Tầm quan trọng của hiếu đạo

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 53 - 55)

Từcông đức và nguyện lực của Bồtát Địa Tạng và sựdũng mãnh của ngài trong việc

đảm đương sựphó chúc ân cần của đức ThếTôn Thích Ca,rõ ràng ngài đã ban cho chúng

sinh ở thời mạt pháp như chúng ta, sự cổvũ rất lớn, có sức bảo đảm. Bảo đảm chúng ta từ

nay về sau, vĩnh viễn không đọa vào đường ác, mãi đến khi gặp đức Phật, được đức Phật thọ ký, và tương lai sẽ thành Phật. So với bất kỳ công ty bảo hiểm nào thì điều kiện của

ngài cũng hậu đãi hơn, thiết thực thỏa đáng hơn. Chỉ cần chúng ta chịu tin lời Phật, cùng

hợp tác với Bồ tát Địa Tạng, từ nay về sau, hiểu rõ nhân quả, bỏ ác làm lành, học theo nguyện lực từ bi, tinh thần cứu đời của Bồtát Địa Tạng, mà thực hành Hiếu đạo theo nghĩa

rộng được Bồ tát Địa Tạng đề xướng, nhiều kiếp trên báo đáp bốn ân, dưới cứu khổ ba

Nương vào công đức căn lành này nhất định gặp đức Phật Di Lặc hạsinh trong tương lai, được đức Phật thọký, đắc bất thoái chuyển.

Đặc biệt trong hiện tại, tâm con người không còn giống như xưa, mối quan hệ giữa

con người với nhau, có lúc cay nghiệt vô tình; mối quan hệ quốc tế ở một số nơi không

ngừng tranh đoạt; mối hệ quan trong một sốgia đình ngày càng trởnên tệ hại. Không phải

tuyên bố hiếu đạo bịphá sản, lễnghĩa bị mất đi; thì cũng chính là tuyên bố vợ chồng phân

ly, cha con bất hòa, lớn nhỏkhông phân, như thếmà lại cho là bình đẳng. Không nghe lời chỉ bảo, cho là tựdo; không kính nhường nhau, cho là nhân quyền. Ở những gia đình này,

gần gũi như cha mẹ, thương yêu như vợ chồng, cũng vì quyền lợi của cá nhân mà tranh đấu lẫn nhau, nghi ngờ lẫn nhau, rồi ôm hận lẫn nhau. Kết quảlà, tình cảm đổ vỡ, gia đình tan nát, hạnh phúc bị hủy diệt. Những đứa con vô tội không được nuôi dưỡng, dạy dỗ. Do

đó tạo ra những thanh thiếu niên hư đốn cho xã hội, ảnh hưởng an ninh, phá hoại trật tự. Nếu có nhiều trường hợp như vậy thì đâu dám nghĩ đến tiền đồ của nhân loại?

Vì thế chúng tôi cho rằng hiện nay, chính là thời điểm mà chúng ta nên mở rộng nguyện lực từ bi của Bồtát Địa Tạng, thực hành hiếu đạo vô tận của Bồtát Địa Tạng. Thực sự, mọi người đều có thể học theo tinh thần của Bồtát Địa Tạng, bở mình vì người, kính

trọng mọi người, thương yêu mọi người, dùng tài thí để xua tan nỗi khổtrong đời sống của mọi người, dùng pháp thí cứu giúp sựđói khát về tinh thần cho mọi người, làm cho giữa

con người và con người khi đối xửnhau nên dùng sự tôn kính người già, tôn trọng người hiền để thay thế sự cao ngạo và thành kiến; dùng tâm từ bi thương yêu, bảo hộ để thay thế sự cay nghiệt và thiếu tình cảm; dùng sự giúp đỡkhoan dung để thay thế sựthù hận

và đối địch. Điều này sẽ khiến cho mọi người đều lấy tâm cảm ơn, đền ơn để gỡ bỏ sựđau

khổ của cá nhân. Mọi người cùng phục vụ xã hội, tạo phúc cho quần chúng, cùng nỗ lực cho tiền đồ của nhân loại. Được như thếthì, xã hội nhân loại sẽ đầy ắp tiếng cười vui và

Nghiên cứu quan điểm HIU ca Phật giáo Ấn Độ

(Cao Ngọc Xuân --36- Cao Ngọc Xuân (1936-) là Giáo sư của Đại học Sư phạm Hà Bắc. Hướng nghiên

cứu chính: Triết học và Phật học.)

Tóm tắt

Học giả Phật giáo Trung Quốc tranh luận về việc Phật giáo Ấn Độkhông có thuật ngữ “hiếu”, thếthì trong kinh Phật có hoằng dương hiếu đạo hay không, nhưng trên thực tế lại giải thích một cách rất thuyết phục là đức Phật Thích Ca Mâu Ni nhất quán giảng thuyết hiếu đạo. Đức Phật không chỉ nhấn mạnh hiếu thuận cha mẹ là “Phật pháp”, là “Thánh đạo”, mà nó còn là mô phạm và tiêu chuẩn của hiếu đạo. Kinh điển Phật giáo không luận

là “Kinh tập” tiếng Pãli, kinh A hàm thuộc kinh điển Tiểu thừa, mà nhiều kinh điển Đại thừa

đều không ngoại lệ đề xướng phải tận tâm hiếu dưỡng cha mẹ. Đồng thời đem hiếu đạo trong việc hiếu kính cha mẹđưa vào trong giới luật, quy định những ai không tận tâm tận hiếu, cúng dường cha mẹđều phạm tội khinh cấu. Nghiên cứu điểm đặc sắc và công năng

của quan điểm hiếu đạo của Phật giáo có thểlàm cho quan điểm trình bày ởtrên có đủcăn

cứđứng vững.

Thuật ngữ chính : Hiếu đạo (Filial obedience), Phật pháp (Buddhist doctrine), Phật tính (Buddhadhãtu), Tiểu thừa (Hĩnayãna), Đại thừa (Mahãyãna), Thích Ca Mâu Ni (Sãkya- muni)-, Kinh tập (Suttanipãta), kinh A hàm (Ãgama), Tội khinh cấu (minor sin).

Phật giáo Ấn Độvà kinh điển Phật giáo phải chăng hoằng dương hiếu đạo, hình thành quan điểm hiếu đạo có hệ thống? Đây là một vấn đềgây nhiều tranh cãi. Tiến sĩ Phương

Quảng Xương trong tác phẩm Phật giáo điên tịch bách vấn, nói: vềcăn bản, Phật giáo Ấn

Độ không có từ“hiếu” này, mà sử dụng từ“báo ân”. Lại nói, Phật Thích Ca Mâu Ni hoàn toàn không sử dụng chúng sinh riêng biệt nào đó làm đối tượng đểbáo ân. Ý nói là, Phật

giáo Ấn Độ hoàn toàn không đềxướng việc hiếu kính cha mẹ, không có quan điểm hiếu

đạo, chỉcó quan điểm “báo ân” phổđộchúng sinh. Chúng tôi cho rằng, quan điểm này trái

lại với sự thật. Bởi vì, Phật giáo Ấn Độcó hệ thống thiết yếu giải thích quan điểm hiếu đạo

được hoằng truyền trong kinh Phật.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 53 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)