Có lợi đối với việc ổn định gia đình và xã hội truyền thống

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 80 - 83)

III. Tác dụng lịch sử và giá trị hiện đại về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc.

4. Có lợi đối với việc ổn định gia đình và xã hội truyền thống

Khi hoằng dương pháp môn giải thoát tinh thần của nhân sinh, Phật giáo Trung Quốc, từ đầu đến cuối gánh vác sứ mệnh luân lý cảnh tỉnh đời, khuyên làm điều thiện. “Muôn ngàn việc ác tà dâm đứng đầu, trăm việc thiện hiếu trước tiên”. Từ lâu xa đến nay, câu tục ngữnày thể hiện sự nhận thức quan yếu trọng của việc "giới" và "hiếu" của phần đông dân chúng trong xã hội Trung Quốc đối với tư tưởng hiếu đạo truyền thống.

Tư tưởng hiếu đạo Phật giáo truyền thống Trung Quốc không chỉ đồng tình với tư tưởng hiếu đạo thế tục, mà còn dùng những quan niệm luân lý Phật giáo như quan niệm

địa ngục, quan niệm luân hồi, quan niệm quà báo thiện ác... để củng cố niềm tin đạo đức của con người, bỏ ác làm lành, chứa nhiều điều thiện để thành tựu đức, tăng cường tính

tựgiác và tính tự hạn chế vềý thức hiếu đạo và hành vi hiếu đạo.

Việc khuyên người đời thực hành hiếu của tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc,

dùng hình thức đặc hữu ban cho hiếu đạo lực lượng tín ngưỡng, giáo hóa mở ra một lãnh

vực mới cho luân lý phong kiến. Một mặt, có tác dụng cảnh tỉnh đối với những người ác không thực hành hiếu đạo. Nếu người làm ác mà không sửa đổi, làm càn làm quấy thì tương lai nhất định sẽ đọa vào địa ngục, vĩnh viễn không được siêu sinh. Mặt khác, an ủi những người thiện thực hành hiếu đạo, chỉ cần giữ tâm ý thiện, làm nhiều việc thiện thì đời sau nhất định có thể vãng sinh Tịnh Độ, ra khỏi luân hồi sáu đường. Chẳng hạn như

thuyết Tam thếlưỡng trùng nhân quả của Phật giáo cho rằng: “Muốn biết nhân đời trước thì xem quả báo đời này, muốn biết quả báo đời sau thì xem nhân đời này”, khiến cho

người ta vừa trụ trong hiện tại lại vừa tin vào tương lai tốt đẹp. Điều này nói theo góc độ

của phần đông dân chúng sống trong sự nghèo khổ đương thời thì, chúng ta không thể không thừa nhận tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc có tác dụng an ủi tinh thần rất quan trọng, đồng thời, cũng có lợi đối với sựổn định gia đình và xã hội truyền thống.

Căn cứtheo điều đã nêu, ngày nay chúng ta có thể biết được, tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc tiếp thu có sự chọn lựa, kế thừa có tính phê phán, phát triển và đổi mới trên nền tảng của sự kế thừa, là nguyên tắc cơ bản phải được tuân theo khi chúng ta nghiên cứu luân lý học Phật giáo, cũng là thái độ thuộc lý tính, mang tính khoa học của

chúng ta để tiếp cận tư tưởng hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc. Trong việc hoằng dương tư tưởng hiếu đạo Phật giáo, không luận là ởxã hội hiện nay hay là trong xã hội mà kinh tế, khoa học kỹ thuật phát triển đến trình độcàng cao trong tương lai đều rất cần thiết. Không

chỉvì nó có cơ sở hiện thực xã hội sâu sắc mà nó còn có công năng xã hội trên nhiều phương

diện.

Thế kỷ mới, Trung Quốc được xếp vào một trong những quốc gia có nhân khẩu lão hóa, nhưng việc dưỡng lão trong gia đình vẫn là phương thức dưỡng lão cơ bản của xã hội. Một mặt, để giải quyết vấn đề người cao tuổi thì cần phải hiếu đạo; mặt khác, “các cậu ấm, cô chiêu” rất hiếm khi có thể trọn hiếu đạo, hiện tượng sau khi trưởng thành “sống bám cha mẹ”, “vơ vét của cha mẹ” ngày càng gia tăng nghiêm trọng.

Việc đẩy mạnh giáo dục hiếu đạo đã trởthành nội dung quan trọng của giáo dục gia

đình, cũng là phương pháp quan trọng đểhoàn thiện nhân cách cá nhân, bồi dưỡng tinh thần trách nhiệm và làm phong phú tâm đồng tình, hoặc là bồi dưỡng nhu cầu vềnhân tài đểxây dựng chủnghĩa xã hội trong thế kỷ21. Tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc

có nội dung, đặc trưng đặc biệt này và công năng lịch sử, công năng xã hội trên nhiều

phương diện, nên chúng ta cần tiến hành gọt giũa, bỏđi tạp chất, hấp thu tinh hoa, thì trên

một trình độ nhất định vẫn có thể thực hiện giá trị luân lý khuyên người đời thực hành

hiếu, giúp người đời thực hành hiếu.

Trước tiên, tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc trong xã hội hiện nay vẫn

có thểphát huy công năng hướng đến điều thiện dứt bỏ điều ác. Điểm xuất phát và nơi

quay về đều hướng đến điều thiện. Kinh Pháp cú yêu cầu “thực hiện lòng nhân, thi hành lòng từ, thương yêu cứu độchúng sinh”. Kinh Phân biệt thiện ác sở khởi yêu cầu “dùng sự can gián để làm rõ sự việc, tâm lành ý tốt, cung kính phụng sự người lớn tuổi, lễ tiết đều đầy đủ”, cần phải vui vẻ, tán thán, ca tụng trước việc làm tốt “coi điều thiện của người như điều thiện của mình; coi điều thiện của mình như điều thiện của người.” Cùng với sựphát

triển và hoàn thiện kinh tế thịtrường xã hội, mức sống của toàn thểngười dân ngày càng được nâng cao. Nhưng, nhiều nhân duyên của lịch sửvà hiện thực, chủnghĩa cực đoan cá nhân, chủ nghĩa hưởng lạc, chủ nghĩa tôn thờ đồng tiền ngày càng thịnh hành, một số người ăn chơi phung phí, cũng có một sốngười khác phải chịu đói, chịu khát. Vì thế, tình hình đạo đức suy thoái liên tục xuất hiện. Người sống trong xã hội hiện nay, đối mặt với sự

phồn hoa của văn minh vật chất và nhu cầu tinh thần được nâng cao, nếu có thểcó phẩm

trong việc tu dưỡng đạo đức để nâng cao bản thân, giữ trật tựxã hội được ổn định, quả

thật có tác dụng thúc đẩy tích cực.

Kếđến, tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo trong xã hội hiện nay có thểphát huy công năng kiện toàn nhân cách. Hiếu đạo là sự bảo chứng để kiện toàn nhân cách. Phật giáo cho

rằng, người dân của một nước nếu có thể thực hành hiếu thì lớn nhỏhoà thuận, đất nước

được thái bình, nhân dân được an vui, gia đình hòa thuận. Ngược lại, nếu cha mẹ không được cung cấp đồ ăn ngon, lục thân vốn đã xa lìa, không thể nào an nước trị dân được. Muốn đạt được cảnh giới như đã trình bày ởtrên thì phải thông qua phương pháp “hoàn thiện đời sống đạo đức” và những giới luật nghiêm khắc, không ngừng điều hòa, làm phù

hợp, hoàn thiện “nhân cách” cá nhân cho đến gia đình, xã hội, quốc gia và thế giới, đểcó được trạng thái ổn định, cân đối, hài hòa lâu dài.

Sau cùng, trong cuộc sống xã hội tràn lan nhân dục, vật dục, chúng ta có thể sử dụng

khái niệm “chúng sinh bình đẳng” mà Phật giáo chủtrương, để thuyết minh hai phương

diện cha mẹvà con cái có thểđứng trên lập trường bình đẳng. Dùng thân phận bạn bè để

tiến hành nối kết và giao lưu. Có thểdùng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc chú trọng việc báo đáp công ơn cha mẹ, dung hợp tình thân cha con, mẹ con, giảm thiểu tình cảm

đối nghịch giữa con cái đối với cha mẹ, đểxúc tiến người vịthành niên trưởng thành hoàn

thiện. Có thểdùng luân lý hiếu đạo của Phật giáo chủtrương ý thức hiếu đạo trong “tâm tang” ba năm, khiến cho con người nghĩ nhớ cha mẹ sau khi cha mẹ qua đời, tưởng nhớ

sự dạy dỗlúc còn sinh tiền. Từđó, khuyến khích bản thân nỗ lực hơn, học tập và sống tốt

hơn. Lại có thể sử dụng luân lý hiếu đạo Phật giáo Trung Quốc “giới là khởi đầu của hiếu”

và khái niệm luân lý “khuyên làm điều thiện bỏđiều ác”, trong tiến trình phát triển đương đại xây dựng toàn diện xã hội thịnh vượng, đềxướng bầu không khí xã hội mỗi người đều

hướng thiện bỏác, hình thành môi trường xã hội hài hòa, hùng mạnh, an định, phồn vinh.

Không luận là bồi dưỡng mỹđức xã hội, đạo đức gia đình trong việc tôn trọng người già, thương yêu trẻ nhỏ, thân mật giúp đỡnhau, đoàn kết xóm giềng; hoặc xây dựng tinh thần chủ nghĩa yêu nước, chủnghĩa tập thể cả xã hội, kiến lập tư tưởng đạo đức xã hội trong thế kỷ mới, xúc tiến sựhùng mạnh có trình tự và phát triển hài hòa trong việc xây dựng

văn minh tinh thần và văn minh vật chất trong khi xây dựng hiện đại hóa, đều có ý nghĩa lý

luận vô cùng quan trọng và ý nghĩa hiện thực tích cực.

Bi cảnh phát triển quan điểm hiếu ca Phật giáo Đại tha c -

Chánh Mỹ -47

47- Giáo sư CổChánh Mỹ, Tiến sĩ Triết học khoa Nam Á thuộc Đại học Wisconsin, Mỹ. Ông là học giả nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu lịch sử Phật giáo, Giáo sư của Đại học Khoa học và Kỹ thuật Hương Cảng,

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 80 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)