- Nhận máy nhắn tin hoặc bộ đàm:
3. iểm soát an toàn và an ninh khách sạn
An toàn và an ninh khách sạn không phải là đặc nhiệm của bất cứ cá nhân nào trong khách sạn, mà mọi nhân viên đều phải ý thức được vai trò của mình trong việc duy trì môi trường an toàn, sạch sẽ, đảm bảo cho cả nhân viên và khách hàng.
3.1. Kiểm soát san toàn
Hầu hết các tai nạn trong khách sạn là kết quả của sự bất cẩn, thiếu tập trung nhầm lẫm và cẩu thả. Quy tắc chung nhất là: “tai nạn không tự nó xảy ra - chính con người đã gây ra nó”. Chính vì nguyên nhân này, mỗi chúng ta phải có trách nhiệm hành động thật cẩn thận trong suốt quá trình làm việc để tránh xảy ra tai nạn.
3.1.1. Những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn ở nơi làm việc là:
+ Đổ vỡ - ví dụ: cốc vỡ tạo ra các mảnh thuỷ tinh sắc nhọn dễ dàng gây đứt chân tay.
+ Vật cản - đồ đạc đặt ở hành lang hoặc cầu thang có thể làm khách vấp ngã.
+ Chạm vào các đồ vật lạ. + Sàn nhà ướt; cửa sổ mở. + Do chạy, đi nhanh.
+ Sử dụng máy móc, thiết bịchưa được hướng dẫn sử dụng.
+ Đi vào các khu vực không thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình như: khu vực có gas, có nhiều trang thiết bị điện.
+ Tay ướt cầm vào ổ cắm điện.
+ Sử dụng máy móc không hoạt động tốt - ví dụ dây điện bị hở,…
3.1.2. Phòng ngừa tai nạn
Điều quan trọng là phải cố gắng tránh để tai nạn xảy ra. Có thể thực hiện được điều này bằng cách thật chú ý và cẩn thận trong mọi công việc. Hơn nữa, khi tai nạn xảy ra chúng ta nên biết nơi đặt túi sơ cứu y tế và cách sử dụng chúng.
+ Phòng ngừa vấp ngã:
- Tránh để sàn nhà quá ướt sau khi lau chùi vì như vậy sàn nhà rất trơn. Độ ẩm của khăn lau nhà phải phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu. Có thể bật quạt, điều hoà hoặc máy hút ẩm sau khi lau
- Không được chạy trong khi làm việc.
- Đi loại giầy phù hợp có đế chống trơn trượt.
- Khi sử dụng thang, trèo tới bậc để làm việc ở trong tầm với của bạn, phải chắc chắn là thang và sàn nhà ở nơi bạn làm việc thực sự an toàn để có thể kê thang và đứng ở trên đó.
- Mở tất cả các cửa sổ thật an toàn trước khi lau chùi chúng. Không được dựa vào cửa sổ khi lau chúng. Bạn có thể mất thăng bằng và ngã nhao ra ngoài.
- Báo cáo về các hư hóng nhỏ cần bảo dưỡng vì những hư hỏng này có thể gây ra tai nạn (ví dụ: thảm rách, sàn nhà hỏng, trụ tay vịn cầu thang bị ải mục…)
- Ánh sáng yếu rất nguy hiểm nhất là ở cầu thang. Vì vậy cần phải thay các bóng đèn cháy ngay lập tức.
- Không để vật dụng ở cầu thang. + Phòng ngừa đứt tay:
Dọn sạch mảnh cốc chén vỡ ngay lập tức trước khi chúng làm đứt tay chân bạn vàkhách. Gói mảnh vỡ vào giấy trước khi đổ vào thùng rác.
+ Phòng ngừa bị điện giật:
- Không để ổ và phích cắm điện chạm vào nước. - Không sử dụng máy hút bụi có dây dẫn mòn sờn. + Phòng ngừa cháy hoá chất:
- Đóng chặt nút, nắp đậy của lọ đựng hoá chất tẩy rửa sau khi sử dụng. - Sử dụng hoá chất tẩy rửa theo đúng hướng dẫn. Không trộn lẫn hoá chất. Tuân theo hướng dẫn về sự thông thoáng hơi.
- Không đổ hoá chất vào cốc, chén cà phê, lọ đựng không có nhãn mác. + Phòng ngừa chấn thương cá nhân:
- Khi ra và khi vào theo đúng cửa quy định.
- Không được để vật vướng cản ở hành lang, cầu thang hoặc chắn ngang lối thoát hiểm, hoả hoạn (ví dụ: xe đẩy, thiết bị, túi đựng đồ vải, túi đựng rác).
- Không nên mang quá nhiều vật dụng đến mức che khuất tầm nhìn của bạn. Đừng bước khi không thấy lối đi.
- Nên cẩn thận sử dụng các thiết bị có cán dài để tránh làm vỡ kính cửa sổ hoặc chạm vào người nào đó.
- Không để ngỏ cửa các tủ quần áo. - Không mang vác vật nặng một mình.
- Không nên vuốt tay nên các bề mặt mà bạn không thể nhìn thấy nếu không kiểm tra trước xem có đinh nhô lên hoặc kính vỡ hay không.
- Nếu bạn gặp biến cố phải báo cáo ngay cho người quản lý.
Tai nạn có thể gây ra các vết đau, vết thương, tốn kém chi phí y tế và làm giảm thu nhập. Do đó, bạn phải nắm vững các quy định áp dụng cho các phòng ban, bộ phận cũng như cho toàn bộ khách sạn.
3.1.3. Thủ tục báo cáo về tai nạn
Mọi tai nạn dù ở mức độ nào đều phải được báo cáo cho cấp trên của bạn và phải ghi vào sổ ghi chép tai nạn. Những thông tin cần thiết là ngày, giờ xảy ra tai nạn, diễn biến của tai nạn, những nhân viên và khách có liên quan tới tai nạn, người quản lý hoặc người giám sát có mặt lúc đó.
3.2. Kiểm soát an ninh
Trong từ điển, an ninh được định nghĩa là: “cảm giác được tự do và được bảo vệ khỏi những nguy hiểm, sợ hãi và lo lắng”.
Mọi người đều cần tới cảm giác an toàn trong hoàn cảnh của mình, do đó điều quan trọng là khách sạn phải tạo ra cho họ một môi trường mà trong đó nhân viên và các phòng ban đều cố gắng tạo cho khách cảm thấy an tâm khi lưu trú trong khách sạn.
Thói quen vệ sinh cẩu thả và sự mất an toàn là những nguy cơ đe dọa mọi người. Ngoài ra còn có các nguy cơ khác như:
+ Hoả hoạn + Trộm cắp
+ Đe dọa khủng bố + Tấn công cá nhân
Ở mỗi khách sạn đều có một lực lượng bảo vệ để ngăn chặn tội phạm, bảo vệ khách sạn. Nhưng tất cả nhân viên đều phải cảnh giác cao độ để duy trì môi trường an toàn cho mọi người trong khách sạn.
Có thể bảo vệ tài sản của khách sạn thông qua việc kiểm soát an toàn các hàng hoá trong kho như: đồ vải, nguyên vật liệu, thiết bị và tài sản bị bỏ quên.
* Hoả hoạn trong khách sạn:
Hoả hoạn gây ra nhiều hậu quả đáng sợ. Nó có thể gây thiệt hại đến tính mạng con người, làm bỏng trầm trọng tất cả hoặc một số bộ phận trên cơ thể con người, do đó làm hỏng phần đời còn lại của người đó hoặc những chỗ bỏng nhẹ sẽ để lại những vết sẹo.
Nguy cơ phổ biến nhất gây ra các đám cháy là: đầu mẩu thuốc lá cháy dở, các thiết bị điện có hỏng hóc, ổ cắm quá tải hoặc cắm thiết bị điện trong buồng khách vào dòng điện có hiệu điện thế cao hơn mức thiết kế, rác bị chất đống và tự nhiên phát hoả.
+ Các yếu tố gây hoả hoạn trong khách sạn: Có 3 yếu tố gây hoả hoạn là:
- Nguồn nhiệt: tia lửa điện, thuốc lá cháy dở. - Không khí
- Chất cháy: giấy, vải…
Nếu bạn loại bỏ một trong các yếu tố này, khả năng xảy ra cháy sẽ bị loại bỏ, ví dụ: bạn có thể hạn chế đám cháy bằng cách đóng cửa buồng và không cho nó lây lan - việc làm này ngăn chặn không khí với đám cháy.
+ Phòng ngừa hoả hoạn:
- Học thuộc cách bố trí và địa thế của khách sạn cũng như biết sử dụng: lối thoát hoả, bình chữa cháy, chuông báo cháy, cửa thoát hoả hoạn và thoát khói ra ngoài.
- Không hút thuốc lá ở khu vực cấm hút thuốc hoặc ở trên giường. Nhân viên phải kiểm tra thùng rác khu vực công cộng để phát hiện đầu mẩu thuốc lá cháy dở, vẩy nước vào chúng trước khi đổ vào thùng rác.
- Kiểm tra thiết bị điện: báo cáo về các hư hỏng của thiết bị điện, dây điện bị hở hoặc phích cắm hỏng. Không sử dụng các dụng cụ điện đã bị hỏng.
- Không chặn cửa thoát hoả hoạn hoặc để trang thiết bị làm vệ sinh chắn ngang hành lang.
+ Nguyên tắc và quy trình thực hiện khi xảy ra cháy:
- Ấn chuông để báo động cho quản lý, khách và nhân viên.
- Gọi bộ phận chữa cháy bằng chuông báo động, điện thoại hoặc qua nhân viên lễ tân/ nhân viên thường trực.
- Giúp khách sơ tán. Không sử dụng thang máy. - Đi chứ không được chạy vội vàng.
- Kiểm tra để chắc chắn mọi người đã rời khách sạn. Nên tập trung mọi người ở một điểm trung tâm.
- Đóng chặt cửa và cửa sổ.
- Chữa cháy bằng bình chữa cháy phù hợp nhưng chỉ khi không có nguy cơ bị thương. Nếu không chắc chắn hãy rời khỏi nơi xảy ra cháy.
+ Cách sơ cứu:
Nếu có tai nạn xảy ra và có người cần sơ cứu, bạn phải liên hệ với người chuyên làm nhiệm vụ sơ cứu tức là người đã trải qua khoá huấn luyện về sơ cứu. Nhưng bạn phải biết cách điều trị một số chấn thương nhẹ để sử dụng khi bạn phải cứu chữa cho một ai đó trong trường hợp cần thiết.
Với vết bỏng nhẹ và bỏng nước sôi:
- Đặt chỗ bị bỏng dưới dòng nước lạnh chảy từ từ hoặc nhúng cả chỗ đó vào nước lạnh trong 10 phút hoặc cho đến khi vết thương đã dịu bớt.
- Nhẹ nhàng tháo nhẫn, dây đeo, đồng hồ, giầy ra khỏi chỗ bị bỏng trước khi nó bắt đầu phồng rộp.
- Sử dụng bông băng sạch, đã tiệt trùng và không có lông sơ. - Không sử dụng bông băng có tính kết dính.
- Không dùng thuốc xoa bóp, thuốc mỡ hoặc dầu để thoa vết bỏng. - Không nặn vết phồng rộp hoặc can thiệp vào vết thương.
Với vết đứt nhỏ và vết trầy da:
- Rửa sạch vết thương, sát trùng và băng bó bằng bông băng sạch.
- Nếu máu tiếp tục chảy, đặt bông băng sạch vào vết thương, giữ sạch vết thương trong khoảng 20 phút.
- Nếu còn nghi ngại về vết thương nhờ nhân viên y tế giúp.
Với trường hợp nạn nhân bị khó thở:
- Nới lỏng cổ áo (cởi khuy áo sơmi/áo khoác, caravat/khăn quàng).
- Đưa cho nạn nhân một túi giấy để thở vào và hút ra nhằm ổn định hơi thở của họ.
- Nếu còn nghi ngại, nhờ nhân viên y tế giúp đỡ.