Đặc trưng cơ bản về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc.

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 74 - 78)

Đặc trưng cơ bản về tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc có thể biểu đạt

thông qua nội dung của nó, cũng có thể so sánh tư tưởng hiếu đạo của Nho gia truyền thống Trung Quốc đểlàm sáng rõ, rồi sau đó có thểnêu ra điểm đặc sắc của luân lý hiếu

đạo của Phật giáo Trung Quốc.

1. Sự kết hợp giữa Giới và Thiện.

Luân lý truyền thống Trung Quốc là sự thống nhất của luân lý huyết thống, luân lý chính trị, và đem ba điều đã trình bày phần trên hợp thành một thể gọi là hiếu. Trên cơ

bản thực tiễn của luân lý hiếu đạo truyền thống Trung Quốc thì, xoay quanh hai chữ“kế” và “tế”. “Kế” là tiếp nối sinh mạng mang tính sinh vật của cha mẹ và tổtông, kế thừa đức hạnh của cha mẹ và tổ tông, hoàn thành mong muốn của cha mẹ và tổ tông. “Tế” là sự cúng tếđối với cha mẹđã qua đời trong lễmai táng và lễ nghĩa nhân sinh, bốn mùa cúng

tế tổ thần. Từ việc thương yêu cha mẹ, nghĩ nhớ cha mẹ, cho đến việc hiếu thuận cha mẹ là biểu đạt sự thuận theo tình cảm con người mà phát triển thành luân lý đạo đức, đem hành vi của người sống đưa vào trong chuẩn mực hành vi của tiên nhân thuộc nhân cách hóa thậm chí thần cách hóa.

Nhưng, thực tiễn luân lý hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc là xoay quanh hai chữ “giới” và “thiện”. Lấy hiếu làm giới là mô phạm trong xã hội Trung Quốc đem việc giữ giới

và thực hành hiếu kết hợp lại. Chủtrương giới và hiếu nhất trí trởthành cầu nối giữa luân lý Phật giáo và luân lý thế tục, cũng là nội dung quan trọng của luân lý hiếu đạo của Phật

giáo Trung Quốc. “Hiếu gọi là giới”, “trăm thiện hiếu đứng đầu” là công cụ sắc bén có sức mạnh nhất của Phật giáo đểđối kháng Nho giáo, là tôn chỉ luân lý của tư tưởng hiếu đạo Phật giáo, cũng là điểm mấu chốt của Phật giáo Trung Quốc có thểlưu truyền rộng rãi và phát huy rạng rỡ.

Không luận là kinh Phạm võng lấy hiếu làm giới, hay là Bắc Sơn lục của đại sư Thần

Thanh đời Đường, Phụgiáo thiên - Hiếu luận của Khế Tung đời Tống, Hiếu văn thuyết của

đại sư Trí Húc (1599- 1655), đều chủtrương giới và hiếu nhất trí với nhau.

Nói chung, đối với Trung Quốc mà nói thì, quan điểm hiếu và giới nhất trí trong “hiếu gọi là giới”, có thể hiểu theo hai tầng ý nghĩa. Một là, giữ giới chính là thực hành hiếu, tức

là lấy giới làm hiếu; hai là, thực hành hiếu chính là giữ giới. Nếu từ tiền đề tư tường hộ pháp thì, phần lớn nói giữ giới là hiếu thuận, chính là đại hiếu vượt hẳn thế tục. Nếu từ

tiền đề tư tưởng truyền bá đạo thì, phần lớn nói hiếu thuận là giữ giới, đặc biệt là khi khuyên hàng tăng chúng nhà Phật không được trái với tục để, thuận theo luân lý thế tục, phải nói là “lấy hiếu làm giới”.

Theo lập trường căn bản của Phật giáo, thì phần lớn dùng hàm nghĩa “lấy giới làm hiếu”, có lợi cho Phật giáo trong việc coi trọng cả thế tục, dung nhiếp luân lý Nho gia và phương tiện giáo hóa. Nói theo phương diện tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc, phần lớn thiên về“lấy hiếu làm giới”, hiếu chính là giới của Phật giáo, là đạo đức mà hàng

Phật tử cần phải tu, là nền tảng đểthành Phật.

2. Ân mẹkhó báo đáp.

Tư tưởng hiếu đạo truyền thống Trung Quốc được xây dựng trên nền tảng thành viên gia đình, kinh tế, chính trị, nhân cách không bình đẳng, có quan hệ mật thiết với gia

đình phụ quyền, xã hội tông pháp. Bởi vì, quan điểm hiếu thân truyền thống chủ yếu biểu hiện sự thuận theo vương quyền, phụ quyền, về cơ bản hiếu là nghĩa vụ thuộc phương

diện tôn trưởng đơn thuần của người con đối với cha mẹ, nhấn mạnh “thuận” (sự tuân theo). Tam cương của Nho gia quy định rõ, thần (bềtôi), vợ, con, phải tuyệt đối phục tùng

vua, chồng, cha.

Nhìn từgóc độ khác, khi người con phải phục tùng bềtrên (chủ yếu là uy quyền gia

trưởng của cha, vua) một cách vô điều kiện, cái gọi là “vua muốn thần chết, thần không thể không chết; cha muốn cho chết, con không thểkhông chết”, là chân dung biến tướng của

lý phân biệt giai cấp của Nho gia phát triển đến đỉnh cao tột giới hạn. Nhưng, vì "lễ tiết" nó làm mất cái Nhân đức được cái gọi là lòng nhân ái, tình hiếu thân mà tư tưởng hiếu đạo

Nho giáo luôn đề cập. Đạo giáo Trung Quốc tuyên dương, chính là mối quan hệ tình thân

thuận tựnhiên của vũ trụ, không giống như mối quan hệ xã hội, chính trị, tông phái nào được bao hàm trong luân lý của người Trung Quốc. Mối tương quan tự nhiên này cũng tương đồng với vòng tương sinh của Ngũ hành khi mà Nhân (Mộc) chịu phục tùng sẽ sinh Lễ (Hỏa) một cách tự nhiên, xuôi chiều. Còn không ngược lại, Hỏa cần phải ép buộc Mộc

thiêu hao sinh mạng, vì "Lễ" mà "Nhân" bị tổn hại.

Ý thức hiếu thân này xuất phát từnghĩa lý căn bản “chúng sinh bình đẳng”, “luân hồi sáu đường”, “độmình độngười” của Phật giáo, đềxướng con người vì đểthoát khỏi biển khổ, ra khỏi luân hồi, thành tựu niết bàn mà hiếu thuận cha mẹthân sinh, cha mẹ bảy đời

cho đến tất cảchúng sinh. Từphương diện ân sâu nặng của cha mẹthì, nhấn mạnh sựbáo đáp ân tình cha mẹ, đặc biệt là chú trọng nói vềân mẹkhó báo đáp. Sựbáo ân đó chính là cung kính, phụng dưỡng cha mẹ, khiến cho cha mẹ có sự tu tập và thay đổi trên phương

diện tinh thần, làm cho họđược an ổn, là sự bộc lộ tựnhiên của tình thân đậm tính nhân văn. Phật giáo vì mở rộng hiếu đạo nên đưa ra tín ngưỡng có sức răn đe thiện ác báo ứng, sinh tửluân hồi, yêu cầu con người “không làm các điều ác”, “làm các điều thiện”. Căn cứ theo lý luận nhân quả báo ứng, vận mệnh, tiền đồ của con người hoàn toàn chịu sự chi phối và thống trị của luật nhân quả, nhân thiện thì được quảlành, nhân ác chịu quả xấu. Nếu người làm điều thiện, thực hành hiếu thuận thì sau khi chết trởthành linh hồn thiện,

sinh về cõi Thiên, thế giới Tây phương Cực Lạc; nếu không như vậy thì sẽ thành ác quỷ ,

làm trâu làm ngựa, rơi xuống mười tám tầng địa ngục chịu khổ nạn. Nho gia nói Trung hiếu tiết nghĩa, Phật giáo nói nhân quảluân hồi, Đạo giáo nói “thần hựu quỷ trừng” (-43--43- Thần

phù hộ, quỷ trừng phạt), tích lũy quan niệm luân lý thuộc nội tâm và tín ngưỡng quỷ thần thuộc ngoại tại, tạo nên sức kiềm chế rất lớn đối với dân chúng thế tục. Trong việc kết hợp trên quan điểm hiếu đạo thì tam giáo - Nho, Thích, Đạo - củng cố mạnh mẽ công năng xã hội của hiếu đạo.

Thực hành hiếu là đểbáo đáp ân, là khái niệm cơ bản của tư tưởng hiếu đạo Phật

giáo. Khái niệm báo ân và hiếu của Phật giáo có quan hệ mật thiết với nhau, không luận là

kinh Phật thuyết hiếu tử, hay kinh Phật thuyết phụ mẫu ân nan báo đều chú trọng nhấn mạnh ân dưỡng dục của cha mẹ. Những kinh điển Phật giáo trình bày rõ ràng sự gian khổ

của cha mẹ khi nuôi dưỡng con cái, chỉ ra nếu con cái có thể làm cho cha mẹđược nghe

pháp đắc giới, tu tập tam muội, thành tựu trí huệvô thượng, sau cùng được giải thoát, thì

mới có thểbáo đáp được ân dưỡng dục của cha mẹ, là sự hiếu thuận chân chánh.

3. Lý hạnh cùng tu

Tư tưởng hiếu đạo truyền thống Trung Quốc bao gồm: “sự hiếu” tức là phụng dưỡng cha mẹ hiện đời, “hưởng hiếu” tức là thờ cúng tổtiên, “truy hiếu” tức là tưởng nhớ cúng

tế cha mẹđã qua đời.

Nho gia truyền thống cho rằng, khi cha mẹcòn ởđời, là người con phải hết lòng tôn kính và phụng dưỡng, không được quên việc lập thân nuôi dưỡng ý chí. Khi cha mẹ bị bệnh,

người con phải tận tâm hầu hạchăm sóc. Khi cha mẹqua đời, người con phải đưa tang, kế

thừa ý hướng của cha mẹ, phải tưởng nhớ đến cha mẹ và tổ tiên. Vì đểngười ta có thể

thực hiện hiếu đạo cho đến lúc cha mẹ già thì, con cái phụng dưỡng, con cái hầu hạ; cho

đến khi cha mẹ mất, con cái chôn cất, nên kinh điển Nho gia quy định hàng loạt những chuẩn tắc của hành động và quy phạm của hiếu đạo.

Nhưng, tư tưởng hiểu đạo của Phật giáo Trung Quốc cho rằng, cần phải dùng “sự cung kính” và “đức” đểbáo đáp ân cha mẹ, cần phải dùng “đạo” đểbáo đáp ân cha mẹ, chỉcó tu tập trên cảhai phương diện lý và hạnh, mới có thểđạt đến đại hiếu chân chánh.

Về sựđau thương mất mát cha mẹ, Nho gia chủ trương phục tang ba năm; Phật giáo Ấn

Độ chủtrương khi người thân chết không mặc hiếu phục, khóc than đau buồn; nhưng, Khế Tung điều hòa, cho rằng khi cha mẹ của Tăng nhân qua đời, không nên mặc phục tang

thông thường, áo cà sa của Tăng nhân tức là tang phục của người xuất gia. Sư cho rằng, ba

năm nhất định phải tâm tang, ởnơi yên tĩnh tu tập giáo pháp, giữ giới luật đểgiúp thêm phước đức cho cha mẹ. Cái gọi là tâm tang, vốn là sau khi các vị thầy thời xưa chết, hàng đệ tửkhông phải mặc tang phục, chỉ cần tưởng niệm trong lòng. Khế Tung cho rằng, cha

mẹ của Tăng nhân qua đời, cần phải dùng tâm để phục tang, ởnơi yên tĩnh tu tập, đểgiúp đỡ cha mẹ tu tạo phước nơi cõi âm.

4. Dốc lòng hiếu thuận và tu tạo phước đức.

Tư tưởng hiếu đạo của Nho gia truyền thống Trung Quốc có liên quan với quan điểm

Trung quân. Hiếu thân biểu hiện “trung hiếu” là tuân theo chếđộđẳng cấp tông pháp, tồn tại trình tựđẳng cấp nghiêm ngặt. Người không cùng thân phận đắng cấp, thì có hình thức

và nội dung về hiếu khác nhau. Hiếu của bậc thiên tử, hiếu của chư hầu, hiếu của quan lại cao cấp, hiếu của kẻsĩ và hiếu của người dân thường, đều có quy định khác nhau.

Trung hiếu thông với nhau, trên phương diện quan niệm thì khiến cho uy quyền của

vua và cha liên kết thành một thể, cả hai loại uy quyền này cùng hỗ trợ nhau, làm cho nó

biến thành thiêng liêng và chí thượng. Các nhà tư tưởng truyền thống Trung Quốc chú

trọng “từ hiếu”, là bởi vì họ cho rằng sựquán triệt của chuẩn mực “từ hiếu”, không những

có thể làm ổn định trật tựxã hội, mà có thể bồi dưỡng tình yêu nước, tâm báo quốc của

con người. Mạnh Tử cho rằng, mọi người đều thương yêu cha mẹ mình, tôn kính trưởng bối của mình thì thiên hạ sẽthái bình; tôn kính người lớn tuổi của mình, cho đến tôn kính người lớn tuổi của người; thương yêu bảo vệ trẻ nhỏ của mình, cho đến thương yêu và

bảo hộ trẻ nhỏ của người, được như vậy thì giống như cảthiên hạ vận hành trong lòng bàn

tay, rất dễ trị. Ý này nói: Từ việc tôn trọng phụng dưỡng người già trong gia đình mở rộng

đến tôn trọng phụng dưỡng người già trong xã hội, dùng tình cảm đối với cha mẹđể hiếu

kính người già của người khác.

Và, tư tưởng hiếu đạo của Phật giáo Trung Quốc cho rằng, dốc lòng hiếu thuận, tu giới là để cầu phước, phụng dưỡng cha mẹ, nếu tu phước thì không bằng thực hành hiếu, thực hành hiếu không bằng giữ giới, Tăng nhân xuất gia phải tiết chế ăn mặc để phụng

dưỡng cha mẹ. Phật giáo còn đem hiếu hạnh của con người kết hợp với hoạt động Phật sự, dốc sức tạo ra bầu không khí thực hành hiếu đạo trong dân gian. Kinh Vu lan bồn nói: “Là đệ từ Phật tu tập hiếu thuận thì trong từng niệm phải thường nghĩ nhớ cúng dường cha mẹvà cha mẹ trong bảy đời. Mỗi năm vào rằm tháng bảy, thường phải dùng tâm hiếu từnghĩ nhớđến cha mẹthân sinh và cha mẹ trong bảy đời, mở hội Vu lan bồn, cúng Phật

cùng Tăng, đểbáo đáp ân cha mẹnuôi lớn tâm thương yêu”.

Phật giáo Trung Quốc căn cứ theo quan điểm này mà cửhành lễ hội Vu lan bồn để

cứu độ song thân và cha mẹ trong bảy đời. Câu chuyện Mục Liên cứu Mẹ được tô điểm

thành văn học, hội họa, hí kịch. .., phát huy tác dụng quan trọng trong việc gìn giữCương thường danh giáo và chếđộtông pháp của Nho gia.

5. Thực hành hiếu là cấm sát sinh.

Nguyên tắc luân lý của tư tưởng hiếu đạo truyền thống Trung Quốc đều là căn cứ

chất của lòng nhân chính là phụng sự cha mẹ, thực chất của nghĩa chính là thuận theo sư trưởng, thực chất của trí là hiếu rõ và tin giữđạo lý của hai điều này, thực chất của lễchính là điều tiết, sửa chữa hai điều này. Và, tư tưởng hiếu đạo truyền thống của Phật giáo Trung

Quốc vượt khỏi móc xích huyết thống thế tục, tuyên dương chúng sinh bình đẳng, tất cả chúng sinh đều có khả năng là cha mẹđời trước hoặc là cha mẹ bảy đời của bạn. Bởi vì,

Một phần của tài liệu tu-tuong-hieu-dao-trong-phat-giao (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)