Công năng của quan điểm hiếu đạo Phật giáo.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 62 - 64)

Việc hoằng dương quan điểm hiếu đạo Phật giáo, không luận là trong xã hội hiện

nay, hay là xã hội kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển đến trình độcao, đều rất quan trọng. Bởi vì, nó có công năng thuộc nhiều phương diện trong xã hội.

Trước tiên, công năng hướng đến điều thiện, ngừng việc ác. Điểm xuất phát và điểm quay về của hiếu là hướng về “thiện”. Kinh Phân biệt thiện ác sở khởi, yêu cầu “dùng sự

khuyên can đểlàm sáng rõ sự việc, tâm lành ý tốt, kính trọng phụng dưỡng người lớn tuổi, lễ tiết đều đầy đủ”. Và, thiết lập “lòng tốt” chính là “phải thấy việc lành của người như việc lành của mình; thấy việc lành của mình như việc lành của người.” Và, “thể hiện lòng nhân, thực hành từbi, bác ái cứu giúp chúng sinh” được yêu cầu trong kinh Pháp cú. Kếđến, công năng của việc xả bỏ, cứu giúp rộng khắp. Thực hành hiếu đạo, chính là muốn nói người ta phải dốc sức hiếu đạo, phải “không vì bản thân mà cầu sự an vui, mà vì muốn cứu hộcác chúng sinh”, kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập địa. Thậm chí, còn yêu cầu vì hiếu kính cha mẹ, cứu hộchúng sinh mà xả bỏ. Chẳng hạn như kinh Hoa nghiêm, phẩm Thập hồi hướng, chỉ

ra: “Ta phải vì chúng sinh mà xả bỏ, khiến cho chúng tránh khỏi tất cả việc đau khổ; vì tất cả chúng sinh mà bảo hộ, đều khiến cho chúng giải thoát các phiền não; vì tất cả chúng sinh mà làm chỗ quy y, đều khiến cho tất cảchúng sinh lìa các sợhãi; vì tất cảchúng sinh làm chỗhưởng lạc, khiến cho đến được Nhất thiết Trí; vì tất cảchúng sinh mà làm an ổn, khiến cho được chỗ an ổn cứu cánh; vì tất cảchúng sinh mà làm ánh sáng, khiến cho được ánh sáng trí huệ dập tắt sự tối tăm; vì tất cảchúng sinh mà làm ngọn đèn, khiến cho được

ởnơi thanh tịnh cứu cánh.” Thậm chí cũng giống như sựyêu cầu “phát tâm Đại thừa, rộng độ tất cả, nguyện thay chúng sinh, chịu vô lượng khổ,” ngõ hầu “khiến các chúng sinh được sự an vui cứu cánh” được trình bày trong kinh Bát đại nhân giác. Chỉ cần làm được “thà bỏ

một người mà có thể bảo hộ một nhà, thà bỏ một nhà mà bảo vệ một thôn, thà bỏ một thôn mà bảo vệ một nước”, kinh Nhân duyên tăng hộ. Điều tất yếu chính là, “thực hành đầy đủcác việc lành, làm thanh tịnh thếgian”, kinh Hoa nghiêm, phẩm Minh pháp.

Kế đến, công năng điều hòa làm phù hợp. Tin giữ hiếu đạo Phật giáo, tất nhiên sẽ

khiến người ta “phát khởi tâm độthoát, diệt trừ niệm ác”, kinh Tứ thập nhịchương. “Hoàn thành nhân cách, làm một người bình thường”, Thái Hư - Phật Đà học cương. Hơn nữa, do

“có thểkhéo thực hành lễ tiết, thường tôn kính người lớn tuổi”, thì nhất định “bốn phước tựnhiên tăng: sắc, lực, tuổi thọđược an ổn”, kinh Pháp cú. Phật Đà còn cho rằng, “nếu có

thểlàm được như vậy, lớn nhỏhòa thuận, thì nước đó càng trởnên thịnh vượng, an ổn lâu dài, không bịxâm phạm”, kinh Trường A hàm, quyển 2, kinh Du hành. Chúng ta nhất định phải, “xây dựng gia đình tốt đẹp, xã hội trong lành, quốc gia an hòa, thế giới an ổn”, Thái Hư - Phật Đà học cương. Ngược lại, nếu “cha mẹkhông được cung cấp đồăn ngon, lục thân vốn đã xa lìa” thì “không thểnào an nước trịdân được”, Quy Sơn Đại Viên thiền sư cảnh

sách. Muốn đạt được cảnh giới như đã trình bày ở phần trên thì phải thông qua phương pháp “hoàn thiện đời sống đạo đức” và những giới luật nghiêm khắc, không ngừng điều

hòa, làm phù hợp, hoàn thiện “nhân cách” cá nhân cho đến gia đình, xã hội, quốc gia và

thế giới, đếcó được trạng thái ổn định, cân đối, hài hòa lâu dài.

Tư tưởng hiếu đạo ca Phật giáo Trung Quốc

(Lưu Lập Phu -39 - Lưu Trung Vu -40-)

39- Lưu Lập Phu (1966-), nam, người Trường Sa, Hồ Nam, Tiến sĩ Triết học, Giáo sư khoa Triết học Đại học Trung Nam. Trung Nam.

40- Lưu Trung Vũ, nữ, người ích Dương, Hồ Nam, Giảng sư của Học viện Nghệ thuật nghề HồNam, phương hướng nghiên cứu chính: Luân lý học triết học hướng nghiên cứu chính: Luân lý học triết học

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)