II. Đại biểu của hiếu đạo
4. Hiếu đạo của Bồ tát Địa Tạng
Bồ tát Địa Tạng, lúc đầu học Phật, thân là con của một vịtrưởng giả, vì thấy đức Sư
Tử Phấn Tấn Cụ Túc Vạn Hạnh Như Lai, tướng tốt trang nghiêm, mà phát tâm: “Con nay
trong suốt đời vịlai, không thểtính kể kiếp số, vì những chúng sinh chịu tội khổtrong sáu đường này mà mở bày nhiều phương tiện, làm cho chúng đều được giải thoát” để cầu chứng thân Phật. Nhưng khi ngài thực hành Bồ tát đạo, trong thời tượng pháp của đức
Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai, thân ngài là một Bà la môn nữ, vì mẹ tin theo tà
thuyết, không kính Tam bảo, nên chết đọa vào đường ác, vì muốn cứu mẹ: “Liền bán nhà
cứa, mua hương hoa và các đồcúng, trịnh trọng cúng dường nơi chùa tháp Phật.” Nhờvào
sức từ bi của đức Phật gia hộmà Bà la môn nữ biết được người mẹđã mất bịđọa vào địa ngục vô gián chịu khổđau, liền “vì mẹmà cúng dường tu phước, bốthí chùa tháp thờđức Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như Lai”, không chỉngười mẹđã mất được giải thoát nỗi khổ địa ngục mà tất cảchúng sinh chịu tội khổtrong địa ngục vô gián, đồng thời đều được siêu sinh. Ngay lúc đó, Bà la môn nữ đứng trước tượng của Giác Hoa Định Tự Tại Vương Như
Lai, phát lời nguyện lớn: “Con nguyện suốt kiếp trong vị lai, nếu có chúng sinh chịu tội khổ thì con sẽbày nhiều phương tiện, làm cho chúng sinh đều được giải thoát. ” (xem kinh Địa Tạng, phẩm Thần thông trên cung trời Đao Lợi).
Lại nữa, vô lượng a tăng kỳ kiếp vềtrước, vào thời tượng pháp của đức Thanh Tịnh
Liên Hoa Mục Như Lai, có người phát tâm tu hành tên là Quang Mục, tính tình hiếu thảo,
vì cứu người mẹđã qua đời bịđọa vào đường ác và quảbáo mạng sống ngắn ngủi, mà phát
ra lời nguyện rộng lớn trước tượng đức Phật rằng: “Trong trăm nghìn vạn ức kiếp về sau, con nguyện cứu độ tất cả chúng sinh chịu tội khổtrong ba đường ác và trong tất cả địa ngục trong tất cả thế giới, khiến cho tất cả chúng sinh lìa địa ngục, ngạ quỷ , súc sinh... những chủng sinh bị tội báo như vậy đều thành Phật hết, rồi sau đó con mới thành Chánh giác.” (xem kinh Địa Tạng, phẩm nghiệp cảm chúng sinh trong cõi Diêm Phù).
Sởdĩ Bồ tát Địa Tạng phát ra lời nguyện rộng lớn như thế, nguyên nhân chủ yếu là
dựa vào Hiếu đạo. Có thể nói: Hiếu đạo là nguyên nhân chủ yếu khuyến khích Bồtát Địa Tạng phát ra lời nguyện lớn; hiếu đạo là động lực thúc đẩy Bồtát Địa Tạng báo đáp ân cha
mẹ trong nhiều kiếp. Hiếu đạo cũng là bản nguyện của Bồtát Địa Tạng, ởlâu trong sinh tử, nhiều kiếp độchúng sinh, không thành Phật đạo, từ vô lượng kiếp này ngài đều lấy hiếu
đạo để tựtu và giáo hóa chúng sinh.
Như Bồ tát Địa Tạng nói với Trưởng giả Đại Biện rằng: “Chúng sinh trong cõi Diêm
Phù, nếu có thểvì cha mẹ, cho đến hàng quyến thuộc, sau khi mạng chung, thiết trai cúng dường, chí tâm thành khẩn, người làm được như thếthì kẻ còn, người mất đều được lợi ích.” Đây chính là trực tiếp khuyên người thực hành hiếu đạo. Bồtát Địa Tạng nói với Ma
Da Phu Nhân: “Nếu có chúng sinh, bất hiếu cha mẹ, cho đến sát hại cha mẹ, kẻđó phải đọa vào địa ngục vô gián, nghìn vạn ức kiếp, không có kỳ hạn ra khỏi...” Đây chính là gián tiếp
khuyên người thực hành hiếu đạo.
Mục đích chính là đểhóa độ chúng sinh, làm cho chúng sinh hiểu được nhân quả, hiếu kính cha mẹ, dừng điều ác làm việc thiện, lìa khổ đau được an vui. Điều đáng tiếc là chúng sinh nghiệp chướng sâu nặng, tạo nhiều nghiệp ác, “nếu được điều lợi ích thì phần lớn liền bỏtâm ban đầu; còn nếu gặp duyên xấu thì niệm niệm tăng lên.” Tội nghiệp không cùng tận, khổ não không cùng tận, nhờvào Bồ tát Địa Tạng có bi nguyện không cùng tận, thực hành hiếu đạo không cùng tận; ngài vĩnh viễn ở trong sinh tửnơi sáu đường: “Trên
thì báo đền bốn ân nặng”, - mãi mãi trông coi cõi giới u minh, “Dưới thì cứu khổba đường”,
cho đến khi độ hết chúng sinh, ngài mới chứng bồđề, địa ngục chưa trống không, thề sẽ không thành Phật. Có thể thấy hiếu đạo vô tận của Bồtát Địa Tạng.