II. Đại biểu của hiếu đạo
3. Đạo tràng của Bồ tát Địa Tạng
Bồ tát Địa Tạng tuy thệ nguyện rộng sâu, lấy quốc độchư Phật trong mười phương làm quốc độ của mình đềthành tựu chúng sinh, phân thân làm lợi ích cho chúng hữu tình, nhưng ngài thị hiện ở đạo tràng Trung Quốc thì tại Cửu Hoa Sơn, Tây Nam huyện Thanh
Dương, tỉnh An Huy. Cửu Hoa Sơn nguyên danh là Cửu TửSơn, ngọn núi này cao chót vót. Đến thời nhà Đường, sau khi thi sĩ Lý Bạch có bài thơ nói: “Xưa ởtrên Cửu Giang, nhìn xa ngọn Cửu Hoa, sông trời treo dòng biếc, phù dung chín đóa cười” -33- thì đổi tên là Cửu
Hoa Sơn. -33- Tích tại Cửu giang thượng, diêu vọng Cửu Hoa phong, thiên hà quải lục thủy, tú xuất cừu
phù dung.
Trong Cửu Hoa Sơn, có chín mươi chín ngọn núi, trong đó ngọn Thập Vương là cao
nhất, cách mặt nước biển hơn 1.240 mét, ngoài các ngọn núi nối nhau liên tiếp, vách núi
thẳng đứng, hình thù kỳquái, cao dốc xanh biếc, thì trong núi còn có mười cảnh như Ngũ Khê sơn sắc (), Liên Phong vân hải (), Thư Đàm ấn nguyệt (), Bích Đào bộc bố(), Đông Nhai
yến tọa (), Bình Cương tích tuyết, Thiên Thai hiểu nhật (), Hóa Thành văn chung Cửu Tử tuyền thanh (Thiên Quế tiên tông), đặc biệt là lôi cuốn người ta vào những phong cảnh ngoạn mục. Trong núi còn có hơn cảtrăm tự viện, nổi bật nhất là bốn tùng lâm: KỳViên tự,
Bách Tuế cung, Cam Lộ tự, Đông Nham tự, đều lấy Hóa Thành tựlàm trung tâm. Hóa Thành
tự nằm trên ngọn Hóa Thành, là do các vị như Gia Cát Tiết thời nhà Đường xây dựng cho
Kim Địa Tạng.
Tương truyền, thời nhà Đường có vương tử nước Tân La (nay là Triều Tiên), tên là
Kim Kiều Giác, hai mươi tuổi xuất gia, pháp danh Địa Tạng Tỳkhưu. Vào niên hiệu Trinh
Quán thứ4 (630) nhà Đường, Sư đi bằng đường biển đến Trung Quốc tham học, đến Cửu
Hoa Sơn ởtrong núi. Sau đó, có Gia Cát Tiết ... người dân trong ấp lên núi, thấy Sư ngồi cô độc trong hang đá, dùng gốm và gạo làm thức ăn. Vì kính nể sự khổ hạnh của Sư nên ông phát tâm hộ pháp, xây dựng tự viện, khiến cho Sư yên tâm làm đạo. Rồi sau đó, thứ sử Trương Nham tấu lên triều đình, đổi tên là Hóa Thành tự.
Nghe nói năm đó, quyền chủđất của Cửu Hoa Sơn là phú ông Mần Các, là người vốn
rất thích làm việc thiện, bố thí, rất kính tin Địa Tạng Tỳ khưu, hỏi Sư cần bao nhiêu? Địa Tạng đáp: “Chỉ cần mảnh đất bằng chiếc áo cà sa thôi 1” Mần Các nghĩ mảnh đất bằng chiếc áo cà sa thì có đáng là bao? Vì thế, ông khẳng khái đồng ý. Nào ngờ, Địa Tạng Tỳkhưu
vừa quăng chiếc áo cà sa ra, liền che kín chín ngọn núi của Cửu Hoa. Mần Các thấy Địa Tạng Tỳkhưu có thần thông như vậy, kinh ngạc vui mừng, liền đem toàn bộ đất Cửu Hoa Sơn
dâng Sư, và phát nguyện làm hộ pháp cho Địa Tạng Tỳ khưu; đồng thời ra lệnh cho con xuất gia theo Bồtát Địa Tạng. Sau đó, có rất nhiều người nước Tân La đến gần gũi học đạo.
Khi lương thực không đủ, nấu cơm thường trộn đất Quan Âm - (đất bùn mịn trắng như
bột), có thể thấy sự khắc khổ của cuộc sống chúng tăng trong chùa. Vua nước Tân La nghe danh Địa Tạng Tỳkhưu, liền dẫn chúng đến Cửu Hoa Sơn tu hành khổ hạnh, đồng thời phái người mang lương thực đến cúng dường.
Bồ tát Địa Tạng ở Cứu Hoa Sơn 75 năm, nhập niết bàn ngày 30 tháng 7 niên hiệu
Khai Nguyên thứ26 (738) nhà Đường, thọ 99 tuổi. Sau khi viên tịch, nhục thân của Sư được
đặt ngồi trong cái chum, ba năm sau mở chum ra, vẻ mặt cũng giống như lúc còn sống.
Người đời sau xây bảo điện thờ nhục thân, lại có tên là Tháp nhục thân. Niên hiệu Hàm
Phong thứ7 (1857), tháp cũng bịthiêu cháy cùng với Hóa Thành tựnhưng nhục thân vần
không bịhư tổn. Vào thời Đồng Trị, bảo điện nhục thân được trùng tu, vàng ngọc sáng rực rỡ, cực kì hùng vĩ, suốt năm ánh đèn sáng mãi, tượng trưng quang minh oai đức của Bồtát, thường chiếu sáng thế giới u minh, giải cứu nỗi khổvô minh của chúng sinh. Địa Tạng Tỳ khưu khi đó chính là hóa thân của Bồ tát Địa Tạng, cho nên Cửu Hoa Sơn trở thành đạo
tràng ứng hóa của Bồtát Địa Tạng, cũng chính là một trong bốn ngọn núi lớn nổi tiếng của Trung Quốc.