VI THỊ LAN ANH
2. Tổng quan nghiên cứu
Thúy Quỳnh và Nguyên Khôi (2019) với bài báo “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học”, đăng trên Báo Nhân dân ngày 24/09/2019. Bài viết đã nêu lên tầm quan trọng của xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học và cho rằng trong những năm qua, văn hóa ứng xử trong nhà trường được ngành giáo dục quan tâm và chú trọng. Tuy nhiên, tình trạng vi phạm đạo đức nhà giáo, ứng xử thiếu văn hóa của một bộ phận học sinh, sinh viên (HSSV) vẫn xảy ra ở một số địa phương, gây bức xúc trong dư luận. Vì vậy, ngành giáo dục cần có những giải pháp cụ thể để văn hóa ứng xử đi vào nền nếp và phát huy hiệu quả trong nhà trường.
Hoàng Quốc Đạt (2018), “Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh”, Luận án tiến sĩ tại Học viện Khoa học Xã hội- Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội. Luận án đã tổng kết và chỉ ra những ưu điểm hạn chế trong Quản lý xây dựng văn hóa nhà trường trung học cơ sở thành phố Hồ Chí Minh, đồng thời đề xuất các giải pháp cho vấn đề này.
Hoàng Thị Ánh Tuyết (2017), Luận văn thạc sỹ Quản lý Giáo dục với đề tài “Quản lý văn hóa nhà trường ở Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay”. Luận văn đã nghiên cứu và đến xuất các giải pháp xây dựng văn hóa và thực hiện văn hóa nhà trường tại Trường THPT Đoan Hùng, tỉnh Phú Thọ. Luận văn cũng đề xuất các kiến nghị với Phòng Giáo dục và Đào tạo, Công đoàn ngành Giáo dục tỉnh Phú Thọ các điều kiện để quản lý tốt văn hóa ứng xử nhà trường.
Vũ Hoàng Khiêm (2013) với đề tài “Hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luxoft Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ tại trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh. Đã xác định cơ sở lý luận và thực tiễn của văn hóa doanh nghiệp, nêu
4
thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty TNHH Luxoft Việt Nam, đánh giá thành công và những hạn chế, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện văn hóa doanh nghiệp tại Công ty.
Luận văn thạc sĩ “Quản lý văn hóa ứng xử học đường ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội”. Đã xây dựng cơ sở lý luận về việc quản lý văn hóa ứng xử học đường, làm rõ thực trạng quản lý văn hóa ứng xử học đường ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội. Từ đó luận văn đề xuất và khảo nghiệm một số biện pháp quản lý văn hóa ứng xử học đường ở trường Tiểu học Lê Quý Đôn, quận Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Cho đến nay, tác giả nhận thấy chưa có đề tài nào nghiên cứu sâu về tổ chức thực hiện Đề án Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học.