Ác loại hoá chất và ứng dụng

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn nghiệp vụ buồng phòng cđ kỹ thuật khách sạn và du lịch (Trang 66 - 71)

- Hạng đặc biệt:

2. ác loại hoá chất và ứng dụng

2.1.1. Chất gây bẩn

Chất gây bẩn gồm bụi, vết bẩn, vết mờ, ố. Bụi bẩn thường là bụi tro, tóc, lông, vải, cát bay trong không khí hoặc bám bẩn đồ vật. Vết bẩn bàm vào đồ vật do mỡ, chất lỏng có thể tẩy sạch bằng chất hoá học được pha loãng đúng nồng độ và sử dụng đúng mục đích. Vết bẩn làm mờ, ố, phai màu đồ vật phải dùng thuốc tẩy bột hoặc chất tẩy axít hoặc thuốc tẩy kiềm Akalin. Vết ố mờ có thể là gỉ sắt màu nâu (do sắt bị ôxy hoá hoặc ăn mòn điện cực gây ra, gỉ đồng màu xanh, màu xám bạc hoặc vàng). Những vết bẩn này nếu không tẩy rửa thường xuyên thì kim loại sẽ bị ăn mòn.

2.1.2. Các loại bề mặt cần làm sạch

Các trang thiết bị, đồ dùng cần làm sạch có thể được cấu tạo từ các loại bề mặt khác nhau, nhân viên cần biết để lựa chọn phương pháp và chất tẩy sạch hữu hiệu.

+ Đồ vải: Là loại dễ hút ẩm, hay bị hôi mốc, hoen ố, rách nhưng lại chịu được nước và các chất tẩy sạch.

+ Đồ gỗ: Dễ hút ẩm và xước bề mặt, rất kỵ nước.

+ Đồ men sứ, thuỷ tinh: Bóng, dễ vỡ, dễ xước, chịu đước nước và các chất tẩy sạch. + Đồ kim loại: Dễ bị xước và mất lớp bóng, kỵ axít và kiềm mạnh.

+ Đồ nhựa dẻo: Dễ bị xước, chịu được nước và các chất tẩy sạch. + Sơn phủ: Dễ bị xước, bám bẩn, chịu được nước hạn chế.

2.2. Các chất tẩy rửa và công dụng

Chất tẩy rửa là những chất có thể tẩy sạch chất bẩn, vết bẩn của bề mặt đồ vật về mặt vật lý hoặc hoá học. Chất tẩy sạch thường do các chất hoá học được kết hợp mà thành một số loại đặc biệt có khả năng tẩy sạch vết bẩn.

hất tẩy rửa ông dụng

ước * Sử dụng cùng chất tẩy rửa khác như xà phòng để có kết

quả tốt hơn

Axít

* Nước chanh * Làm sạch các vết ố và vết bẩn trên kim loại

* Giấm * Lau rửa cửa sổ

* Chất làm sạch nhà vệ sinh * Lau bồn vệ sinh

hất tẩy rửa có kiềm

* Xút nóng

(Natri Cacbonat nóng)

* Làm sạch các vết ố

* Bô- rắc * Lau rửa đồ sứ và bề mặt tráng men

* Xút để giặt * Làm mềm nước, làm sạch cống rãnh

* Xút ăn da * Tẩycác vết dầu mỡ

* A-mô-ni-ắc * Làm sạch các vết ố do dầu mỡ gây ra

* Chất tẩy trắng * Làm trắng và làm sạch các vết ố trên vải, bồn tắm và

bồn vệ sinh. Diệt trùng.

huốc tẩy

* Nước tẩy

Ví dụ: Nước rửa bát đĩa

* Rửa sàn nhà, gạch lát tường và nhà tắm. Làm sạch các bề mặt cứng. Làm sạch đồ sứ.

* Bột giặt * Giặt giũ vải vóc

* Xà phòng bánh * Rửa tay huốc cọ rửa * Bột cọ rửa * Dùng để lau chùi bề mặt cứng nhất là bồn tắm và lòng bồn rửa mặt. * Kem cọ rửa * Dung dịch cọ rửa huốc đánh bóng * Dung dịch đánh bóng kim loại * Làm sạch vết bẩn và làm bóng kim loại * Đánh bóng đồ đạc - Bột * Đánh bóng bề mặt gỗ - Kem - Chất lỏng - Phun bọt * Đánh bóng gỗ, kính, đồ mạ trắng, gạch lát phòng tắm

hất lau rửa cửa sổ * Lau cửa sổ

Dung môi

* Cồn

* Làm sạch vết dầu mỡ và chất sáp * Xăng trắng

* Têtraclorua các bon (dung

dịch tẩy rửa khô)

Chất diệt khuẩn, chất khử

trùng

* Chất diệt khuẩn, diệt vị trùng. Chất diệt trùng ngăn không cho vi trùng phát triển

2.3. Yêu cầu khi sử dụng

Việc lựa chọn, sử dụng các loại hoá chất để làm sạch vết bẩn ở các bề mặt khác nhau là rất cần thiết. Nếu lựa chọn sai hoá chất sẽ không những không làm sạch vết bẩn mà còn làm ảnh hưởng đến bề mặt cần làm sạch đó. Vì vậy để sử dụng hoá chất có hiệu quả cần phải thực hiện theo những yêu cầu sau:

+ Phải lựa chọn loại hoá chất tẩy sạch phù hợp, căn cứ vào loại chất gây bẩn (bụi, vi khuẩn, vết dầu mỡ, vết ố kính, gỉ sắt…), loại bề mặt (gỗ, kim loại, vải, thuỷ tinh, nhựa..), phương pháp làm sạch (ngâm, trà, sát, lau…), chỉ định của nhà sản xuất, sức khoẻ và an toàn cho con người, các chi tiết kỹ thuật, kiểm tra, kiểm nghiệm, giá cả. Phải sử dụng các hoá chất có nhẵn mác, ghi rõ tên và công dụng.

+ Phải có lịch sử dụng chất tẩy và bản quy định khu vực hoá chất treo ở phòng trực buồng để thực hiện giảm chi phí và bảo vệ môi trường.

+ Không để hoá chất trong buồng khách.

+ Nhân viên cần sử dụng đúng các loại hoá chất, không pha lẫn các hoá chất với nhau, không dùng loại hoá chất nhãn mác không rõ ràng, không mang hoá chất của cá nhân vào sử dụng trong khách sạn. Thường xuyên dự trữ ở mức tối thiểu đảm bảo yêu cầu cung cấp cho việc làm sạch.

+ Các loại hoá chất phải pha loãng theo đúng chỉ dẫn của nhà sản xuất. Không dùng liều lượng cao nhằm thu kết quả nhanh sẽ gây nguy hiểm.

âu hỏi ôn tập:

1. Trình bày các trang thiết bị dọn vệ sinh trong bộ phận buồng? Cho biết tính năng, công dụng và cách sử dụng các trang thiết bị đó?

2. Tại sao cần thiết phải biết cách sử dụng và bảo quản các trang thiết bị dọn vệ sinh trong bộ phận buồng? Trình bày cách bảo dưỡng và bảo quản các trang thiết bị dọn vệ sinh?

3. Cho biết các chất gây bẩn và các bề mặt cần làm sạch? Công dụng và cách sử dụng, bảo quản các chất tẩy sạch trong bộ phận buồng?

I

QUY TRÌNH Ọ I VÀ Q Y Ì Ú

Yêu cầu của chương:

Sau khi học xong chương này, người học có khả năng:

+ Trình bày được khái niệm dọn vệ sinh, ý nghĩa và nguyên tắc dọn vệ sinh buồng khách

+ Phân tích được những yêu cầu vệ sinh đối với nhân viên buồng, buồng khách, khu vực công cộng

+ Trình bày được quy trình dọn vệ sinh buồng khách trả, buồng đang có khách lưu trú, buồng trống và phân biệt được sự khác nhau giữa dọn vệ sinh buồng khách đã trả và buồng đang có khách lưu trú.

+ Trình bày được quy trình dọn vệ sinh công cộng, thực hiện dịch vụ chỉnh trang buồng.

+ Nêu được quy trình kiểm tra chất lượng buồng ngủ và phòng tắm, tiêu chuẩn chất lượng kiểm tra của buồng ngủ và phòng tắm.

+ Nêu được các giai đoạn phục vụ khách trong thời gian lưu trú và phân tích nội dung công việc trong từng giai đoạn.

Nội dung của chương:

+ Quy trình dọn vệ sinh buồng + Quy trình phục vụ khách lưu trú

Một phần của tài liệu Giáo trình hướng dẫn nghiệp vụ buồng phòng cđ kỹ thuật khách sạn và du lịch (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(151 trang)