I. Ý nghĩa của Hiếu đạo
1. Hiếu đạo mang nghĩa hẹp thông thường
Văn hóa phương Đông thời xưa, rất coi trọng hiếu đạo, cho nên có câu: “Muôn việc ác dâm đứng đầu, trăm điều thiện hạnh hiếu trước tiên”. Đặc biệt là tư tưởng Nho gia, chủ trương con người phải thận trọng, cung kính tổ chức tang lễ khi cha mẹ qua đời, thành tâm cúng tế tổtiên nhiều đời, lấy hiếu để lập thân, dùng hiếu để tề gia, thậm chí dùng hiếu để
trịnước, bình thiên hạ. Kinh Thi nói: “Thương thay cha mẹ, sinh ta khó nhọc, muốn báo ân sâu, trời cao có thấu?” Mà, con người muốn báo ân cha mẹ thì cần phải có hiếu với cha mẹ, thương yêu cha mẹ, phụng dưỡng cha mẹ, còn phải chăm sóc cuộc sống tinh thần của cha mẹ. “Thương yêu những gì cha mẹ thương yêu, cung kính những gì cha mẹ cung kính”(LễKí). Khổng Tửnói: “Hiếu chính là có thể tiếp nối ý chí của bậc tiên nhân, có thể kế thừa sự nghiệp của người đi trước” (Trung Dung).
Vì thế, người xưa đối với cha mẹ, ngoài việc hiếu thuận cung kính, cúng dường, phụng dưỡng ra, còn phải tiếp nối chí nguyện của cha mẹ, làm rạng rỡ sự nghiệp của cha mẹ, bảo đảm bản thân: “Đem sự lợi ích ban cho người khác, tiếng tăm rạng ngờởđời” để làm vinh danh cho dòng họ, để lại tiếng thơm trăm đời, mới chính là cái hiếu tột cùng của
Hiếu kinh, chương 1 nói: “Hiếu là nền tảng của đức hạnh, giáo dục cũng xuất phát từ đây.” Lại nói: “Thân thểtóc da, nhận từ cha mẹ, không dám phá hoại là khởi đầu của hiếu; lập thân hành đạo, nổi danh ở đời sau, làm vinh hiển cha mẹ, là tận cùng của hiếu. Hiếu bắt đầu từ việc phụng dưỡng cha mẹ, kếđến là phụng sự vua, sau cùng là lập thân.”
Khổng Tử cho rằng, nếu bậc trên mà không thể hiếu dưỡng song thân, để họ không bận
tâm về việc ăn mặc, tâm trạng vui vẻ; bậc giữa, không thể hiếu nghĩa với vua, tận trung báo
quốc, bảo vệxã tắc; bậc dưới, không thể hiếu đễtrung tín, làm cho người già an tâm, trẻ con được nuôi dưỡng, người trẻđược quan tâm, đều là bất hiếu.
Tăng Tử tiếp nhận sự chỉgiáo vềtư tưởng hiếu đạo của Khổng Tử, từ việc hiếu bằng
cách phụng dưỡng cha me, mở rộng thành hiếu trong ngũ luân (-8-8-Ngũ luân chi cho năm mối quan hệ thuộc đạo đức giữa vua tôi, cha con, anh em, vợ chồng và bạn bè.) cho rằng đạo làm người,
ngoài việc hiếu kính cha mẹsư trưởng, cúng dường phụng dưỡng ra, còn phải giữ mình
trong sạch, nỗ lực phấn đấu; trên thì tận trung báo quốc, dưới thì căn cứtheo tiêu chuẩn
đạo đức mà thương yêu mọi người. Nếu không được như vầy: “Nơi ởkhông nghiêm chỉnh thì không phải hiểu; thờvua không trung thành thì không phải hiếu; bạn bè không tin tưởng thì không phải hiếu.” Hiếu của nhà Nho, từ hiếu đối với cha mẹ mà diễn dịch thành hiếu thuộc ngũ luân, mở rộng từgia đình đến quốc gia, lấy hiếu để tềgia, dùng hiếu để trịnước, thiện thì có thiện đấy, nhưng điều đáng tiếc là chỉ hạn cuộc ởnhân luân (mối quan hệđạo
đức giữa con người với con người), chưa có thể mở rộng đến các chúng sinh khác; chỉ dừng
ởđời này, chưa có thể hiếu dưỡng đến cha mẹtrong ba đời. Đã không biết có cha mẹ trong
quá khứ cần phải thương yêu, cần phải cung kính thì cũng không biết có cha mẹ trong
tương lai cần phải cứu, cần phải độ. Có thểnói: Hiếu mang nghĩa hẹp có tính tạm thời. Tuy
nhiên, cũng có lợi ích đối với đạo đức xã hội và tình cảm tư tưởng con người mà không mất
đi tiêu chuẩn đạo đức nhân luân.