I. Nội dung chủ yếu của tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc
3. Sự hợp nhất giữa Giới luật và Hiếu đạo
Cao tăng Khế Tung (1007-1072) đời Tống là người tập đại thành hiếu đạo Phật giáo Trung
Quốc, trên nền tảng kế thừa thành quả lý luận của học giả Phật giáo đời trước, thảo luận
chuyên môn về hiếu. Trước tác của Sư có Hiếu luận, 12 chương, toàn văn đều nói về hiếu,
được tôn là “Hiếu kinh” của Phật giáo Trung Quốc.
Xét từphương diện nội dung, nét đặc sắc lớn nhất của Hiếu luận là giới và hiếu hợp nhất. Khế Tung chỉ ra, “hiếu gọi là giới” là nguyên tắc cơ bản của giới luật Phật giáo. Kinh
Phạm võng nói: “Hiếu thuận cha mẹ, sư trưởng, Tam bảo, hiếu thuận là pháp chí đạo; hiếu gọi là giới, cũng gọi là chế chỉ.” Hiếu thuận cha mẹ, thọnăm giới, là Ưu bà tắc, Ưu bà di. Do đó, có thểđạt được đạo nhân nghĩa. Hiếu thuận sư trưởng, thọ giới cụtúc là Tỳkhưu tăng, Tỳ khưu ni, hiếu thuận các vị thầy của mình. Do đó, có thể đạt được đạo niết bàn.
Hiếu thuận Phật, Pháp, Tăng, thọ giới Bồtát là (bồtát) Ma ha tát. Do đó, có thểđạt được
đạo giải thoát Bồ đề. Sư cho rằng, giới luật Phật giáo lấy hiếu làm nền tảng, “hiếu là đầu mối của giới, ông trì giới mà muốn bỏ hiếu là không phải giới vậy. Phàm hiếu là đứng đầu trong đại giới.” “Đầu mối” chỉcho điểm xuất phát của hiếu là giới, lìa bỏ hiếu, thì Phật giới
không thểcó ý nghĩa chân chánh. Không nên lý giải hiếu và giới là: Một là hiếu thế gian, hai
là giới xuất thếgian, mà chính là giới và hiếu hợp nhất. Vì thế, người tu hành nếu chỉ muốn giữ giới mà không thực hành hiếu, thếthì giới đó không phải là Phật giới.
Quan điểm hiếu là giới, nói theo phương diện lý luận là sự nhất trí tính mục đích của
hướng thiện, hiếu là đứng đầu trong trăm điều thiện, và công năng căn bản của giới là, làm
thiện bỏác. Việc xác lập giới, hành thiện, lời nói thiện, ý thiện, chính làcó căn cứ, cho nên Khe Tung nói: “Giới sinh ra các điều thiện”. Mối quan hệ của hiếu, giới và thiện, trên thực tếlà do hiếu mà có giới, do giới mà có thiện.
Khế Tung còn chỉra điểm khác nhau giữa hiếu của Nho giáo và hiếu của Phật giáo. Thông thường quan điểm thế tục cho rằng, Nho giáo chú trọng hiếu mà Phật giáo không chú trọng hiếu; hoặc nghe nói, Phật giáo cũng có nói về hiếu, nếu đã có hiếu của Nho giáo, thì lại cần gì thêm vào hiếu của Phật giáo nữa? Khế Tung cho rằng, nói như vậy là chỉ thấy
Nho mà không thấy Phật. Cảnh giới cùng tột của Phật biểu hiện một loại cảnh giới thuộc
hiếu nội trong gia đình, nhưng hiểu của Phật giáo thì tiến thêm bước nữa mở rộng hàm
chứa tư tưởng của hiếu với toàn thể. Hiếu của Nho giáo chú trọng bản thân hiếu kính cha
mẹ mình trong cuộc sống, nhưng hiếu của Phật giáo lại mở rộng đến cha mẹ ba đời, cho
đến ân của chúng sinh. Nếu sử dụng sự lớn nhỏ, cạn sâu đểso sánh hiếu của cảhai, Sư cho rằng điều thiện mà hiếu của Phật giáo thế hiện là thiện lớn, thiện sâu mầu, quân tử nên hướng đến hiếu rộng lớn sâu mầu của Phật giáo.
Khế Tung còn trình bày mối quan hệ của hiếu và giới từNgũ giới theo luân lý Phật
giáo. Những gì được Ngũ giới, ngũ thường trình bày đều là hiếu, “không sát tức là Nhân; không trộm cắp tức là Nghĩa; không tà dâm tức là Lễ; không uống rượu tức là Trí; không nói dối tức là Tín. Nếu người tu theo năm điều này thì sẽthành nhân, làm vinh hiển cha mẹ, chẳng phải là báo hiếu đó hay sao?” Năm điều này, nếu không tu bất kì một giới nào thì
kết quả trực tiếp là hạ thấp hình tượng của bản thân, làm cho song thân chịu nhục, chính là bất hiếu. Vì vậy báo hiếu của Nho gia theo ngũ thường cũng tương đồng với giữ 5 giới của Phật gia.
“Ngũ giới có bao hàm hiếu, người đời không thấy được mà coi thường, là chưa có bao dung.” Ởđây, KhếTung thông qua việc so sánh một cách miễn cưỡng Ngũ giới của nhà
Phật với Ngũ thường của Nho gia, đưa ra kết luận “giới bao hàm trong hiếu”. “Giới bao
hàm trong hiếu” cũng chính là hiếu mang nghĩa rộng hơn.
Nói theo phương diện nghĩa rộng, giới luật Phật giáo đều chú trọng hiếu. Từgóc độ tu hành đạo đức, Sư đem hiếu luận mở rộng đến giới. Người muốn tu phước, nhất định thực hành hiếu một cách chân thành tha thiết; muốn thực hành hiếu một cách chân thành
tha thiết thì phải giữ giới, cho nên thực hành hiếu là phải giữ giới.
Nói tóm lại, Khế Tung thiên vềtư tưởng hiếu đạo của Nho gia tới Phật, từ“hiếu gọi
là giới”, “giới là khởi đầu của hiếu”, “giới bao hàm hiếu”, "nhiều hiếu con gộp lại thành
giới", "giới ví như cha mẹ của hiếu" … cho đến hiếu của Phật giáo là “chí hiếu”, "đại hiếu", mọi phương diện đều tìm ra điểm khế hợp giữa Nho, Phật. Sư thừa nhận một cách rõ ràng
hiếu đạo là gốc của luân lý thế tục trong giới pháp nhà Phật. Quan điểm này thể hiện tư tưởng tổng thể của Phật giáo Trung Quốc xửlý mối quan hệ giữa luân lý tôn giáo và luân lý thế tục.