Học viện Ngân hàng 42 Khóa luận tốt nghiệp

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 54 - 59)

TSBĐ (1.98%), do chủ yếu là ngân hàng cho vay theo chỉ định của Chính phủ nên chất lượng khách hàng của cho vay không có TSBĐ chưa cao.

Nhìn chung, tỷ lệ nợ xấu của cho vay có TSBĐ thấp hơn tỷ lệ nợ xấu của cho vay không có TSBĐ chứng tỏ vai trò trong việc thúc đẩy khách hàng thực hiện nghĩa vụ trả nợ của công tác bảo đảm tiền vay, từ đó nâng cao chất lượng tín dụng đối với hình thức cho vay có TSBĐ.

2.2.2.3. Cơ cấu cho vay theo hình thức bảo đảm

Với mục đích mở rộng tín dụng mà vẫn đảm bảo khả năng kiểm soát, Chi nhánh đã áp dụng các hình thức cho vay có TSBĐ là cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay, bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, bảo đảm bằng tài sản hình thành từ vốn vay. Có thể xem xét một cách khái quát về cơ cấu cho vay theo các hình thức có TSBĐ bằng bảng số liệu và biểu đồ sau:

Bảng 5: Dư nợ theo các hình thức bảo đảm bằng tài sản của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2010-2012

Biểu đồ 5: Cơ cấu các hình thức bảo đảm bằng tài sản của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2010-2012

(Nguồn: Báo cáo TSBĐ của NHNo&PTNT Hà Nội)

Có thể thấy trong các hình thức bảo đảm bằng tài sản, ngân hàng chủ yếu áp dụng hình thức cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay vốn. Hình thức này luôn chiếm tỷ trọng cao nhất so với các hình thức bảo đảm bằng tài sản khác. Tuy nhiên, tỷ trọng này năm 2011 và 2012 có xu hướng giảm so với năm 2010. Cụ thể, năm 2010 dư nợ theo hình thức cầm cố, thế chấp bằng tài sản của khách hàng vay đạt 2800.7 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng đến 82.01%, năm 2011 và 2012 con số này lần lượt là 2027.35 và 2083.4 tỷ đồng, tương ứng tỷ trọng giảm còn 58.58% và 58.7%. Mặc dù tỷ trọng giảm nhưng đây vẫn là hình thức mà ngân hàng khuyến khích vì được coi là hình thức bảo đảm an toàn nhất trong ba hình thức. Các TSBĐ theo hình thức này tại Chi nhánh chủ yếu là quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, máy móc dây chuyền sản xuất của doanh nghiệp, phương tiện vận tải... là những tài sản có giá trị lớn, vì thế mức cho vay theo hình thức này thường cao. Đối với các tài sản cầm cố như trái phiếu, tín phiếu, chứng chỉ tiền gửi, sổ tiết kiệm, đây là những tài sản có tính thanh khoản cao, vì thế mà ngân hàng có thể cho vay đến 100% giá trị của các giấy tờ có giá.

Hình thức cho vay với TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay thường được các doanh nghiệp sử dụng khi thiếu vốn kinh doanh và không có nhiều tài sản để cầm cố, thế chấp. Năm 2010 hình thức này chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng dư nợ

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

cho vay có TSBĐ của ngân hàng, đạt 262.29 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng là 7.68%. Đến năm 2011 đạt 966.27 tỷ đồng với tỷ trọng 27.92% và năm 2012 là 934.5 tỷ đồng tương ứng tỷ trọng là 26.33%. Tỷ trọng của hình thức này năm 2011 và 2012 tăng như vậy là do trong hai năm này ngân hàng thực hiện cho vay với nhiều dự án di dời các nhà máy ra ngoại thành Hà Nội, các dự án này lấy TSBĐ là tài sản hình thành từ vốn vay. Tuy nhiên, hình thức bảo đảm này được coi là hình thức rủi ro nhất trong ba hình thức cho vay có TSBĐ, vì thế Chi nhánh khá thận trọng trong việc cho vay theo hình thức này, chỉ cho vay những doanh nghiệp uy tín, có quan hệ lâu dài với ngân hàng và dự án có tính khả thi cao.

Với hình thức bảo lãnh bằng tài sản của bên thứ ba, dư nợ đều tăng dần qua các năm. Năm 2010 là 352.18 tỷ đồng, năm 2011 đạt 467.2 tỷ đồng với tốc độ tăng trưởng là 32.66%, đến năm 2012 dư nợ theo hình thức này là 531.3 tỷ đồng, tăng trưởng với tốc độ 13.72% so với năm 2011. Tỷ trọng của hình thức này cũng tăng dần qua ba năm, lần lượt là 10.31%, 13.5% và 14.97%. Hình thức này chiếm tỷ lệ nhỏ trong cho vay có TSBĐ nhưng đang chiếm tỷ trọng ngày càng cao do tính hữu hiệu của nó trong tăng dư nợ tín dụng cho ngân hàng và tạo sự linh hoạt cho khách hàng, nhiều khách hàng có nhu cầu vay vốn nhưng không có hoặc không có đủ TSBĐ nên đã sử dụng tài sản của người thứ ba để xin vay vốn. Các TSBĐ của bên thứ ba cũng được thực hiện bằng hai phương thức là cầm cố và thế chấp giống như đối với TSBĐ của khách hàng vay vốn. Bảo đảm bằng tài sản của bên thứ ba tại ngân hàng chủ yếu là sự bảo đảm bằng thế chấp nhà đất. Người bảo lãnh cho khách hàng vay phải đảm bảo các điều kiện theo quy định, thường mối quan hệ với người vay vốn là quan hệ anh em họ hàng, hay các tổ chức có uy tín như các ngân hàng khác.

Như vậy NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội đã áp dụng các biện pháp bảo đảm phù hợp với thực tế tại Chi nhánh với mục tiêu an toàn và sinh lợi.

2.2.2.4. Cơ cấu tài sản bảo đảm

Trước nhu cầu vay vốn đa dạng và ngày càng tăng của các chủ thể trong nền kinh tế, tài sản dùng làm TSBĐ tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội không ngừng tăng lên về số lượng và chủng loại. Có thể xem xét cơ cấu TSBĐ của ngân hàng qua bảng sau:

Bảng 6: Cơ cấu tài sản bảo đảm của NHNo&PTNT Hà Nội giai đoạn 2010-2012

(%) trị (%) (%) Bất động sản 3203 66.16 3598 72.52 4454 78.33 Động sản 624 12.9 519 10.46 803 14.12 GTCG 976 20.16 804 16.21 384 6.75 Tài sản khác 38 0.78 40 0.81 45 0.8 Tổng cộng 4841 100 4961 100 5686 100

Giá trị TSBĐ 4841 4961 5686

Dư nợ cho vay có TSBĐ 3415.17 3460.82 3549.2

Tỷ lệ giá trị TSBĐ so với

giá trị khoản vay_________ 1.42 lần 1.43 lần 1.6 lần

(Nguồn: Báo cáo TSBĐ của NHNo&PTNT Hà Nội)

Từ bảng số liệu ta thấy tổng giá trị TSBĐ tăng dần qua các năm, từ 4841 tỷ đồng năm 2010 đến 4961 tỷ đồng vào năm 2011 và 5686 tỷ đồng vào năm 2012. Trong đó bất động sản luôn là tài sản chiếm tỷ trọng cao nhất, xét về cả giá trị và tỷ trọng đều tăng dần qua các năm. Cụ thể, giá trị của bất động sản dùng làm TSBĐ tại ngân hàng trong ba năm gần đây lần lượt là 3203, 3598 và 4454 tỷ đồng, tương ứng với sự tăng lên về tỷ trọng là 66.16%, 72.52% và 78.33%. Chiếm tỷ trọng cao thứ hai là động sản, năm 2010 động sản chiếm 12.9% trong tổng giá trị TSBĐ, năm 2011 con số này là 10.46% và đến năm 2012 tỷ trọng của loại tài sản này tăng lên 14.12%. GTCG tuy chiếm tỷ trọng cao thứ hai trong năm 2010 (20.16%) nhưng tỷ trọng có xu hướng giảm dần và đến năm 2012 chỉ còn chiếm 6.75% tổng giá trị TSBĐ tại ngân hàng. Còn lại là các tài sản khác chiếm một tỷ trọng rất nhỏ, dưới 1% trong tổng TSBĐ.

Sở dĩ bất động sản luôn chiếm tỷ trọng cao trong các loại TSBĐ vì đây là loại tài sản có giá trị cao, tỷ lệ cho vay khi thế chấp bằng BĐS cũng khá cao, tại NHNo&PTNT Chi nhánh Hà Nội có thể cho vay tới 75% giá trị BĐS, vì vậy mà khách hàng khi thế chấp bằng BĐS có thể vay được vốn lớn. Đối với khách hàng, việc thế chấp BĐS hầu như không ảnh hưởng gì đến phương án hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như sinh hoạt hàng ngày của bên bảo đảm, khách hàng lại có thể vay được số tiền lớn. Bên cạnh đó, trong những năm qua việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được các cơ quan ban ngành tích cực triển khai, giúp cho khách hàng đáp ứng được điều kiện vay vốn sản xuất kinh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng công tác bảo đảm tiền vay tại NH nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh hà nội khoá luận tốt nghiệp 077 (Trang 54 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(91 trang)
w