Định vị của "hi ếu đạ o" trong kinh Phật

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 55 - 59)

Kinh điển Phật giáo Ấn Độcó hay không có khái niệm “hiếu”, “hiếu đạo”? Kỳ thực,

xuất hiện hai lần từ“hiếu đạo”. Kinh này viết: “Nếu cha mẹ, anh em, lục thân bịngười giết hại cũng không được báo thù, nếu quốc chủ bịngười giết cũng không được báo thù, giết sinh mạng đểbáo thù cho sinh mạng đều không thuận với hiếu đạo.” Lại chỉra, “nếu là đệ

tử Phật thì có Bồ tát xuất gia, Bồ tát tại gia và Hiền thánh tăng mười phương, nay muốn thỉnh Tăng cầu nguyện, nếu thỉnh riêng Tăng là pháp ngoại đạo, không thuận hiếu đạo.” Rõ ràng, kinh Phật thuyết phạm võng đã kết luận về “hiếu đạo”, không còn nghi ngờgì cả.

Phật Thích Ca Mâu Ni nhất quán đềxướng hiếu đạo. Ngài không những nhấn mạnh hiếu thuận cha mẹ là “Phật pháp”, là “Thánh đạo”, mà nó còn là mô phạm và tiêu chuẩn của “hiếu đạo”. Luật Ma ha tăng kỳ, phần thuyết minh bốn tội Ba la di -37*, trình bày: “Các thiên tửdùng kệ hỏi: Những người nào hướng đến điều thiện? Những người nào sẽđược

sinh lên cõi trời? Những người nào ngày đêm nuôi lớn công đức lành?” Đức ThếTôn dùng

kệ đáp: “Những người hiếu thuận cha mẹ, cúng dường Sa môn, tôn trọng người tu phạm hạnh là nhân pháp.” -37- Ba la di ( s: pãrặịika; p: pãrãjika; J: harai). Sự vi phạm bốn giới cấm nghiêm

trọng; khi mắc phải tội nầy, tăng ni sẽ bị tẫn xuất khỏi tăng đoàn. Đó là: sát sinh, trộm cắp, tà dâm và nói

dối.

Đức Thích Ca Mâu Ni còn đem việc hiếu thuận cha mẹđưa vào phạm trù Phật pháp.

Kinh Thiện sinh trong kinh Trường A hàm, phần thứ 2, quyển 11, chú trọng giải thích việc

đức Phật dạy bảo hàng đệ tử tại gia chăm lo việc nhà, xử thế, kính thờ cha mẹ. Kinh chép

rằng, trong thành Vương Xá có một vịtrưởng giả, có người con tên là Thiện Sinh (còn gọi

là Thi Gia La Việt). Đức Phật dạy anh ta: “Cha mẹ là phương Đông, nên dùng năm việc để

hiếu thuận. Sư trưởng là phương Nam, nên dùng năm việc đểcung kính thờ phụng. Vợ là phương Tây, nên dùng năm việc đểcung kính chăm sóc. Bà con là phương Bắc, nên dùng năm việc đểcung kính. Đầy tớ là phương Dưới, nên dùng năm việc đểcung kính chỉ dạy.

Sa môn, Bà la môn là phương Trên cũng dùng năm việc để cung phụng. Đây chính là đức Phật nói “lạy sáu phương trong Phật pháp”, kinh Trường A hàm, phần 1, quyển 2. Lại chỉ

ra, Phật bảo các Tỳkhưu: “Lại có bảy pháp. Thế nào là bảy pháp? Một là kính Phật, hai là kính Pháp, ba là kính Tăng, bốn là kính Giới, năm là kính Định, sáu là kính thuận Cha mẹ, bảy là Tôn kính không buông lung. Bảy pháp này là pháp tăng trưởng, không có hao tổn.”

Kinh Tâm địa quán, phẩm Báo ân thứ3, đem việc báo ân cha mẹ gọi là “Thánh đạo”.

Chỉ ra, “tất cả người nam nữ trong thế gian, cha mẹ có ân nặng như núi, phải luôn hiếu kính trong lòng, tri ân báo ân là Thánh đạo.”

Kinh Hiền ngu nhân quả, phẩm thứ bảy Tu Xà Đềduyên, lấy ví dụlàm cảm động lòng người, ca ngợi mỹđức hiếu kính cha mẹ của đức Phật. Khi đức Phật ở tịnh xá Trúc Viên, thành La Duyệt Kỳ, có một hôm, đức ThếTôn và A Nan mangbát đi vào thành khất thực.

Đức Phật nói với A Nan: “Không luận là xuất gia hay tại gia đều phải từ tâm hiếu thuận,

bởi vì ta nhớ trong quá khứ, cũng từtâm hiếu thuận, cúng dường cha mẹ, thậm chí dùng

thịt mình để cứu tế cha mẹlúc gặp nguy cấp. Vì công đức này, trên làm Thiên đế, dưới làm Thánh chủ, cho đến thành Phật, là vịđộc tôn của ba cõi, đều do công đức này vậy.”

Đức Phật ở hiện đời chính là tấm gương hiếu kính cha mẹ, được người đời kính ngưỡng. Khi phụ thân Tịnh Phạn vương của ngài qua đời, đức Phật đích thân đến trước

hương án của Phụvương, ôm bát hương, đi trước linh cữu dẫn đường đưa tang, làm trọn

trách nhiệm thiêng liêng của con người. Trước khi xuất gia, Thái tử Tất Đạt Đa cũng đã biết

cách xây dựng, trịvì vương tộc, điều hành đất nước nhưng những điều đó không làm Ngài

thỏa mãn vì tất cảchúng không giải đáp hết mọi thắc mắc, với tâm từ bi rộng lớn. Đức Phật

Thích Ca Mâu Ni sau khi là vị Tỳkhưu một thân đi phương xa cầu Đạo, lìa gia đình, bỏ cha mẹ, xa cách tổtông, nhưng ngài lại cực kỳ hiếu kính cha mẹ, vì muốn cha mẹcùng các loài chúng sinh đều thoát khổ. Ngài đã làm một tấm gương tốt đẹp cho hàng Phật tử, đặc biệt

là trởthành mô phạm và tiêu chuẩn cho hàng xuất gia (xem Phật pháp khải yếu của Pháp sư Minh Dương).

Đức Phật Thích Ca xác lập thái độkhông giống nhau đối với hai loại biểu hiện trái ngược rõ ràng về việc hiếu kính hay không hiếu kính cha mẹ. Khi Tỳkhưu thưa hỏi làm sao được gọi là phương tiện đại từ, đại bi, đức Phật liền đưa ra ví dụnói: “Thiện nam tử! Cũng

giống như cha mẹcó ba người con: Người con thứ nhất có tâm tín thuận, cung kính cha

mẹ, căn tính lanh lợi, có trí huệ, đối với việc thếgian có thểmau chóng hiếu được; người con thứhai, không kính trọng cha mẹ, không có tầm tín thuận, căn tính lanh lợi, có trí huệ,

đối với việc thế gian có thểmau chóng hiểu được; người con thứba, không kính cha mẹ,

không có lòng tin, căn tính chậm lụt, không có trí huệ. Sau khi đức Phật trình bàyba tình

huống xong, liền hỏi: Nếu cha mẹ muốn giáo dục chúng, thì trước phải dạy ai, trước nên thương yêu ai, trước nên dạy ai, để anh ta biết việc thế gian? Ngài Ca Diếp bạch Phật: Thưa

Thế Tôn! Trước phải dạy người con có tâm tín thuận cha mẹ, căn tính lanh lợi, có trí huệ, hiểu chuyện thế gian. Kếđến là người thứhai và sau cùng là người thứba. Tuy hai đứa con

này không có tâm tín thuận, không có tâm cung kính, nhưng vì thương xót mà lần lượt dạy dỗchúng”, kinh Đại bát niết bàn, quyền 33. Đức Phật cũng tán đồng quan điểm này. Nhưng, đối với “đứa con bất hiếu”, hết thuốc cứu chữa thì đức Phật có đánh giá khác nhau. Kinh

Phật thuyết bột chỉra: Người sáng suốt có bốn điều không nên có: Bạn bè gian tà, bầy tôi

nịnh hót, vợđược cưng chiều, con bất hiếu. Đức Phật coi “con bất hiếu” giống với “bạn bè gian tà”, “bầy tôi nịnh hót” giống với người xấu ác, và quyết định không được sử dụng trong bất kì trường hợp nào. Điều này cho thấy Phật không chấp nhận “người con bất hiếu”.

Kinh điển Phật giáo ứng hiện tâm tủy của Phật Đà, dù là hiển dương hiếu đạo Phật giáo

theo nhiều khía cạnh, nhưng cũng đều nhấn mạnh tính trọng yếu tột cùng của hiếu đạo. Kinh tập là kinh điển Phật giáo hệPãli, thuộc về Phật giáo Thượng tọa bộ, tức là bộ sưu tập kinh điển thời kỳđầu của Phật giáo. Trong đó đã hình thành mầm mống hiếu đạo

hiếu kính cha mẹ”. Chẳng hạn như, kinh Đại cát tường nêu ra: “Phụng dưỡng cha mẹ điều cát tường cao nhất”. Kinh Như pháp nhân mạnh: “Nương theo pháp mà phụng dưỡng cha mẹ, tuân theo đạo lý này sẽ trở thành Thiên thần tên là Bạch Quang”. Kinh Hủy diệt,

kinh Vô chủng tánh giả, nhận định: “Cuộc sống dư giảnhưng không phụng dưỡng cha mẹ

lớn tuổi để tuổi thanh xuân qua đi, loại người này là Vô chúng tính giả, (chỉcho người ti tiện thấp hèn, cũng chỉ cho người chủng tính thấp kém hoặc chủng tính bị trục xuất) là

“nguyên nhân của sự hủy diệt”. Và, “giết cha, giết mẹ” là một trong “sáu tội nặng lớn”.

Phật giáo truyền vào khu vực Hán tộc Trung Quốc - Kinh điển Phật giáo bộphái thuộc Phật giáo Bắc truyền, kinh Trường A hàm phần 2, quyên 6, nêu ra: “Vào lúc đó, chúng sinh vĩnh viền không còn nghe tên thập thiện, mà là thời kì đầy rầy thập ác. Chúng sinh có thể là cực ác, người bất hiếu cha mẹ, bất kính sư trưởng, bất trung, bất nghĩa, phản nghịch vô đạo lại được tôn kính. Nếu như bây giờ, người có thểtu hành thập thiện, hiếu dưỡng cha mẹ, kính thuận sư trưởng, trung tín có nghĩa, thuận theo đạo mà tu hành liền được tôn kính”. Kinh Tạp A hàm biệt dịch, quyển 8, cho rằng: “Nếu đi xa đến nước khác, thì người bạn đường là người thân; sống trong nhà mình thì cha mẹ là người thân nhất.” Kinh

Trường A hàm, quyển 2, cũng nhấn mạnh, hiếu thảo phụng thờ cha mẹ, tôn kính thuận

theo sư trưởng, cần phải “quan sát chăm sóc, chưa từng lười biếng”. Hơn nữa chi ra, người

tuân thủ hiếu đạo nghiêm chỉnh thì đối với cá nhân, gia đình, quốc gia đều có lợi ích lớn vô cùng.

Phật giáo truyền vào khu vực Hán tộc Trung Quốc - Kinh điển Đại thừa của Phật giáo

Bắc truyền cũng không ngoại lệhoàng truyền hiếu đạo. Kinh Đại bát niết bàn yêu cầu hàng đệ tử tại gia, phải tu tập “bốn loại pháp”. Một trong bốn pháp đó là “cung kính cha mẹ, hết

lòng hiếu dưỡng”. Chỉ cần người thường thực hành bốn pháp này thì tất nhiên hiện đời

được người thương kính, sinh trong đời sau thường sinh vào chỗ tốt. Kinh điển Tiểu thừa

và Đại thừa còn khuyên bảo người ta làm sao để thực hành hiếu đạo. Chẳng hạn như, kinh

Thiện Sinh chỉ ra: “Phàm là người con thì phải nên dùng năm việc để hiếu thuận cha mẹ, một là cung phụng không để thiếu thốn, hai là phàm làm điều gì trước phải thưa cha mẹ,

ba là những gì cha mẹlàm không được trái nghịch, bốn là cha mẹ sai bảo không được trái

phạm, năm là không làm đứt đoạn nghề nghiệp chân chánh mà cha mẹlàm.”

Kinh Trường A hàm, quyển 11, yêu cầu “phàm là người, phải dùng năm việc để gần

gũi cung kính thân tộc: một là ban tặng, hai là nói lời tốt, ba là lợi ích, bốn là cùng có lợi,

năm là không dối lừa.” Lại chỉra, “người đệ tử phải phụng thờsư trưởng, lại có năm việc: một là cung cấp các thứ nhu cầu, hai là lễ kính cúng dường, ba là tôn trọng ngưỡng mộ, bốn là thầy có sai bảo thì kính thuận không trái, năm là theo thầy nghe pháp, nhớ kỹkhông quên.” Thực hành một cách thiết thực “năm pháp” nhất định phải “hoằng dương tôn sùng

lễ luật, hòa thuận trung tín, không kiện tụng nhau,” làm đến “nghĩa thuận theo tựnhiên, cùng tin tưởng nhau sâu sắc”, kinh A Nan vấn sự Phật cát hung.

Trong kinh điển Tiểu thừa và Đại thừa, đức Phật không chỉ đề xướng hiếu đạo đối với cha mẹ, mà còn đem hiếu đạo về sự hiếu kính cha mẹđưa vào trong giới luật Phật giáo. Ngũ phần luật, quyển 20, nói: “Phật bảo các Tỳ khưu, nếu có người trong trăm năm, vai phải cõng cha, vai trái cõng mẹ, đại tiểu tiện trên thân, cúng dường cha mẹ y phục, thức ăn cực kỳ quý hiếm, cũng không thểbáo đáp công ân trong giây lát. Các Tỳkhưu phải hết lòng trọn đời, cúng dường cha mẹ, nếu không cúng dường bị tội nặng.

Kinh Phật thuyết phạm võng yêu cầu “đối với cha mẹ, anh em, lục thân phải phát khởi tâm hiếu thuận, tâm từ bi.” Và, đem việc hiếu thuận cha mẹđặt ngang hàng với Tam bảo, nhấn mạnh cần phải hiếu thuận cha mẹ, sư tăng, Tam bảo, còn quy định “hiếu thuận

là pháp chí đạo”. Đồng thời, lại đem tâm hiếu đạo nâng cao thành “Phật tính”, yêu cầu “Bồ

tát phải khởi tâm hiếu thuận, cứu độ tất cảchúng sinh, đem giáo pháp thanh tịnh ban cho người.” Kinh Phật thuyết phạm võng còn lần lượt quy định việc trị tội tương ứng đối với

hành vi trái nghịch hiếu đạo theo từng mức độ khác nhau. “Nếu là Phật tử thì phải luôn phát khởi tất cả nguyện, hiếu thuận cha mẹ, sư tăng. Nếu tất cả các Bồ tát không phát

nguyện này thì phạm tội khinh cấu -38-; không lễ lạy cha mẹ, không tôn kính lục thân, thì

phạm tội khinh cấu. -38- Tội khinh cấu là tội nhẹ, nhưng làm ô nhiễm hạnh thanh tịnh.

Phải sinh tâm hiếu thuận, tâm từ bi đối với cha mẹ, anh em, lục thân. Nếu “trái lại làm hại họ, làm họ gặp chuyện không như ý thì Phật tửnày phạm tội khinh cấu”. Nếu “Phật tử tựmình hủy báng Tam bảo, xúi người hủy báng Tam bảo,... Bồ tát này phạm tội Ba la

di.” “Nếu cha mẹ, sư tăng, đệ tử bệnh, các căn không đầy đủ, bịđủ thứ bệnh làm đau khổ,

đều cúng dường khiến cho bệnh được lành”. Thậm chí, “người thấy bệnh mà không cứu

giúp là phạm tội khinh cấu.” Không còn nghi ngờgì nữa, việc thực hiện giới luật Phật giáo, điều tất nhiên là quy định rất nghiêm khắc hành vi của chúng Tăng, đểđạt đến “con đường

chân chánh khởi đầu của hành giả...” kinh Phật thuyết phạm võng.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 55 - 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)