Bản Tích của Bồ tát Địa Tạng

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 42 - 45)

II. Đại biểu của hiếu đạo

2. Bản Tích của Bồ tát Địa Tạng

(-17-Bản tích: Là tên gọi chung của Bản môn và Tích môn. Bản có nghĩa là bản địa đã thành tựu rất lâu; Tích là dấu tích mới thành gần đây.)

Bồtát Địa Tạng, vềphương diện bản môn thì rất sâu xa, đã chứng đạo cùng thời với

đức Phật, nhưng về phương diện tích môn là hiện thân Bồ tát. Trong kinh Đại phương

quảng Như Lai bất tư nghị cảnh giới nói: Khi đức Thích Tôn thị hiện ở nước Ma Kiệt Đà, dưới cây bồ đề thành Đẳng chánh giác: “Có chư Phật phương khác đông như số vi trần

trong mười cõi Phật, vì muốn làm trang nghiêm các đạo tràng của đức Phật TỳLô Giá Na mà thị hiện thân hình Bồ tát đến ngồi trong hội. Tên của những vị đó là, Bồ tát Quán Tự

Tại, Bồ tát Văn Thù Sư Lợi, Bồ tát Địa Tạng, Bồtát Hư Không Tạng, Bồtát Kim Cang Tạng, Bồ tát Duy Ma Cật, Bồtát Thiện Uy Quang, Bồtát Diệt Chư Cái, Bồ tát Bảo Thủ, Bồtát Đại Huệ, Bồtát Phổ Hiền, các vị Bồtát Ma ha tát này là những bậc Thượng thủ.”

Từđây có thể chứng minh Bồtát Địa Tạng là vị Cổ Phật, cùng gia vị với các vị cổ Phật

như Bồtát Quan Âm, Văn Thù, Duy Ma Cật...

Có rất nhiều người căn cứ theo sựphát nguyện của Bồtát Địa Tạng: “Địa ngục chưa trống không, thề sẽ không thành Phật; chúng sinh độ hết, mới chứng Bồđề” mà hiểu lầm cho rằng Bồ tát Địa Tạng đang ở tại địa vị Đẳng giác. Kỳ thật, Bồ tát Địa Tạng từ lâu đã

chứng nhập Diệu giác quá hải, -18-, là một trong các đức Phật ởphương khác. Nhưng, nay vì giúp đức Thích Tôn giáo hóa chúng sinh trong đời ác năm trược -19- nên ngài hiện thân

Bồtát.

-18- Tựgiác giác tha, giác hạnh viên mãn gọi là Diệu giác, cũng là tên gọi khác của Phật quả. Quả hải chỉ cho công đức, trí huệ rộng sâu như vượt biển lớn của Phật.

-19- Là Ngũ trược (j: gotaku; s: pancakasãya) gồm: +1. Kiếp trược ($ỊỈ; s: kalpakasãya): nhiều căn bệnh dấy

lên, nạn đói hoành hành, chiến tranh mọi nơi...; +2. Kiến trược ( s: drstikasaya): tà kiến thịnh hành; +3.

Phiền não trược s: klesakasaya): chúng sinh có nhiều tham dục, tâm thần phiền loạn; +4. Chúng sinh trược (: sattva-kaặãya); chúng sinh không tuân theo luân lý , không sợ quả báo...; +5. Mệnh trược (s:

ãyuskasãya): thọ mệnh của con người ngắn dần.

Trong kinh Đại thừa đại tập Địa Tạng thập luân, đức Phật hướng về ĐếThích Thiên tên là Vô Cấu Sinh, khen ngợi Bồtát Địa Tạng rằng: “Trí huệ rộng sâu như biển lớn, không bị nhiễm trước như hư không, quảbáo vi diệu gần nhân như hoa lá, hàng phục các ngoại đạo như Sư tửvương.” Đức Phật lại nói với Bồtát Hảo Nghi vấn: “Như đại lực sĩ, thành tựu

vô lượng công đức thù thắng không thểnghĩ bàn, đã có thể an trụvào Tam muội Thủlăng già ma thắng, khéo có thể ngộ nhập cảnh giới Như Lai, đã có thể lãnh nhận tất cả trí vị, rồng lớn vượt qua tất cả biển trí, sư tửcó thể trụ yên mà phất khởi cờ Tam ma địa (--20-

Tam ma địa (samãdhi) dịch là Định, Chánh định.)khéo có thểlên tất cảnúi trí, đã có thể chế phục

tà luận ngoại đạo...” Do đây có thể chứng minh, Bồ tát Địa Tạng từ trước đã chứng đắc Phật quả diệu đức, nay vì độchúng sinh, ngài không chỉ hiện thân Bồ tát trong thế giới Ta

bà, mà cũng hiện vô lượng thân trong vô lượng thế giới, đểđộvô lượng chúng sinh.

Trong kinh Địa Tạng Bồ tát bản nguyện, khi đức Thích Tôn lên cung trời Đao Lợi thuyết pháp cho mẫu thân, “những phân thân của Bồtát Địa Tạng trong trăm nghìn vạn ức

không thểsuy nghĩ, không thểđo lường, không thể nói kể, vô lượng a tăng kỳ thế giới, tất cảcác chúng sinh trong địa ngục, đều đến cung trời Đao Lợi, nhờvào thần lực của Như Lai mà các nơi và các chúng sinh được giải thoát ra khỏi nghiệp đạo, có nghìn trăm ức na do

tha, đều cầm hương hoa đến cúng dường đức Phật.” Đức Phật đem trách nhiệm cứu hộ chúng sinh trong sáu đường, ân cần phó chúc cho Bồtát Địa Tạng, bày nhiều phương tiện

để cứu độchúng sinh, khiến cho trước khi Bồtát Di Lặc thành Phật, tất cảchúng sinh đều

được giải thoát, thoát hẳn các khổđau, cho đến gặp đức Phật, được Phật thọký. Lúc đó phân thân của Bồtát Địa Tạng hợp lại thành một thân, bạch đức Phật: “Con từ kiếp lâu xa, được đức Phật dẫn dắt, khiến con được thần lực không thểnghĩ bàn, đầy đủtrí huệ. Những

phân thân của con, biến khắp trăm nghìn ức hằng hà sa thế giới, mỗi thế giới hóa hiện trăm nghìn vạn ức thân, mỗi thân hóa độ trăm nghìn vạn ức người, làm cho họ quy kính Tam

bảo, lìa hẳn sinh tử, đạt được niềm vui niết bàn. Và, trong Phật pháp, những người làm

việc lành nhỏ bằng sợi lông, giọt nước, hạt cát, hạt bụi, hoặc bằng mảy lông tóc, con dần dần độthoát, khiến họcó được lợi ích lớn, xin đức ThếTôn đừng lo lắng cho những chúng

sinh tạo ác nghiệp trong đời sau.”

Trong kinh Đại thừa đại tập Địa Tạng thập luân, Bồtát Hảo Nghi vấn thưa hỏi đức Phật: “Bồtát Địa Tạng từđâu đến, cõi Phật ngài ởcách đây xa hay gần?” Đức Phật trả lời:

“Bồ tát Địa Tạng, trong vô lượng kiếp trước, đã thành tựu vô lượng công đức thù thắng không thể nghĩ bàn, khéo có thể nhập vào cảnh giới Như Lai, nhưng vì muốn làm lợi ích, thành tựu tất cảchúng sinh, nên Bồtát trụ trong tất cảcõi Phật.” Kinh Thập luân cũng nói: “Đại sĩ như thế, tùy nơi mà trụ trong quốc độ của chư Phật, tùy nơi mà an trụ trong các Tam ma địa, phát khởi vô lượng công đức thù thắng, làm thành tựu vô lượng chúng hữu

tình, có thể trong một ngày đêm, hoặc trong khoảng bữa ăn, cùng lúc trong vô lượng vô số các cõi Phật, độvô lượng vô sốtăng già sa -21- các loại hữu tình, đều làm chochúng được giải thoát các loại khổđau. Bất cứnơi nào, có người có thểchí tâm xưng niệm quy kính Bồ tát Địa Tạng thì tất cả mong cầu đều được toại nguyện.” -21- Tức là Hằng hà sa, là cát trong sông Hằng, chỉ cho con số rất lớn không thểtính đếm.

Do Bồtát có tâm đại bi kiên cố, dõng mãnh tinh tấn, sức thệ nguyện vô cùng tận, có

thểở trong mười phương thế giới, “có lúc hiện thân Đại phạm vương để thuyết pháp cho các loài hữu tình, hoặc hiện thân Đại tự tại thiên, hoặc hiện thân trời Tha hóa tự tại thiên

trong cõi dục, hoặc hiện thân trời Lạc biến hóa -22, hoặc hiện thân trời Đổ sửđa -23, hoặc hiện thân trời Dạ ma, hoặc hiện thân trời Đế thích, hoặc hiện thân trời Tứ thiên vương,

hoặc hiện thân Phật, hoặc hiện thân Bồtát, hoặc hiện thân Độc giác, hoặc hiện thân Thanh văn, hoặc hiện thân Chuyển luân vương, hoặc hiện thân Sát đế lợi, hoặc hiện thân Bà la môn, hoặc hiện thân phệ xá, hoặc hiện thân thú đạt la -24, hoặc hiện thân trượng phu, hoặc hiện thân phụ nữ, hoặc hiện thân đồng nam, hoặc hiện thân đồng nữ, hoặc hiện thân

Kiện đạt phược -25-, hoặc hiện thân A tố lạc -26, hoặc hiện thân Khẩn nại lạc -27, hoặc hiện

thân Mạc hô lạc già -28, hoặc hiện thân rồng, thần, hoặc hiện thân Dạ xoa, hoặc hiện thân La sát, hoặc hiện thân Cưu bàn trà, hoặc hiện thân Tất xá già -29-, hoặc hiện thân ngạ quỷ

, hoặc hiện thân Bốđát na -30-, hoặc hiện thân Yết tra Bốđát na -31-, hoặc hiện thân quỷ

Việt xà ha lạc, hoặc hiện thân sư tử, hoặc hiện thân hương tượng, hoặc hiện thân trâu,

hoặc hiện thân các loại cầm thú, hoặc hiện thân Diệm ma vương, hoặc hiện thân địa ngục tốt, hoặc hiện thân các loài hữu tình trong địa ngục. Hiện vô lượng vô sốcác loại thân khác nhau như thế, vì các hữu tình nếu muốn nghe pháp thì ngài liền ứng hiện nói pháp, an trụ

trong ba thừa, không còn thoái chuyển....”

22- : Nirmanarati-deva, còn gọi là Hóa tự lạc thiên, Hóa lạc thiên, là tầng trời thứ 5 trong 6 tầng trời cõi

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 42 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)