Nói theo phương diện khoa học thì, tư tưởng hiếu đạo phải được triển khai từ nhiều
góc độ, phải nghiên cứu sâu theo nhiều tầng bậc, mới đạt được nhận thức của khoa học. Hiện nay, giới học thuật chủ yếu tiến hành nghiên cứu sâu vềcon người từ phương diện
Đạo đức học, Tâm lý học và Sinh lý học, nhưng hoàn toàn không nghiên cứu con người từ phương diện Tôn giáo học, đặc biệt là phải tiến hành nghiên cứu cặn kẽ từ góc độ Phật
giáo.
Kinh Vu lan bồn trở thành một trong những Hiếu kinh của kinh điển Phật giáo, có ảnh hưởng rộng rãi và có tính đại biểu vềlý luận. Vì thế, bài viết này tiến hành nghiên cứu
sơ bộ về tư tưởng hiếu đạo trong kinh Vu lan bồn có liên quan đến xã hội hiện thực.
Nói theo phương diện ý nghĩa triết học thì, thông qua việc nghiên cứu hiếu đạo được
tuyên dương trong đạo Phật để bổ sung những hạn chế của tư tưởng triết học chủ nghĩa Mác và phát triển triết học phương Tây. Triết học phương Tây làm lung lay quan niệm hiếu truyền thống của chúng ta trên phương diện lý luận. Hiếu đạo truyền thống rất đơn giản,
không cần bất kì sự giải thích và luận chứng cụ thểnào cả, nhưng triết học chủnghĩa lý tính phương Tây hiện đại lại một mực truy cứu căn cứ sau cùng của tất cả hiện tượng. Tất cả đều phải được thuyết minh theo phương diện khoa học, đồng thời làm cho nó tiếp thu sự
kiểm nghiệm logic. Nhưng, chủnghĩa phi lý tính phương Tây hiện đại, đặc biệt là trào lưu tư tưởng chủnghĩa hậu hiện đại, về căn bản, phủ nhận khảnăng có nhận thức chân lý và
sự tồn tại của chân lý. Họ cho rằng đạo đức không thểđược nhận thức, cũng không thể được xác nhận. Trong đạo đức học, không tồn tại vấn đề nhận thức, không tồn tại tiêu
chuẩn khách quan vềđạo đức. Cái gọi là đạo đức chăng qua chỉlà sự lựa chọn mang tính tùy tiện của một cá nhân. Như thế, hoàn toàn làm tắc nghẽn sự nhận thức và nghiên cứu về hiếu đạo. Quan điểm lịch sử triết học chủnghĩa Mác, khi bàn luận đến xã hội loài người chủ yếu nhấn mạnh mối quan hệ kinh tế thuộc giai cấp, hoàn toàn không có liên quan đến
tư tưởng hiếu trong gia đình. Vì thế, khi chúng ta nghiên cứu hiếu đạo của Nho giáo truyền thống thì đồng thời phải tiến hành nghiên cứu sâu, toàn diện tư tưởng hiếu trong Phật
giáo, đểlàm phong phú tư tưởng đạo đức học thuộc triết học phương Tây và quan điểm lịch sử duy vật của triết học chủnghĩa Mác.
Xét từ góc độ hiện thực thì, Phật giáo trởthành một trong những tôn giáo chủ yếu nhất của chúng ta, có tín đồ rất đông, có sức ảnh hưởng rất rộng rãi. Vì thế, làm sao sử
dụng sức ảnh hưởng trong tín đồ Phật giáo đểphát huy tác dụng của Phật giáo trong việc
xây dựng chủnghĩa xã hội và xã hội hài hòa là vấn đề cần nghiên cứu cấp thiết của chúng ta. Chúng ta phải nghiên cứu điểm đột phá của Phật giáo về tác dụng tích cực đối với xã
hội.
Hiện nay, việc xây dựng chủnghĩa xã hội và xã hội hài hòa, lý tưởng tuân theo nguyên
tắc “lấy con người làm gốc” tạo ra sự gợi mở phương diện này cho chúng ta, sự hài hòa
của xã hội là điểm mấu chốt hàng đầu trong việc nghiên cứu hiện nay của chúng ta. Nhưng,
quan niệm đạo đức lấy hiếu làm sự hài hòa mà gia đình là hạt nhân, thì phải thực hiện từ
nền tảng hài hòa của bản thân con người.
Tư tưởng hiếu đạo trong Phật giáo tác dụng tích cực nhất định đối với sựphát triển
hài hòa giữa gia đình và con người. Vì thế, bài viết này thông qua việc nghiên cứu sựảnh
hưởng tư tưởng hiếu đạo trong kinh Vu lan bồn của Phật giáo, đồng thời phân tích nội hàm để giải thích vấn đề hiếu đạo trong xã hội hiện nay. Từđó, thông qua sự nghiên cứu kinh