Đẩy mạnh sự dung hợp giữa quan điểm hiếu đạo Nho gia và thuyết quả báo của Phật giáo

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 79 - 80)

III. Tác dụng lịch sử và giá trị hiện đại về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc.

3. Đẩy mạnh sự dung hợp giữa quan điểm hiếu đạo Nho gia và thuyết quả báo của Phật giáo

truyền bá và phát triển ởxã hội Trung Quốc, thì phải khai thác quan điểm tư tưởng luân lý cùng khế hợp nhau trong giáo nghĩa Phật giáo Ấn Độ và hiếu đạo Nho gia truyền thống Trung Quốc.

Vì thế, rất nhiều hàng Phật tử của Phật giáo Trung Quốc, bắt đầu từ quan niệm luân lý như khuyên người làm lành, chúng sinh bình đẳng của Phật giáo Ấn Độ, vận dụng Ngũ

giới của Phật giáo so sánh một cách miễn cưỡng với Ngũ thường Nho gia, cho rằng thực

hành Ngũ giới, Ngũ thường là đại hiếu. Từ đó, rút ra được tư tưởng luân lý Phật giáo Ấn

Độvà tư tưởng luân lý truyền thống Nho gia có rất nhiều điểm cùng khế hợp với nhau, hơn

nữa có thểcùng bổ sung lẫn nhau. Như thế, có thểtìm được căn cứlý luận và nền tảng tư tưởng của Phật giáo ngoại lai đứng vững trong xã hội Trung Quốc.

Đồng thời, các nhà tư tưởng Phật giáo Trung Quốc dốc sức tuyên dương tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo, không chỉđềxướng hàng cư sĩ tại gia cần phải chú trọng hiếu đạo,

tuân theo tiêu chuẩn hiếu đạo của thếgian, mà còn chứng tỏhàng Sa môn xuất gia có thể khuyên cha mẹlàm lành, tu thân, thành tựu Phật quả, thực hiện “đại hiếu”. Đây chính là đẩy mạnh sự truyền bá Phật giáo ở Trung Quốc, thúc đẩy sựphát triển Phật giáo ở Trung Quốc, khiến cho tư tưởng luân lý Phật giáo trởthành một bộ phận cấu thành quan trọng của tư tưởng luân lý truyền thống Trung Quốc (Nho, Thích, Đạo).

3. Đẩy mạnh sự dung hợp giữa quan điểm hiếu đạo Nho gia và thuyết quả báo của Phật giáo Phật giáo

Đại sư Ấn Quang từng nói: “Hai tôn giáo Nho và Phật, hợp lại thì cảhai đều đẹp, tách ra thì cảhai đều bị tổn thất”. Sư nhấn mạnh mối nhân luân của nhà Phật “không làm các điều ác, làm các điều thiện” hội thông với luân lý đạo đức “khắc kỷ phục lễ” -44- “phụ từ

tử hiếu” , “huynh hữu đệcung” -45-, chủ trương tư tưởng “tận luân tận tính” -46-. Điều

này thuyết minh đầy đủ Nho, Phật đều biểu lộcái đẹp, cùng bổsung cùng thành tựu. Nội dung của các phương diện như “tôn kính”, “phụng dưỡng”, “hầu hạ chăm sóc”, “kế thừa

chí hướng”, “lập thân”, “can gián”, “đưa tang” được trình bày trong hiếu đạo của Nho gia, tất cả đều thuyết minh việc hướng về điều thiện, tránh điều ác của hiếu đạo Nho gia. Và, tâm giữ niệm thiện mà Phật giáo chủtrương là quan trọng nhất, người có tâm ác tuyệt đối

không thể vãng sinh Tịnh Độ. 44- Kiềm chế bản thân quay về với lễ. -45- Anh em thương yêu tôn kính lẫn nhau. -46- Trọn nhân luân, hoàn thiện tính.

Phật giáo chủtrương “quảbáo thông cảba đời, chuyển biến do tâm”, cho rằng muốn

tránh khỏi quảbáo bịđọa vào ba đường ác thì phải phát tâm bồđề, sửa điều ác , tu điều thiện, dốc sức cầu thoát khỏi phàm phu đểvào bậc thánh. Đại sư Ấn Quang nói: “Khổng Tử

lộc. Nhà chứa nhiều điều bất thiện thì nhất định có thừa tai ương”. Phàm chứa nhiều điều thiện, chứa nhiều điều bất thiện chính là cái nhân vậy. Dư phước lộc, thừa tai ương là cái

quả vậy.” Do đó, có thể thấy, đạo luân thường hàng ngày được chú trọng trong Phật giáo và những điều được nói trong Nho gia đại khái là giống nhau. Chẳng hạn như người đời nói “trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”... Kỳ thực, chính là nội dung luân lý được bao

hàm trong ‘sinh báo’ (còn gọi là ‘hoa báo’) của Phật giáo. Điều khác nhau chính là, Phật

giáo còn chủ trương ‘hậu báo’. Hậu báo tuy đến sớm hay muộn không nhất định, nhưng

nhất định sẽđến. Nhân quảba đời, thiện ác báo ứng, một mặt là khiến cho người tu thiện gởi niềm hy vọng trong kiếp sau, mặt khác khiến cho người trong lòng còn niệm ác, có cảm

giác sợhãi, không dám tùy theo mong muốn mà làm càn làm quấy.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 79 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)