I. Nội dung chủ yếu của tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc
4. Sự thống nhất giữa Hiếu thuận và niệm Phật.
Trung Quốc hóa Phật giáo từ sau thời Tống Nguyên, nội dung quan trọng khác về phương diện tư tưởng hiếu đạo là đềxướng hiếu thuận và niệm Phật thống nhất với nhau.
Kinh điển căn cứ của hiếu thuận và niệm Phật thống nhất nhau với nhau, là kinh Quán Vô Lượng Thọ, một trong ba kinh của Tịnh Độ. Kinh này nói, muốn sinh vềnước kia phải tu ba loại phước: Hiếu thuận cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm không giết hại, tu mười nghiệp lành, nói rõ pháp môn niệm Phật là chánh đạo của sự giải thoát. Hiếu thuận cha mẹ
là chánh nhân của sựvãng sinh, đạt đến trình độ hiếu thuận và niệm Phật thống nhất với nhau.
Cao tăng đời Tống là Vĩnh Minh Diên Thọ (904-975), là người đềxướng Thiền tông
& Tịnh tông hợp nhất song tu. Sư từng đềxướng quan điểm hiếu dưỡng cha mẹlà “phước điền đứng đầu”, là mở ra “con đường thanh tịnh để sinh lên cõi trời”. Cuối đời Minh, đại
sư Vân Thế (Liên Trì) lấy pháp môn niệm Phật làm mục đích chính, cho rằng “nếu người niệm Phật tu tịnh mà không thuận theo cha mẹthì không thể gọi là niệm Phật”, đềxướng
pháp môn niệm Phật không trái với hiếu đạo, chú trọng cảđạo lần tục, kếđến chủtrương, “nhà có Tịnh thất, đóng cửa niệm Phật là được, không cần phải cúng dường tà sư. Nhà có
cha mẹ, hiếu thuận niệm Phật là được, không cần phải đi nghe giảng bên ngoài”. Trong hàng cư sĩ nhà Phật, có người tán thành chủ trương hiếu thuận niệm Phật. Lý Chí (1527-
1602) trong tác phẩm Phần thư nói: “Người niệm Phật nhất định phải tu hành. Hiếu đứng đầu trong trăm hạnh, nếu niệm danh hiệu Phật mà thiếu hạnh hiếu thì phải chăng A Di Đà cũng là vị Phật thiếu hạnh hiếu?”. Lý Chí cho rằng hạnh hiếu là điều kiện tất yếu của việc niệm Phật thành Phật. Nếu như thiếu hạnh hiếu thì không thểthành Phật. Đại sư Ẩn Quang (1861-1940) là người đềxướng hiếu thuận và niệm Phật thống nhất trong lịch sử Phật giáo
cận đại. Sư kế thừa phong thái Tịnh Độ, chuyên niệm Phật, cho rằng Phật giáo lấy hiếu làm
gốc, có trước tác Phật giáo dĩ hiếu vi bản luận, dùng luân lý Nho gia và pháp môn niệm Phật dạy người, đẩy mạnh hành trình “Phật giáo nhân gian”. Sư cho rằng “người niệm Phật, phải hiếu dưỡng cha mẹ, phụng thờ sư trưởng, từ tâm không giết hại, tu nghiệp thập thiện”, chủtrương người học Phật xuất phát từngôi nhà của người con hiếu, chỉcó những
người không quên ân của mẹ hiền, bậc hiền nhân lập thân hành đạo đểlàm rạng rỡđức của cha mẹ tổtông mới có thểvãng sinh Tịnh Độ, thành tựu Phật đạo.
Tóm lại, đời Tống trở vềsau, cùng với sựhoàn thành việc Trung Quốc hóa Phật giáo thì tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo và luân lý Cương thường –(42-42- Cương thường chỉ cho
Tam cương và Ngũ thường: Tam cương là ba mối quan hệđạo đức như vua tôi, cha con và vợ chồng. Ngũ thường là: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí và Tín.) của Nho gia ngày càng được tiếp cập hơn, hình thành sự
thống nhất, lấy lời dạy hiếu thuận của Phật đểkhuyên người thực hành theo hạnh hiếu của Phật, giúp việc thực hành hiếu trong thế gian. Hiếu đạo Phật giáo theo hướng Trung Quốc
hóa, thế tục hóa, và dốc sức đềxướng việc giữ giới và việc thực hành hiếu thống nhất, hiếu thuận và niệm Phật thống nhất với nhau, khiến cho “giới và hiếu nhất trí”. “Hiếu thuận niệm Phật” trở thành nét đặc trưng của tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc từ đời Tống trở về sau. Từ đó, đạt đến sự khế kết hợp trên phương diện tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo và Cương thường danh giáo. Loại khế hợp này là sản vật tiếp cận hỗn hợp của luân lý Phật giáo hướng đến Cương thường danh giáo của Trung Quốc, cũng chính là hàng Phật tử Trung Quốc hướng đến nhu cầu nội tại, chú trọng hiện thực.