hiện các quy định hiện hành.

Ngoài ra, cũng cần có chính sách xử lý TSBĐ do vướng mắc thủ tục pháp lý, thủ tục hành chính (có tranh chấp giữa chủ sở hữu tài sản và ngân hàng, khách hàng bỏ trốn, tài sản bị kê biên vì liên quan đến vụ án khác đang chờ phán quyết, hồ sơ thủ tục chưa hoàn chỉnh...) một cách nhanh chóng. Chính phủ nên yêu cầu tòa án tổ chức xét xử theo thủ tục khẩn cấp và không đình hoãn phiên xử dù có liên quan đến vụ án khác vì đây là những vụ kiện đối với khoản nợ mà ngân hàng được quyền ưu tiên thanh toán. Phần bản án đã được thi hành không nên có hiệu lực hồi tố vì không bảo đảm quyền lợi cho ngân hàng.

Chính phủ cũng cần nâng cao sự phối hợp giữa NHTM với các cơ quan chức năng như thuế, tài chính, cơ quan thống kê... trong quá trình hoạt động.

Việc phối hợp và chia sẻ thông tin giữa các cơ quan chức năng sẽ giúp cho việc giải quyết các thủ tục hành chính được nhanh gọn và chính xác. Vì vậy phải xây dựng hệ thống mạng máy tính để bảo đảm sự tích hợp thông tin. Bên cạnh đó cần quan tâm xây dựng và hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, viễn thông quốc gia để đáp ứng yêu cầu ứng dụng công nghệ hiện đại trong hoạt động kinh doanh nói chung của ngân hàng và hoạt động BĐTV nói riêng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w