Nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 77 - 78)

Học viện Ngân hàng 46 Khóa luận tốt nghiệp

3.2.7. Nâng cao chất lượng công tác xử lý tài sản bảo đảm

Khi cho vay ngân hàng luôn mong muốn khách hàng trả nợ đầy đủ và đúng hạn. Tuy nhiên rủi ro tín dụng trong nhiều trường hợp là không tránh khỏi và khi rủi ro tín dụng xảy ra, khách hàng không trả được nợ thì ngân hàng phải tiến hàng xử lý TSBĐ để thu hồi nợ. Đây là công việc phức tạp và tốn nhiều thời gian.

Việc xử lý TSBĐ ở nước ta hiện nay còn rất nhiều khó khăn. Hiện tại những quy định hướng dẫn xử lý TSBĐ vẫn chưa rõ ràng, cụ thể và chi tiết, ngân hàng không nhận được sự giúp đỡ của các cơ quan chức năng có liên quan đến việc thu hồi tài sản. Việc phát mại tài sản cũng gặp nhiều trở ngại như tốn nhiều chi phí, thời gian hoặc tài sản phát mại không có thị trường tiêu thụ. Do đó khi phát mại đòi hỏi cán bộ ngân hàng không chỉ giỏi về chuyên môn mà còn phải am hiểu thị trường và nhiều lĩnh vực khác. Vì vậy, Chi nhánh nên có kế hoạch đào tạo cán bộ đồng thời khuyến khích cá nhân tự trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ và tầm hiểu biết của

mình. Bên cạnh đó, việc phát mại thường không bù đắp được nhiều những khoản nợ mất vốn nên Chi nhánh có thể trực tiếp cho thuê tài sản và đứng ra thu tiền, hoặc dùng tài sản đó góp vốn liên doanh, liên hệ với các ngân hàng khác để tập trung các tài sản không phát mại được hình thành nên một công ty thu mua.

Trong công tác xử lý TSBĐ Chi nhánh cần tuân thủ chặt chẽ các bước xử lý TSBĐ. Nếu khách hàng có thiện chí trong việc khắc phục trả nợ, Chi nhánh nên tạo điều kiện để khách hàng tự bán tài sản, thu hồi đúng và đủ giá trị của tài sản từ đó thực hiện nghĩa vụ trả nợ cho Chi nhánh. Biện pháp này vừa tiết kiệm thời gian và chi phí cho Chi nhánh, vừa phát huy năng lực tự giải quyết của người vay.

Nhằm khắc phục hạn chế về thời gian xử lý TSBĐ, Chi nhánh có thể thành lập bộ phận chuyên xử lý nợ quá hạn cũng như xử lý TSBĐ. Trong trường hợp cần thiết, bộ phận này cũng có thể áp dụng các biện pháp vừa mang tính thuyết phục vừa mang tính cưỡng chế để thu hồi nhanh chóng các khoản nợ quá hạn, tiết kiệm thời gian cũng như chi phí xử lý TSBĐ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 77 - 78)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w