Các chỉ tiêu định tính

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 30 - 32)

Học viện Ngân hàng 19 Khóa luận tốt nghiệp

1.3.2.2. Các chỉ tiêu định tính

Dựa vào các chỉ tiêu định tính ta có thể phần nào đánh giá khái quát được về chất lượng bảo đảm tiền vay của một NHTM. Vì vậy, để đánh giá đúng hiệu quả của

bảo đảm tiền vay, ngoài việc xem xét tính toán các chỉ tiêu định lượng thì cần kết hợp thêm với việc phân tích các chỉ tiêu định tính.

Sự linh hoạt của các hình thức BĐTV: Công tác BĐTV đạt chất lượng như

mong muốn một phần là nhờ việc ngân hàng có áp dụng linh hoạt các hình thức

BĐTV đối với từng đối tượng khách hàng hay không. Với những khách hàng truyền thống, xếp hạng tín nhiệm cao, có phương án sản xuất kinh doanh khả

thi thì

ngân hàng có thể xem xét áp dụng hình thức cho vay không có bảo đảm bằng tài

sản. Ngược lại, đối với những khách hàng lần đầu tiên giao dịch với ngân

hàng hay

khách hàng có xếp hạng tín nhiệm trung bình thì ngân hàng cần yêu cầu có TSBĐ

khi cấp tín dụng. Bên cạnh đó tùy vào việc khách hàng có những tài sản gì

hay có

thể đáp ứng được những điều kiện đảm bảo cụ thể nào mà ngân hàng áp dụng phù

hợp các hình thức cầm cố, thế chấp, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba hay bảo

đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Việc áp dụng linh hoạt các hình thức bảo

đảm tiền vay vừa giúp ngân hàng mở rộng tín dụng, đảm bảo an toàn trong kinh

doanh, giữ chân khách hàng, vừa đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Danh mục TSBĐ: Cho vay có TSBĐ cùng với quản lý tốt danh mục TSBĐ

là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng các khoản vay, hạn chế

tổn thất cho ngân hàng. TSBĐ có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Đánh giá về danh mục TSBĐ cho thấy tính ổn định và mức

độ an

toàn của các TSBĐ. Nếu tài sản chủ yếu tập trung vào nhóm tài sản cầm cố

như sổ

tiết kiệm, trái phiếu, các GTCG khác thì mức độ ổn định và an toàn của các TSBĐ

Kiểm soát và quản lý TSBĐ: Việc kiểm soát và quản lý TSBĐ một cách

đầy đủ, chặt chẽ, thường xuyên giúp ngân hàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá

nhằm đảm

bảo tài sản và các loại giấy tờ vẫn đang trong tình trạng bình thường, đồng

thời phát hiện

và ngăn chặn kịp thời các sự cố làm giảm giá trị của TSBĐ gây rủi ro cho ngân hàng.

Cán bộ tín dụng là người chịu trách nhiệm chính trong suốt quá trình quản lý TSBĐ và các loại tài sản liên quan. Trường hợp TSBĐ do bên khách hàng vay hoặc bên thứ ba nắm giữ, bảo quản, sử dụng thì cán bộ tín dụng cần chủ động đề xuất và kiểm tra TSBĐ định kỳ, chứng minh tình trạng hiện tại của TSBĐ.

Xử lý TSBĐ: Việc xử lý TSBĐ với thủ tục nhanh gọn, chi phí thấp, bảo đảm

được quyền lợi cho ngân hàng và khách hàng cũng là một tiêu chí phản ánh hiệu

quả BĐTV của ngân hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 30 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w