Tư tưởng hiếu của Phật giáo trong kinh Vu lan bồn

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 29 - 31)

2.1. Hiếu và chúng sinh, giáo hóa đại chúng

Trong kinh Vu lan bồn thể hiện khá đầy đủ tác dụng của đại chúng, như trong kinh

Phật thuyết Vu lan bồn, nói: “Bây giờ Phật bảo chư Tăng trong mười phương trước phải chú nguyện cho nhà thí chủ”. “Nhờvào sức oai thần của chư Tăng trong mười phương mà được giải thoát...” Ởđây, nhờvào hình thức chúng Tăng sống trong lục hòa (sáu phương pháp cư xử với nhau cho hòa hợp từ vật chất đến tinh thần, từ lời nói đến việc làm), xuất hiện tác dụng nổi bật của nhóm người rất đông trong việc tuyên dương hiếu đạo. Trong xã

hội hiện nay, có thể thông qua việc nhờ vào hiệu lực của toàn thể quần chúng để tuyên dương tư tưởng hiếu, nâng cao phong tục hiếu. Sựnâng cao phong tục và sựtuyên dương

hiếu đạo không thểtách khỏi giáo dục. Phật giáo rất chú trọng đến tác dụng của giáo dục, bản thân kinh Phật cũng chính là công cụ của việc giáo hóa. Kinh Vu lan bồn là kinh được

đức Phật thuyết giảng cho đại chúng tại vườn của Thái tử KỳĐà. Trong thời đại thông tin hóa hiện nay thì, phương pháp tuyên truyền về“hiếu” cũng có rất nhiều.

Nhưng, điều quan trọng không phải ở tại các loại phương pháp và tuyên dương như

thế nào, mà quan trọng là tư tưởng về “hiếu” có thể trở thành tư tưởng chủ đạo của xã

hội hiện nay hay không. Đặc biệt trong việc xây dựng xã hội hài hòa hiện nay thì, việc đề xướng “hiếu” chính là một bộ phận hoàn toàn không thể thiếu trong xã hội hài hoà. Nó vừa

liên quan đến gia đình nhỏ trong cuộc sống hằng ngày của mọi người chúng ta, vừa liên quan đến mọi người trong việc đoàn kết an định quốc gia của chúng ta.

2.2. Hiếu và nhân tính, tâm kính nể

Trong kinh Vu lan bồn hoàn toàn không lẩn tránh phương diện ích kỷ nơi bản tính con người. Thông qua hành vi của mẹ tôn giả Mục Kiền Liên cho thấy rõ sựích kỷnơi bản

tính con người. Mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên khi có được thức ăn, liền lấy tay trái che bát cơm, tay phải giấu thức ăn. Điều này miêu tả biểu hiện mang tính hình tượng về sự keo kiệt không buông xả của con người, chỉvì bản thân, bản tính ích kỷ. Nhưng khi tiếp nhận sựbáo ứng lại là “Cơm chưa đến miệng đã hóa thành than đỏ, nên không ăn được.”

Trong Phật giáo nhấn mạnh sự tuần hoàn nhân quảvà sựbáo ứng nhân quả, chính là “nhân” keo kiệt mà mẹ của tôn giả Mục Kiền Liên đã trồng, vì thế, đưa đến “quả” thuộc

ác báo. Phật giáo tận dụng sự sợ hãi của con người về địa ngục, làm cho con người sinh

tâm kính sợ, vì thếđạt được mục đích chấn động tâm linh con người, làm cho con người

phong trào hiếu, tiến hành giáo dục về hiếu, có được hiệu quả nhất định, nhưng sự trừng phạt của chúng ta đối với hành vi bất hiếu, làm chuyện xấu lại rất hạn chế, hoàn toàn không đủđểlàm chấn động tâm linh con người.

Sự kiến lập quan niệm hiếu là tồn tại trong việc đề xướng phong tục hiếu. Nhưng,

việc đềxướng phong tục thường lợi dụng một phương diện tốt trong bản tính con người,

khai thác bản tính thiện của con người, thường bắt đầu từ việc làm thếnào để khống chế phương diện xấu của con người. Nhưng, việc khống chế phương diện xấu của con người

không phải giảng nói một cách đơn giản là có thể làm được. Vì thế, Phật giáo nêu lên ra

những loại địa ngục để trừng phạt những hành vi xấu ác của con người. Trong thế giới hiện thực, chúng ta phải đối mặt trên phương diện lý tính vềcác hành vi bất hiếu, đồng thời kiến lập hệ thống trừng phạt trong xã hội, quy phạm hóa, pháp luật hóa, hệ thống hóa một

cách thích hợp.

2.3. Hạnh hiếu và tâm hiếu

Trong kinh điển Phật giáo khi tuyên dương hạnh hiếu đồng thời chú trọng tâm hiếu, nhấn mạnh sự thống nhất về hạnh và tâm. Hiếu đạo của Phật giáo cho rằng, không chỉ cần phải dùng “sựkính trọng” để báo đáp công ơn cha mẹ mà còn phải dùng “đức hạnh” để báo đáp công ơn cha mẹ. Điều quan trọng hơn nữa là, cần phải dùng “đạo” để báo đáp công ơn cha mẹ. Chỉcó tu tập theo cảhai phương diện lý và hạnh mới có thểđạt được “đại hiếu” chân chánh. Hơn nữa, đề xuất chủtrương khi cha mẹqua đời thì “tâm tang ba năm, khi đểtang nên thương xót”, dùng tư tưởng hiếu đạo đểkhuyên răn hàng Phật tửkhông được quên tình cảm thế gian, thận trọng tổ chức tang lễ khi cha mẹ qua đời, thành kính cúng tế tổtiên nhiều đời.

Trong kinh Vu lan bồn cũng gián tiếp phản ánh tư tưởng này. Trong kinh này, tôn giả

Mục Kiền Liên (đã đắc Phật quả) không chỉ thờcúng, tưởng nhớ cha mẹ đã qua đời trên phương diện hành vi mà trong lòng cũng quan tâm đến cha mẹđã qua đời. Thông qua sự

chỉ dạy của Phật Tổ, cuối cùng tôn giảcũng đã giải cứu mẹmình thoát khỏi đường ngạ quỷ

.

Trong đời sống thanh niên hiện nay, quan niệm tôn trọng người lớn tuổi, hiếu kính người lớn tuổi, nuôi dưỡng người lớn tuổi dần dần trởthành hình thức hóa. Con cái thường

quan tâm người lớn tuổi về đời sống vật chất, coi thường việc quan tâm cha mẹ trên phương diện tinh thần và nội tâm. Điều mà người lớn tuổi muốn có là “sự phụng dưỡng về mặt tinh thần” của con cái và thế hệ sau. Con cái ngoài việc đáp ứng đầy đủ nhu cầu vật chất cho cha mẹ ra thì còn phải quan tâm cha mẹ về mặt tinh thần và nội tâm. Đây cũng chính là điều thiếu sót trong xã hội hiện nay.

Sự phụng dưỡng về mặt tinh thần” phải là tư tưởng hiếu đạo trọng tâm được coi trọng trong xã hội hiện tại của chúng ta. Hạnh hiếu và tâm hiếu phải thống nhất chính xác

mới là hiếu đạo chân chánh được đề xuất trong xã hội của chúng ta.

2.4. Hiếu và sựhài hòa của thân tâm

Phật giáo theo đuổi việc thoát khỏi biển khổ hiện tại, mong cầu sự an lạc vĩnh hằng. Sựtheo đuổi niềm an lạc này không chỉlà vì bản thân mà thông qua bản thân, giúp chúng sinh có được nhiều an lạc hơn, đạt đến sựhài hòa thống nhất giữa thân và tâm.

Chúng ta có thể hiểu quan điểm này từ trong kinh Vu lan bồn, chẳng hạn như: “Nếu có người cúng dường chúng Tăng trong ngày tự tứthì quyến thuộc, lục thân, cha mẹ hiện đời được thoát khỏi nỗi khổtrong ba đường ác, liền được giải thoát.”

Điều này nói đến những người con có tâm hiếu, vì muốn báo đáp công ơn cha mẹ nên phát tâm cúng dường các Đại đức, Cao tăng, khiến cho cha mẹ hiện đời, đã qua đời

cho đến quyến thuộc lục thân đều có thể thoát khỏi khổ đau, tựnhiên an vui. Bản thân

hiếu đạo trởthành hành vi tốt, khi làm cho người khác có được niềm vui thì đồng thời tự thân cũng đạt được sự an lạc và sựthư thảnơi thân tâm.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)